Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 4

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 4 Phản ứng Oxi hóa - khử gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, giúp bạn học được luyện tập với nhiều dạng bài tập câu hỏi khác nhau.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Sục khí SO2 từ từ đến dư vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành: MnSO4, H2SO4 và K2SO4). Nguyên nhân là do

    Phương trình phản ứng xảy ra:

    \;5\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;2\mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4\;+\;2{\mathrm H}_2\mathrm O\;ightarrow\;2\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\mathrm K}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4\;+\;2{\mathrm H}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4

    Nguyên tử S trong phân tử SO2 nhường electron, nguyên tử Mn trong phân tử KMnO4 nhận electron \Rightarrow SO2 đã khử KMnO4 thành Mn2+.

  • Câu 2: Nhận biết

    Số oxi hóa của chlorine ở hợp chất nào sau đây có số oxi hóa +5?

     Trong các hợp chất: NaOCl, NaClO2, NaClO3, NaClO4 thì Na có số oxi hóa là +1; O có số oxi hóa là -2. 

     Áp dụng quy tắc hóa trị có: 

    \;Na\overset{+1}{Cl}O,\;\;Na\overset{+3}{Cl}O_2,\;\;\overset{+5}{NaCl}O_3,\;\;\overset{+7}{NaCl}O_4

    Vậy số oxi hóa của chlorine ở hợp chất NaClO3 có số oxi hóa +5

  • Câu 3: Nhận biết

    Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng

    Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion.

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Cho 8,1 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 2,2311 lít khí X (không có sản phẩm khử khác). Khí X là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}}=\frac{8,1}{27}=0,3\;(\mathrm{mol})

    {\mathrm n}_{\mathrm X}=\frac{2,2311}{24,79}=0,09\;(\mathrm{mol})

    TH1: khí tạo ra chỉ có 1 N trong công thức

    Quá trình nhường nhận electron:

    Al → Al+3 + 3e

    N+5 + (5 - x) e→ N+x

    Theo định luật bảo toàn electron:

    \Rightarrow 0,3.3 = 0,09.x \Rightarrow x = 10 (loại vì x < 5)

    TH2: khí tạo ra có 2 N

    Quá trình nhường nhận electron:

    Al → Al+3 + 3e

    2N+5 + 2(5 - x)e → 2N+x

    \Rightarrow 0,3.3 = 0,09.2.(5-x) \Rightarrow x = 0

    Vậy N có số oxi hóa 0 trong khí X do đó X là khí N2.

  • Câu 5: Vận dụng

    Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất từ quặng pirite sắt có thành phần chính là FeS2, theo sơ đồ sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4

    Tính khối lượng H2SO4 98% điều chế được từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. 

    1 tấn quặng chứa 60% FeS2 (M = 120 g/mol−1).

    Số mol FeS2 trong 1 tấn quặng trên là:

    \frac{10^6}{120}.\frac{60}{100}=5000\;(\mathrm{mol})

    Sơ đồ phản ứng: FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

    Dựa trên sơ đồ có số mol H2SO4 là 2.5000 = 10000 mol.

    Khối lượng H2SO4 thu được là:

    mH2SO4 = 98.10000 = 980000 gam = 980 kg = 0,98 tấn.

    Khối lượng H2SO4 98% thu được là: 

    \frac{0,98}{98}.100\;=\;1\;(\mathrm{tấn})

    Do hiệu suất cả quá trình là 80% nên khối lượng H2SO4 98% thực tế thu được là: 

    1.\frac{80}{100}=0,8\;\mathrm{tấn}

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho 5,4 gam Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

    Ta có quá trình trao đổi electron

    Al0 → Al+3 + 3e

    0,2 → 0,6

    S+6 + 2e → S+4

    2x ← x

    Theo định luật bảo toàn electron ta có: 2x = 0,6

    ⇒ x = 0,3 mol

    ⇒ V = 6,72 lít

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4.

    Khẳng định đúng

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;+\;\overset{+2}{\mathrm{Cu}}{\mathrm{SO}}_4\;ightarrow\overset0{\mathrm{Cu}}\;+\;\overset{+2}{\mathrm{Fe}}{\mathrm{SO}}_4

    Cu2+ (CuSO4) có số oxi hóa giảm sau phản ứng ⇒ Cu2+ đã nhận electron ⇒ Chất oxi hóa là Cu2+

    Fe có số oxi hóa tăng sau phản ứng ⇒ Fe đã nhường electron ⇒ Chất khử là Fe.

  • Câu 8: Nhận biết

    Calcium chloride hypochlorite (CaCl2) thường được dùng là chất khử trùng bể bơi do có tính oxi hóa mạnh tương tự như nước Javel. Tìm hiểu thêm về công thức cấu tạo của CaOCl2, từ đó biết được số oxi hóa của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là:

    CaOCl2 là muối hỗn tạp, được tạo nên bởi 1 cation kim loại và 2 anion gốc acid.

    Công thức cấu tạo của CaOCl2 là: 

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho phương trình hoá học: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

    Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố trong phản ứng:

    \overset0{\mathrm{Cu}}+\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Cu}}{({\mathrm{NO}}_3)}_2+\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O+{\mathrm H}_2\mathrm O

    Chất khử Chất oxi hóa

    Quá trình oxi hóa: \overset0{\mathrm{Cu}}ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e

    Quá trình khử: \overset{+5}{\mathrm N}+3\mathrm eightarrow\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O

    Cân bằng đúng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    ⇒ Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là: 3 + 8 + 3 + 2 + 4 = 20.

  • Câu 10: Nhận biết
    Dựa vào số oxi hóa của nguyên tử Cl hay S, chất nào dưới đây chỉ có tính oxi hoá?
     

    Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7. 

    Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

    Số oxi hóa của chlorine trong HCl là -1, đây là mức oxi hóa thấp nhất ⇒ HCl có tính khử.

    Số oxi hóa của chlorine trong HClO4 là +7, đây là mức oxi hóa cao nhất ⇒ HClO4 có tính oxi hóa.

    Các số oxi hóa có thể có của Sulfur là: - 2; 0; +4; +6

    Số oxi hóa của Sulfur trong SO2 là +4 đóng vai trò là chất oxi hóa và chất khử vì có mức oxi hóa trung gian.

  • Câu 11: Nhận biết

    Chất khử là chất

    Chất khử là chất nhường electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa.

    Chất oxi hóa là chất nhận electron, có số oxi hóa giảm, bị khử.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử nitric acid (HNO3) đóng vai trò chất oxi hóa là:

    Dựa vào phương trình hóa học ta thấy, cứ 8 phân tử HNO3 thì có 6 phân tử đóng vai trò là môi trường tạo muối; 2 phân tử đóng vai trò là chất oxi hóa. 

  • Câu 13: Nhận biết

    Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

    Trong phản ứng trên xảy ra

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Fe}\;}\;+\;2\mathrm e

    \Rightarrow Xảy ra sự oxi hóa Fe

    \overset{2+}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\overset0{\mathrm{Cu}}

    \Rightarrow Xảy ra sự khử Cu2+

  • Câu 14: Nhận biết

    Cho quá trình: Mn+7 +5e → Mn+2 đây là quá trình?

    Mn+7 +5e → Mn+2 đây là quá trình quá trình nhận e

    → Đây là quá trình khử.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

    Ta có quá trình:

     {\mathrm H}_2\overset{-2}{\mathrm S}\;ightarrow\overset0{\mathrm S}\;+\;2\mathrm e

    Trong phản ứng oxi hóa khử, chất nhường electron là chất khử.

    \Rightarrow H2S là chất khử.

  • Câu 16: Nhận biết

    Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử trong hợp chất nào sau đây?

    Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử trong hợp chất H2S vì hợp chất H2S có số oxi hóa thấp nhất của S là -2.

    Trong các phản ứng oxi hóa khử, số oxi hóa -2 chỉ có thể tăng, không thể giảm.

  • Câu 17: Nhận biết

    Số oxi hóa của bromine trong KBr là:

    Số oxi hóa của K là + 1, gọi số oxi hóa của Br là x, ta có:

    (+1) + x = 0 ⇒ x = -1.

  • Câu 18: Nhận biết

    Trong phản ứng oxi hóa - khử

    a) Chất bị oxi hóa cho electron và chất bị khử nhận electron.

    b) Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy ra đồng thời.

    c) Chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.

    d) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.

    Đáp án là:

    Trong phản ứng oxi hóa - khử

    a) Chất bị oxi hóa cho electron và chất bị khử nhận electron. Đúng

    b) Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy ra đồng thời.Đúng

    c) Chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. Sai

    d) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa. Sai

    a) Đúng

    b) Đúng

    Trong phản ứng oxi hóa – khử quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.

    c) Sai vì

    chất chứa nguyên tố có số oxi hóa cực đại có thể là chất oxi hóa hoặc chất khử:

    HNO3 chứa N+5 (N có số oxi hóa cực đại) là chất oxi hóa trong phản ứng:

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

    HCl chứa H+1 (số oxi hóa cực đại) là chất khử trong phản ứng:

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    d) Sai vì

    Quá trường nhường electron là quá trình oxi háo, quá trình nhận electron là quá trình khử.

  • Câu 19: Nhận biết

    Hãy cho biết những cặp khái niệm nào tương đương nhau? 

    Quá trình oxi hóa hay sự oxi hóa là sự nhường electron, là sự tăng số oxi hóa.

  • Câu 20: Nhận biết

    Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

    Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho điện tích của nguyên tử trong phân tử.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 23 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️