Đề kiểm tra 15 phút Chương 6 Một số yếu tố thống kê và xác suất

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 Một số yếu tố thống kê và xác suất gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Cánh Diều.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Điểm kiểm tra môn Văn của bạn Lan là: 7; 9; 8; 9. Tính số trung bình cộng \overline{x} của mẫu số liệu trên.

    Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là: \overline{x} = \frac{7 + 9 + 8 + 9}{4} =
8,25.

  • Câu 2: Vận dụng

    Một bảng vuông gồm 100 \times 100 ô vuông đơn vị. Chọn ngẫu nhiên một ô hình chữ nhật. Xác suất để ô được chọn là hình vuông là bao nhiêu? (trong kết quả lấy 4 chữ số ở phần thập phân).

    Để có một ô hình chữ nhật ta cần chọn 2 đường dọc trong tổng số 101 đường dọc, và hai đường ngang trong tổng số 101 đường ngang. Vậy có tất cả: C_{101}^{2} \times C_{101}^{2} =
25502500 ô hình chữ nhật.

    Ta gọi phần mặt phẳng nằm giữa hai đường dọc hoặc hai đường ngang là một dải.

    Một hình vuông bất kì chính là giao của hai dải có cùng độ rộng (một dải dọc, một dải ngang)

    Số dải có độ rộng k(k \in Z,1 \leq k \leq
100) là: 101 - k

    Vậy có tất cả: \sum_{k = 1}^{100}{(101 -
k)^{2}} = 100^{2} + 99^{2} + ... + 1^{2} = \frac{100(100 + 1)(2.100 +
1)}{6} = 338350 hình vuông.

    Xác suất cần tìm là: \frac{338350}{25502500} = 0,013267... \approx
0,0133

  • Câu 3: Nhận biết

    Trong 9 ngày liên tiếp, số sản phẩm mà tổ sản xuất hoàn thành mỗi ngày được ghi lại như sau: 27;26;21;28;25;30;26;23;26. Giá trị khoảng biến thiên của mẫu số liệu là:

    Quan sát mẫu số liệu ta thấy:

    Giá trị lớn nhất là 30

    Giá trị nhỏ nhất là 21

    Suy ra khoảng biến thiên của mẫu số liệu là: 30 – 21 = 9.

  • Câu 4: Thông hiểu

    13 học sinh của một trường THPT đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong đó khối 128 học sinh nam và 3 học sinh nữ, khối 112 học sinh nam. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh bất kỳ để trao thưởng, xác suất để 3 học sinh được có cả nam và nữ đồng thời có cả khối 11 và khối 12 là bao nhiêu?

    Không gian mẫu là số cách chọn ngẫu nhiên 3 học sinh từ 13 học sinh.

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{13}^{3} = 286.

    Gọi A là biến cố ''3 học sinh được ó cả nam và nữ đồng thời có cả khối 11 và khối 12''. Ta có các trường hợp thuận lợi cho biến cố A là:

    TH1: Chọn 1 học sinh khối 11; 1 học sinh nam khối 12 và 1 học sinh nữ khối 12 nên có C_{2}^{1}C_{8}^{1}C_{3}^{1} = 48 cách.

    TH2: Chọn 1 học sinh khối 11; 2 học sinh nữ khối 12 có C_{2}^{1}C_{3}^{2} = 6 cách.

    TH3: Chọn 2 học sinh khối 11; 1 học sinh nữ khối 12 có C_{2}^{2}C_{3}^{1} = 3 cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = 48 + 6 + 3 =
57.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{57}{286}.

  • Câu 5: Nhận biết

    Biến cố chắc chắn kí hiệu là gì?

    Biến cố chắc chắn kí hiệu là Ω

  • Câu 6: Nhận biết

    Một chiếc hộp đựng 5 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 5. Rút ngẫu nhiên đồng thời 2 thẻ trong hộp. Xét biến cố A: “Số ghi trên hai thẻ đều là số lẻ”. Tính số phần tử của biến cố A?

    Số phần tử của biến cố A là: C_{3}^{2} =
3

  • Câu 7: Vận dụng

    Tìm tứ phân vị trên của bảng số liệu sau:

    Cỡ mẫu số liệu trên là: n = 10 + 8 + 4 +
2 + 1 = 25.

    Giá trị chính giữa của mẫu là giá trị ở vị trí thứ 13, đó là số 27. Suy ra M_{e} = Q_{2} = 27.

    Ta đi tìm trung vị của mẫu số liệu gồm 12 giá trị bên phải M_{e}. Hai giá trị chính giữa là giá trị ở vị trí thứ 19 và 20. Đó là số 28 và số 28.

    Suy ra Q_{3} = \frac{28 + 28}{2} =
28. Vậy tứ phân vị trên là 28.

  • Câu 8: Nhận biết

    Câu lạc bộ Liverpool đạt được điểm số tại giải Ngoại hạng Anh từ mùa giải 2010-2011 đến mùa 2018-2019 như sau: 75 82 87 50 93 70 72 66 67.

    Khoảng biến thiên điểm số là:

    Khoảng biến thiên là R = 93 - 50 =
43.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Tính chiều cao trung bình của học sinh biết chiều cao của từng học sinh được ghi lại như sau:

    Chiều cao (cm)

    150

    155

    160

    165

    170

    175

    Số học sinh

    4

    6

    7

    6

    5

    3

    Chiều cao trung bình của các học sinh là:

    \overline{x} = \frac{150.4 + 155.6 +
160.7 + 165.6 + 170.5 + 175.3}{4 + 6 + 7 + 6 + 5 + 3}

    \Rightarrow \overline{x} \approx
161,8(cm)

  • Câu 10: Thông hiểu

    Kết quả khi đo chiều dài của một cây thước là \overline{a} = 45 \pm 0,2(cm). Khi đó sai số tuyệt đối của phép đo được ước lượng là:

    Ta có độ dài gần đúng của cây thước là a= 45 với độ chính xác d =0,2cm

    Nên sai số tuyệt đối là \Delta_{a} \leq d= 0,2.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho bảng thống kê điểm thi của 100 học sinh (thang điểm 20) trong kì thi khảo sát chất lượng đầu năm như sau:

    Điểm

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    Số học sinh

    1

    1

    3

    5

    8

    13

    19

    24

    14

    10

    2

    Giá trị của phương sai gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Ta có: N = 100

    Điểm số trung bình của 100 học sinh là:

    \overline{x} = \frac{1}{10}(9.1 + 10.1 +
11.3 + 12.5 + 13.8 + 14.13

    + 15.19 + 16.24 + 17.14 + 18.10 + 19.2)
= 15,23

    Giá trị phương sai của mẫu số liệu là:

    s^{2} = \frac{1}{10}\lbrack(9 -
15,23)^{2}.1 + (10 - 15,23)^{2}.1 + (11 - 15,23)^{2}.3

    + (12 - 15,23)^{2}.5 + (13 -
15,23)^{2}.8 + (14 - 15,23)^{2}.13

    + (15 - 15,23)^{2}.19 + (16 -
15,23)^{2}.24 + (17 - 15,23)^{2}.14

    + (18 - 15,23)^{2}.10 + (19 -
15,23)^{2}.2) = 3,96

    Vậy phương sai cần tìm là 3,96

  • Câu 12: Thông hiểu

    Đội tuyển của một lớp có 8 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Trong buổi dự lễ trao thưởng, các học sinh được xếp thành 1 hàng ngang. Xác suất để xếp cho 2 học sinh nữ không đứng cạnh nhau là:

    12 vị trí là hoán vị của 12 học sinh đó.

    Do đó số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 12!.

    Gọi A là biến cố “Xếp 2 bạn nữ không đứng cạnh nhau”.

    Chia việc xếp thành 2 công đoạn:

    Công đoạn 1: Xếp 8 bạn nam vào 8 chỗ có 8! cách.

    Công đoạn 2: Khi đó 8 bạn nam tạo ra 9 khe trống, xếp 4 bạn nữ vào 9 khe trống đó có A_9^4 cách.

    Theo quy tắc nhân, xếp 12 bạn mà 2 bạn nữ không đứng cạnh nhau có: 8!. cách.

    => n\left( A ight) = 8!.A_9^4

     Xác suất biến cố A là: P\left( A ight) = \frac{{n\left( A ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{{8!.A_9^4}}{{12!}} = \frac{{14}}{{55}}

  • Câu 13: Thông hiểu

    Từ một hộp có 6 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ và 4 viên bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 7 viên bi. Tính xác suất để lấy được ít nhất một viên bi vàng?

    Số phần tử không gian mẫu: n(\Omega) =
C_{15}^{7} = 6435

    Số phần tử biến cố lấy ngẫu nhiên 7 viên bi không có viên bi màu vàng là: C_{11}^{7} = 330

    Vậy xác suất để lấy được ít nhất một viên bi vàng là: P = \frac{6435 - 330}{6435} =
\frac{37}{39}

  • Câu 14: Thông hiểu

    Ba nhóm học sinh gồm 5 người, 10 người và 15 người. Khối lượng trung bình của mỗi nhóm lần lượt là 48 kg, 45kg và 40 kg. Khối lượng trung bình của 3 nhóm học sinh là:

    Khối lượng trung bình của 3 nhóm học sinh là:

    \overline x  = \frac{{48.5 + 45.10 + 40.15}}{{5 + 10 + 15}} = 43

  • Câu 15: Thông hiểu

    Một tổ học sinh gồm 7 học sinh nam và 3 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 học sinh. Tính xác suất sao cho 2 người có cả nam và nữ?

    Số phần tử không gian mẫu là:

    n(\Omega) = C_{10}^{2} = 45

    Gọi A là biến cố 2 người được chọn có đủ nam và nữ

    Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 7.3 =
21

    Vậy xác suất của biến cố A cần tìm là: P(B) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{21}{45} =
\frac{7}{15}

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho mẫu số liệu: 8;4;7;6;5;10;9. Xác định phương sai của mẫu số liệu đã cho?

    Ta có: N = 7

    Số trung bình của mẫu số liệu là:

    \overline{x} = \frac{8 + 4 + 7 + 6 + 5 +
10 + 9}{7} = 7

    Phương sai của mẫu số liệu là:

    s^{2} = \frac{1}{7}\lbrack(8 - 7)^{2} +
(4 - 7)^{2} + (7 - 7)^{2}

    + (6 - 7)^{2} + (5 - 7)^{2} + (10 -
7)^{2} + (9 - 7)^{2}brack = 4

    Vậy phương sai của mẫu số liệu bằng 4.

  • Câu 17: Nhận biết

    Viết số quy tròn của \pi đến hàng phần nghìn?

    Ta có số quy tròn của \pi đến hàng phần nghìn là 3,142.

  • Câu 18: Nhận biết

    Tìm số gần đúng của a = 2851275 với độ chính xác d = 300.

    Vì độ chính xác đến hàng trăm nên ta quy tròn a đến hàng nghìn, vậy số quy tròn của a là 2851000.

  • Câu 19: Vận dụng

    Bảng sau đây cho ta biết số cuốn sách mà học sinh của một lớp ở trường Trung học phổ thông đã đọc:

    Số sách

    1

    2

    3

    4

    5

    6

     

    Số học sinh đọc

    10

    m

    8

    6

    n

    3

    n = 40

    Tìm m và n, biết phương sai của mẫu số liệu trên xấp xỉ 2,52.

     Số trung bình là: 

    \overline x  = \frac{{10.1 + 2.m + 8.3 + 4.6 + 5.n + 6.3}}{{40}} = \frac{{76 + 2m + 5n}}{{40}}

    Phương sai là:

    \begin{matrix}  {S^2} = \dfrac{1}{{40}}\left( {{{10.1}^2} + m{{.2}^2} + {{8.3}^2} + {{6.4}^2} + n{{.5}^2} + {{3.6}^2}} ight) - {\left( {\dfrac{{76 + 2m + 5n}}{{40}}} ight)^2} \hfill \\   \Rightarrow {S^2} = \dfrac{1}{{40}}\left( {286 + 4m + 25n} ight) - {\left( {\dfrac{{76 + 2m + 5n}}{{40}}} ight)^2} \hfill \\ \end{matrix}

    Theo bài ra ta có:

    Kiểm tra được: m = 8 và n = 5 thỏa mãn.

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho A là một biến cố trong phép thử T. Xác suất của biến cố đối \overline{A} liên hệ với xác suất của biến cố A được xác định theo công thức nào sau đây?

    Xác suất của biến cố đối \overline{A} liên hệ với xác suất của biến cố A theo công thức:

    P\left( \overline{A} ight) = 1 -
P(A)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Chương 6 Một số yếu tố thống kê và xác suất Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo