Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa 11 - Đề 1

Mô tả thêm: Khoahoc.vn gửi tới bạn đọc đề kiểm tra đánh giá năng lực Hóa 11 đầu năm, giúp bạn học luyện tập lại kiến thức, giúp đánh giá năng lực học môn Hóa học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIIA?

    Phát biểu "Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine." không đúng vì: Khả năng phản ứng với nước giảm từ fluorine đến iodine.

  • Câu 2: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đtc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là:

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

    Đặt nCO2 = x mol. Khi đó nH2O = x mol; nHCl = 2x mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mmuối carbonate + mHCl = mmuối chlorine + mCO2 + mH2O

    \Rightarrow 20,6 + 2x.36,5 = 22,8 + 44x + 18x

    \Rightarrow x = 0,2

    \Rightarrow VCO2 = 0,2.24,79 = 4,958 lít

  • Câu 3: Nhận biết

    Acid nào được dùng để khắc lên thủy tinh?

    Acid HF được dùng để khắc lên thủy tinh.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Một mol chất nào sau đây tác dụng hết với dung dịch HCl đặc cho lượng khí Cl2 lớn nhất?

    Phương trình phản ứng:

    MnO2 + 4HCl → Cl2 + MnCl2 + 2H2O

      1            →         1

    2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2 + 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O

        1       →                 2,5

    K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

        1              →           3

    CaOCl2 + 2HCl → Cl2 + CaCl2 + H2O

         1         →            1

    Vậy 1 mol K2Cr2O7 cho lượng khí Cl2 lớn nhất.

  • Câu 5: Vận dụng

    Cho phản ứng sau: KMnO4 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + O2 + H2O. Hệ số (nguyên, tối giản) của chất oxi hóa, chất khử là

     Số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi:

    \mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4+{\mathrm H}_2{\overset{-1}{\mathrm O}}_2+{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{SO}}_4+{\overset0{\mathrm O}}_2+{\mathrm K}_2{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    \Rightarrow KMnO4 là chất oxi hóa, H2O2 là chất khử.

    Các quá trình nhường nhận electron:

    \Rightarrow Hệ số của KMnO4 là 2, hệ số của H2O2 là 5.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho phản ứng: 2NO + O2 → 2NO2, xảy ra trong bình kín. Biết nhiệt độ của hệ không đổi. Tốc độ của phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần khi áp suất của NO tăng 3 lần?

    {\mathrm V}_1\;=\;\mathrm k.\mathrm C_{\mathrm{NO}}^2.{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2}

    Khi áp suất của NO tăng 3 lần \Rightarrow Nồng độ của NO tăng lên 3 lần, nồng độ của O2 không đổi nên:

    v2 = k.(3.CNO)2.CO2 = 9.\;\mathrm k.\mathrm C_{\mathrm{NO}}^2.{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2}\;=\;9{\mathrm v}_1

    Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 9 lần.

  • Câu 7: Vận dụng

    Hệ số cân bằng của H2 trong phản ứng: Fe2O3 + H2 ⟶ Fe + H2O là

    Bước 1: {\overset{+3}{\mathrm{Fe}}}_2{\mathrm O}_3\;+\;{\overset0{\mathrm H}}_2\;ightarrow\;\overset0{\mathrm{Fe}}\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\mathrm O

    Bước 2:

    \overset0{{\mathrm H}_2}\;ightarrow\;2\overset{+1}{\mathrm H}\;+\;2\mathrm e

    \overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\;\overset0{\mathrm{Fe}}

    Bước 3: 

    Bước 4: Fe2O3 + 3H2⟶ 2Fe + 3H2O

  • Câu 8: Vận dụng

    Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là 1,37.103 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng lượng được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là

    {\mathrm n}_{\mathrm{ethanol}}\;=\frac{151}{460}\;\mathrm{mol}\;

    1 mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là 1,37.103 kJ

    \frac{151}{460} mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là:

    \frac{151}{460}.1,37.103 ≈ 0,45.103 kJ ≈ 4,5.102 kJ 

  • Câu 9: Vận dụng

    Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

    Hợp chất được liên kết hydrogen liên phân tử là NH3.

    Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

  • Câu 10: Nhận biết

    Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:

    2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)             \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 571,68 kJ

    Phản ứng trên là phản ứng

     Ta có:  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 571,68 kJ < 0 \Rightarrow Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt, có sự giải phóng nhiệt ra ngoài môi trường.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho phương trình phản ứng: Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(r) có ∆H = -210 kJ, và các phát biểu sau:

    (1) Zn bị oxi hóa.

    (2) Phản ứng trên tỏa nhiệt.

    (3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 gam Cu là +12,6 kJ.

    (4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.

    Kết luận nào sau đây đúng?

    (1) Đúng vì Zn nhường electron \Rightarrow Zn là chất khử hay là chất bị oxi hóa.

    (2) Đúng vì phản ứng có ∆H = -210 kJ < 0 \Rightarrow Phản ứng tỏa nhiệt

    (3) Sai vì: Biến thiên enthalpy tao thành 3,84 g Cu là:

              \frac{- 210.3,84}{64} = -12,6 kJ

    (4) Đúng.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là hỗn hợp gồm ammonium perchlorate (NH4ClO4) và bột nhôm. Khi được đốt đến trên 200oC, ammonium perchlorate nổ theo phản ứng sau:

    NH4ClO4 \xrightarrow{200^\circ\mathrm C} N2↑ + Cl2↑ + O2↑ + H2O↑

    Phát biểu nào sau đây đúng về phản ứng trên?

     Ta có:

    \overset{-3}{\mathrm N}{\mathrm H}_4\overset{+7}{\mathrm{Cl}}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm N}}_2\;+\;{\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;{\overset0{\mathrm O}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Trong phân tử NH4ClO4 có nguyên tử N và O tham gia nhường electron, nguyên tử Cl tham gian nhận electron \Rightarrow NH4ClO4 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Phát biểu nào sau đây đúng?

    Cấu hình electron của X (Z = 6): 1s22s22p2 .

    → X thuộc nhóm IVA.

    Cấu hình electron của A (Z = 7): 1s22s22p3.

    → A thuộc nhóm VA.

    Cấu hình electron của M (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2 .

    → M thuộc nhóm IIA.

    Cấu hình electron của Q (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1.

    → Q thuộc nhóm IA. 

  • Câu 14: Thông hiểu

    Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?

    Zn(s) + 2HCl(l) → ZnCl2(g) + H2(g)                          \triangle\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -152,6 kJ/mol

    Zn(s) + 2HCl(l) → ZnCl2(g) + H2(g)               \triangle\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -152,6 kJ/mol

    Do \triangle\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0 nên là phản ứng tỏa nhiệt

  • Câu 15: Nhận biết

    Tương tác van der Waals là một loại liên kết rất yếu, hình thành 

    Tương tác van der Waals là một loại liên kết rất yếu, hình thành do do tương tác hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Dãy nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính acid giảm dần?

    Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid.

  • Câu 17: Nhận biết

    Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp?

    Phản ứng giữa đơn chất fluorine (F2) với hydrogen (H2) diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp. 

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 là nguyên liệu được sử dụng để sản xuất sulfuric acid. Xét phản ứng đốt cháy: FeS2 + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Fe2O3 + SO2. Thể tích không khí (biết oxygen chiểm 21% về thể tích ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 4,2 tấn FeS2 trong quặng pyrite là bao nhiêu?

    4FeS2 + 11O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe2O3 + 8SO2

    Theo bài ra ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{FeS}}_2}=\frac{4,2.10^6}{120}=3,5.10^4\;(\mathrm{mol})

                4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 

    mol:   3,5.104 →   96250

    ⇒ VO2 = 96250.24,75 = 2382187,5 (lít) 

    \Rightarrow{\mathrm V}_{\mathrm{kk}}=\;2382187,5.\frac{100}{21}=11343750\;(\mathrm{lít})

  • Câu 19: Vận dụng cao

    Rót 100 ml dung dịch HCl 0,5M ở 25oC vào 100 ml dung dịch NaHCO3 0,5M ở 26oC. Biết nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K và nhiệt tạo thành của các chất được cho trong bảng sau:

    ChấtHCl(aq)NaHCO3(aq)NaCl(aq)H2O(l)CO2(g)
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0-168-932-407-286-392

    Sau phản ứng, dung dịch thu được có nhiệt độ là

    Phương trình phản ứng xảy ra:

    HCl(aq) + NaHCO3(aq) → NaCl(aq) + H2O(l) + CO2(g)

    Biến thiên enthalpy của phản ứng là:

    ΔrH = ΔfH(NaCl) + ΔfH(H2O) + ΔfH(CO2) − ΔfH(HCl) − ΔfH(NaHCO3)

           = −407 − 286 − 392 + 168 + 932

          = 15kJ

    \Rightarrow Phản ứng thu nhiệt

    Ta có: nHCl = nNaHCO3 = 0,1.0,5 = 0,05 mol

    \Rightarrow Nhiệt lượng thu vào khi cho 0,05 mol HCl tác dụng với 0,05 mol NaHCO3 là:

    Q = 0,05.15 = 0,75 kJ

     Mà:

    \mathrm Q\;=\;\mathrm m.\mathrm C.\triangle\mathrm t\Rightarrow\triangle\mathrm t=\frac{0,75.10^3}{200.4,2}\approx0,89^\circ\mathrm C

    Do phản ứng thu nhiệt nên nhiệt độ giảm đi là 0,89oC

    \Rightarrow Nhiệt độ cuối cùng là 26 – 0,89 = 25,1oC

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Vai trò của Br2 trong phản ứng trên là gì?

    SO_2\;+\;{\overset0{Br}}_2\;+\;2H_2O\;ightarrow\;H_2SO_4\;+\;2H\overset{-1}{Br}

    Số oxi hóa của Br giảm từ 0 xuống - 1 sau phản ứng.

    Vậy Br2 đóng vai trò là chất oxi hóa.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phương trình: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Tổng hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên là

    Fe+2SO4 + KMn+7O4 + H2SO4 → Fe+32(SO4)3 + Mn+2SO4 + K2SO4 + H2O

    FeSO4 đóng vai trò là chất khử

    KMnO4 là chất oxi hóa

    Quá trình oxi hóa: 5x

    Quá trình khử:      2x

    2Fe+2 → 2Fe+3 + 2e

    Mn+7 + 5e → Mn+2

    Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

    10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

    Chất oxi hóa là KMnO4 có hệ số là 2

    Chất khử là FeSO4 có hệ số là 10

    Tổng hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên là 10 + 2 = 12

  • Câu 22: Nhận biết

    Cho phản ứng sau:

    SO2(g) + 1/2O2(g) ⇌ SO3(l)

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính theo nhiệt tạo thành là

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo nhiệt tạo thành là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO3(l)) – [\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO2(g)) + \frac12\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(O2(g))].

  • Câu 23: Nhận biết

    Trong tự nhiên và cuộc sống, có nhiều phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ khác nhau phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng. Nhận định nào sau đây sai?

    Khi cho que đóm còn tàn đỏ vào bình oxygen thì que đóm bùng cháy, để ở ngoài thì k hiện tượng là do nồng độ oxygen trong bình khí oxygen cao hơn 

    Khi làm bánh mì, nếu cho nhiều men vào bột thì quá trình lên men diễn ra nhanh hơn

    Khi làm sữa chua, nếu cho nhiều sữa chua thì quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.

    Nhận định sai là: Đám cháy xăng, dầu sẽ được dập tắt nhanh nếu chúng ta phun nước vào

  • Câu 24: Nhận biết

    Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Acid HF hòa tan được thủy tinh.

    (2) Tính khử các các ion halide tăng dần theo chiều F- < Cl- < Br- < I-.

    (3) AgF tan trong nước còn AgCl không tan.

    (4) Tính acid của HF mạnh hơn HCl.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

     Các phát biểu đúng là: (1); (2)

    (3) Sai vì AgF là muối tan, AgCl là chất kết tủa không tan

    (4) Sai vì tính acid tăng dần từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid.

    \Rightarrow Tính acid của HF yếu hơn HCl.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào chứng tỏ chlorine vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử?

    Chlorine vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử khi trong phân tử vừa có nguyên tử Cl nhường elctron và vừa có nguyên tử nhận electron.

    Phản ứng thõa mãn: 

    {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O\;\leftrightharpoons \mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;+\;\mathrm H\overset{+1}{\mathrm{Cl}}\mathrm O

  • Câu 27: Nhận biết

    Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2

    Gọi số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là x:

    ⇒ x + (–2).2 = 0 ⇒ x = +4.

  • Câu 28: Vận dụng

    Khi nhiệt độ tăng thêm 50oC thì tốc độ phản ứng hóa học tăng lên 1024 lần. Giá trị hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng trên là

    Gọi nhiệt độ của phản ứng trước và sau khi tăng là t1, t2.

     Tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần nên:

    \frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=1024

    \mathrm{mà}\;{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}={\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}.\mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}\;\Rightarrow\mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}=\frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm{vt}}_1}=1024\;(1)

    Khi nhiệt độ tăng thêm 50oC thì t2 – t1 = 50oC

    Thay vào (1) ta có:

    \mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}=1024

    \Rightarrow\mathrm k^5=4^5\Rightarrow\mathrm k\;=4

    Vậy giá trị hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng là 4

  • Câu 29: Nhận biết

    Tính chất hóa học của các nguyên tố được quyết định bởi yếu tố nào?

    Cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tố.

  • Câu 30: Vận dụng

    Cho 25 gam KMnO4 (có a% tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí chlorine. Để khí chlorine sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 83 gam KI tạo I2, giá trị của a là

    Cl2 + 2KI ightarrow 2KCl + I2

    nCl2 = 1/2.nKI = 0,25 mol

    2KMnO4 + 16HCl ightarrow 2KCl + 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O

       0,1                 \leftarrow                0,25  

    \Rightarrow mKMnO4 = 15,8 g

    \hspace{0.278em}\mathrm a=\hspace{0.278em}100\%-\frac{15,8}{25}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}36,8\%

  • Câu 31: Nhận biết

    Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao bất thường?

    Hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi cao bất thường so với các chất còn lại trong dãy, do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau:

    H-FH-F → (HF)n

  • Câu 32: Nhận biết

    Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành

     Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất.

  • Câu 33: Vận dụng cao

    Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên) ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

    X, Y ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA

    ⇒ X, Y là nguyên tố halogen.

    TH1: Cả 2 muối hhalide đều tạo kết tủa

    Gọi halogen trung bình là R ⇒ muối là NaR (MX < MR < MY)

    NaR + AgNO3 → AgR↓ + NaNO3

    \frac{6,03}{23 + R}           \frac{6,03}{23 + R}

    \Rightarrow\frac{6,03}{23+\mathrm R}\;=\frac{8,61}{108+\mathrm R}  

    ⇒ MR = 175,66

    ⇒ Halogen là I và At (At không có trong tự nhiên ⇒loại

    TH2: Chỉ có 1 muối halide tạo kết tủa ⇒ 2 muối là NaF và NaCl

    NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

    \Rightarrow{{\mathrm n}_{\mathrm{AgCl}}}_{}\;=\;\frac{8,61}{143,5}=\;0,06\;\mathrm{mol}

    ⇒ nNaCl = 0,06 mol  ⇒ mNaCl = 3,51 gam

    ⇒ mNaF = 6,03 – 3,51 = 2,52 gam

    \Rightarrow\;\%{\mathrm m}_{\mathrm{NaF}}\;=\frac{2,52}{6,03}\;.100\%\;=\;41,8\%

  • Câu 34: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.

    (b) Hydrofluoric acid là acid yếu.

    (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

    (d) Trong hợp chất, các nguyên tử halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: –1, +1, +3, +5, +7.

    (e) Tính khử của các ion halide tăng dần theo thứ tự F, Cl, Br, I.

    Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    (a) Đúng.

    (b) Đúng.

    (c) Đúng.

    (d) Sai. F chỉ có số oxi hóa –1.

    (e) Đúng.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp: 4s; 4p; 4d; 4f. 

    Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d 

    Số orbital trong lớp thứ n bằng n2 (với n ≤ 4).

    ⇒ Lớp thứ 4 (lớp N) có 42 = 16 orbital 

    Lớp thứ 3 (lớp M) có 32 = 9 orbital 

  • Câu 36: Nhận biết

    Dùng không khí nén nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

    Không khí trước khi thổi vào lò luyện gang được nén lại để làm tăng áp suất, và được thổi qua bề mặt nóng của than cốc

    Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là nhiệt độ, áp suất.

  • Câu 37: Nhận biết

    Biết N thuộc nhóm VA. Số oxi hóa dương cao nhất của N trong các hợp chất sẽ là:

    Số oxi hóa cao nhất của nitrogen trong các hợp chất là: +5.

  • Câu 38: Nhận biết

    Quy tắc xác định số oxi hoá nào sau đây là không đúng?

    Trong hợp chất, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ là +2.

  • Câu 39: Vận dụng

    Cho phương trình phản ứng Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s)  {\text{∆}}_rH_{298}^0=\;-210\;kJ  Và các phát biểu sau:

    a) Zn bị oxi hóa. Đúng||Sai

    b) Phản ứng trên tỏa nhiệt. Đúng||Sai

    c) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84g Cu là +12,6 kJ. Sai||Đúng

    d) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên. Đúng||Sai

    Đáp án là:

    Cho phương trình phản ứng Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s)  {\text{∆}}_rH_{298}^0=\;-210\;kJ  Và các phát biểu sau:

    a) Zn bị oxi hóa. Đúng||Sai

    b) Phản ứng trên tỏa nhiệt. Đúng||Sai

    c) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84g Cu là +12,6 kJ. Sai||Đúng

    d) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên. Đúng||Sai

    Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s)

    +) Số oxi hóa của Zn tăng ⇒ Zn là chất khử (chất bị oxi hóa)

    +) \triangle_rH_{298}^0=\hspace{0.278em}-210\hspace{0.278em}kJ\;<0⇒ Phản ứng tỏa nhiệt 

    +) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol Cu ~ 64 gam Cu là {\text{∆}}_rH_{298}^0=\;-210\;kJ

    ⇒ Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là:

    \frac{- 210.3,84}{64} = -
12,6kJ 

    +) Phản ứng tỏa nhiệt ⇒ Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.

    Vậy

    a) Đúng

    b) Đúng

    c) Sai

    d) Đúng

  • Câu 40: Nhận biết

    Tên gọi của hợp chất HBrO4 là:

    Perbromus acid: HBrO4

    Bromus acid:  HBrO2 

    Bromic acid: HBrO3  

    Hypobromus acid: HBrO 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa 11 - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 23 lượt xem
Sắp xếp theo