- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
- Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) - một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mát đau thương: mất mẹ khi mới năm tuổi, ông ngoại qua đời khi mười tuổi.
- Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi ghi nhớ lời cha để trả nợ nước, thù nhà.
- Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, ông tìm đến nghĩa quân Lam Sơn, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nghĩa quân.
- Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược.
- Nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.
- Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
a. Thể loại
- Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Cáo phần nhiều được viết bằng văn biên ngẫu (không hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai về đối nhau)
- Cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc đáng.
- Bài đại cáo trên được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu 10 chữ ngắt nhịp 4/6).
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.
- “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo sau khi đánh thắng quân Minh, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428).
- Bài cáo được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước ta lúc bấy giờ.
c. Bố cục: 4 phần
Phần 1 |
|
|
Phần 2 |
|
|
Phần 3 |
|
|
Phần 4 |
|
|
- Chiếu dời đô - Lí Thái Tổ
- Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh…
Câu hỏi gợi dẫn |
Gợi ý trả lời |
Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì? |
|
Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta? |
|
Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân... lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa. |
|
Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b? |
|
So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt? |
|
- Hoàn cảnh ra đời: “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo sau khi đánh thắng quân Minh, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428).
- Mục đích: Là bản tuyên ngôn độc lập với mục đích tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Dấu hiệu: Thể cáo - một thể văn nghị luận cổ; Luận điểm rõ ràng, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Ý kiến: Đồng tình.
- Nguyên nhân: Phần mở đầu của bài cáo ngoài việc nêu lập trường nhân nghĩa chân chính của dân tộc Đại Việt còn đề cập đến những vấn đề lớn:
⇒ Do đó, phần này có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập và giữ vai trò làm cơ sở lí luận cho các phần sau.
- Tư tưởng “nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu, xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần:
⇒ Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã khẳng định được sự chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Lời mở đầu có mối liên hệ với các phần 2, 3a, 3b và 4: Sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi chứng minh hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với tư tưởng trên (Tội ác của kẻ thù). Từ đó, tác giả khẳng định việc dấy cờ khởi nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, dẫn đến chiến thắng của nghĩa quân sau này.
⇒ Nối kết theo quan hệ nhân quả.
(1) Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc Đại Việt.
(2) Tố cáo tội ác của quân Minh.
(3) Kể lại khái quát diễn biến cuộc khởi nghĩa.
(4) Lời tuyên bố độc lập.
⇒ Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả là hoàn toàn lô-gíc, hợp lí và thuyết phục, đi theo trình tự từ nguyên nhân đến hậu quả. Trình tự sắp xếp này tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho bài cáo.
- Ở phần 1. Tác giả đã khẳng định nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
- Ở phần 2. Tác giả đã tố cáo tội ác của quân giặc trên nhiều mặt:
⇒ Mỗi lí lẽ đưa ra đều có bằng chứng đi kèm để chứng minh cho tính chân thật không ai có thể phủ nhận, từ đó tạo sức thuyết phục cho lời nghị luận của tác giả và thể hiện rõ được mục đích viết bài cáo là công bố rộng rãi cùng toàn dân về cuộc chiến đấu chính nghĩa chống lại giặc Minh xâm lược bảo vệ chủ quyền đã thắng lợi vẻ vang.
Sự kết hợp giữa yếu tố sự tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b):
⇒ Sự kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên giọng điệu đanh thép, hùng tráng của bài văn.
- Liệt kê: minh chứng cụ thể và tạo cảm giác về mức độ nhiều, liên tục. (liệt kê các triều đại độc lập của ta ngang hàng với các triều đại của đối phương; các chiến thắng của ta chống quân Nam Hán, Tống, Nguyên Mông; tội ác của giặc,...)
- Ẩn dụ: gợi liên tưởng, gợi lên những ý nghĩa sâu xa, làm bài văn thêm hàm súc, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao. (Nổi gió to quét sách lá khô; Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.)
- Thậm xưng: kích thích cảm xúc đến cao độ. (... trúc Nam Sơn không ghi hết tội; ... nước Đông Hải không rửa sạch mùi,...)
- Sự thay đổi:
- Nguyên nhân Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn”: