Đề kiểm tra 15 phút Chương 9 Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho đa giác đều có 14 đỉnh. Chọn ngẫu nhiên 3 đỉnh trong số 14 đỉnh của đa giác. Xác suất để 3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác vuông là bao nhiêu?

    Số phần tử không gian mẫu là |\Omega| =
C_{14}^{3}.

    Giả sử tam giác cần lập là ABC vuông tại A.

    Chọn đỉnh A của tam giác có 14 cách.

    Để tam giác vuông tại A thì cung BC có số đo là \pi, hay BC là đường kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác, do đó có 6 cách chọn BC.

    Gọi E là biến cố "3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác vuông"

    Số phần tử của E14.6 = 84.

    Xác suất cần tìm là P(E) =
\frac{84}{C_{14}^{3}} = \frac{3}{13}.

  • Câu 2: Nhận biết

    Gieo một con xúc xắc cân đối một lần. Biến cố nào là biến cố chắc chắn?

    Do xúc xắc có 6 mặt có số chấm từ 1 đến 6 nên biến cố chắc chắn là “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm không vượt quá 6”.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Một hộp chứa 9 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 9. Lấy ngẫu nhiên 3 chiếc thẻ từ hộp. Tính xác suất để tổng các số ghi trên 3 chiếc thẻ được lấy ra là một số lẻ.

    Số phần tử của không gian mẫu: n(\Omega)
= C_{9}^{3} = 84.

    Gọi A là biến cố "tổng các số ghi trên 3 chiếc thẻ được lấy ra là một số lẻ".

    Ta có:

    n(A) = C_{5}^{3} + C_{4}^{2}.C_{5}^{1} =
40.

    Xác suất để tổng các số ghi trên 3 chiếc thẻ được lấy ra là một số lẻ là:

    p(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{40}{84} = \frac{10}{21}.

  • Câu 4: Nhận biết

    Trong một tổ có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 bạn trong tổ tham gia đội tình nguyện của trường. Xác suất để 3 bạn được chọn đều là nam là:

    Xét phép thử: Chọn ngẫu nhiên 3 trong 10 bạn trong tổ, ta có n(\Omega) = C_{10}^{3}.

    Gọi A là biến cố: “ 3 bạn được chọn toàn nam”, ta có n(A) = C_{6}^{3}.

    Xác suất của biến cố A\ :\ P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{C_{6}^{3}}{C_{10}^{3}} =
\frac{1}{6}.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8. Số phần tử của biến cố A là:

    Các cặp số thỏa mãn tổng số ba thẻ được chọn không vượt quá 8 là: {1; 2; 3}, {1; 2; 4}, {1; 2; 5}, {1; 3; 4}.

    Vậy số phần tử của A là 4 phần tử.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất liên tiếp hai lần. Tính xác suất để lần gieo đầu con xúc xắc xuất hiện mặt lẻ chấm.

    Không gian mẫu \Omega = \left\{ (i;j)|i;j
= 1,2,3,4,5,6 ight\}

    Số phần tử của không gian mẫu n(\Omega) =
36

    Gọi A là biến cố: “Lần gieo đầu con xúc xắc xuất hiện mặt lẻ chấm”.

    \Rightarrow n(A) = 3.6 = 18

    Xác suất để lần gieo đầu con xúc xắc xuất hiện mặt lẻ chấm là: P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{1}{2}.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt của hai con xúc xắc bằng 7?

    Ta có:

    Số phần tử không gian mẫu là: n(\Omega) =
6.6 = 36

    Gọi A là biến cố “tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt của hai con xúc xắc bằng “.

    \Rightarrow A = \left\{
(1;6),(6;1),(2;5),(5;2),(4;3),(3;4) ight\}

    \Rightarrow n(A) = 6

    Vậy P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{6}{20} = \frac{3}{10}.

  • Câu 9: Nhận biết

    Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất 6 mặt và quan sát số chấm xuấ hiện trên con xúc xắc. Xác suất của biến cố: “Số chấm xuất hiện trên mặt xúc xắc là 5” bằng:

    Số phần tử không gian mẫu là: n(\Omega) =
6

    Gọi A là biến cố: “Số chấm xuất hiện trên mặt xúc xắc là 5”

    \Rightarrow n(A) = 1

    Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{1}{6}

  • Câu 10: Nhận biết

    Gieo đồng tiền hai lần. Biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần có bao nhiêu phần tử?

    Liệt kê ta có: A = \left\{ NS.SN
ight\}. (2 phần tử)

  • Câu 11: Nhận biết

    Cho một phép thử T có không gian mẫu \Omega. Giả thiết rằng các kết quả có thể của T là đồng khả năng. Khi đó nếu E là một biến cố liên quan đến phép thử T thì xác suất của E (kí hiệu là P(E)) được cho bởi công thức nào sau đây? Biết rằng kí hiệu số phần tử của không gian mẫu và tập E lần lượt làn(\Omega),n(E).

    Nếu E là một biến cố có liên quan đến phép thử T thì xác suất của biến cố E được xác định bởi công thức P(E) =
\frac{n(E)}{n(\Omega)}.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Một hộp có 3 viên bi đỏ, 4 viên bi vàng và 5 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi. Tính xác suất để lấy được 2 viên màu vàng.

    Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi từ 12 viên bi, suy ra n(\Omega)=C_{12}^2=66.

    Gọi A là biến cố "lấy được 2 viên bi vàng", suy ra n(A)=C_4^2=6.

    Vậy xác suất: P(A)=\frac6{66}=\frac1{11}.

     

  • Câu 13: Nhận biết

    Cho phép thử với không gian mẫu Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Đâu không phải là cặp biến cố đối nhau.

     Cặp E = {1; 4; 6} và F = {2; 3} không phải là biến cố đối.

  • Câu 14: Vận dụng

    Gieo một con xúc xắc 2 lần liên tiếp. Gọi số chấm xuất hiện của hai lần gieo lần lượt là bc. Tính xác suất để phương trình bậc hai x^{2} - bx + c = 0 có nghiệm?

    Gieo con xúc xắc hai lần nên ta có: n(\Omega) = 36

    Để phương trình bậc hai có nghiệm thì \Delta \geq 0 \Leftrightarrow b^{2} - 4ac \geq 0
\Leftrightarrow b^{2} \geq 4ac

    c \geq 1 \Rightarrow b^{2} \geq 4\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}b \geq 2 \\c \leq \dfrac{b^{2}}{4} \\\end{matrix} ight.

    Lập bảng chọn giá trị của b và c như sau:

    b

    2

    3

    4

    5

    6

    c

    1

    1; 2

    1; 2; 3; 4

    1; 2; 3; 4; 5; 6

    1; 2; 3; 4; 5; 6

    Gọi A là biến cố “phương trình x^{2} - bx
+ c = 0 có nghiệm” ta có:

    n(A) = 1 + 2 + 4 + 6 + 6 =
19

    Vậy P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{19}{36}

  • Câu 15: Thông hiểu

    Bạn Xuân là một trong nhóm 15 người. chọn 3 người để lập một ban đại diện. Xác suất đúng đến phần mười nghìn để Xuân là một trong 3 người được chọn là bao nhiêu?

    Số phần tử của không gian mẫu là |\Omega|
= C_{15}^{3} = 455.

    Gọi A là biến cố Xuân là một trong ba người được chọn.

    1 cách chọn Xuân trong nhóm 15 người.

    C_{14}^{2} cách chọn 2 người trong 14 người còn lại.

    Suy ra \left| \Omega_{A} ight| =
1.C_{14}^{2} = 91.

    Xác suất cần tìm là P(A) = \frac{91}{455}
= 0,2.

  • Câu 16: Nhận biết

    Trong chiếc túi du lịch của anh X gồm 3 hộp thịt, 2 hộp cam và 3 hộp cơm. Vì một vài lí do mà những chiếc hộp đều bị mất nhãn. Anh X chọn ngẫu nhiên 3 hộp. Tính xác suất để 3 hộp có đủ 3 loại thực phẩm?

    Chọn ngẫu nhiên 3 hộp từ 8 hộp ta có n(\Omega) = C_{8}^{3}

    Để chọn được một hộp thịt; một hộp quả và 1 hộp sữa ta có số cách chọn là:

    C_{3}^{1}.C_{2}^{1}.C_{3}^{1}

    Vậy xác suất cần tìm là: P =
\frac{C_{3}^{1}.C_{2}^{1}.C_{3}^{1}}{n(\Omega)} =
\frac{9}{28}.

  • Câu 17: Nhận biết

    Gieo 3 đồng tiền. Phép thử ngẫu nhiên này có không gian mẫu là:

    Liệt kê các phần tử: \left\{ NNN,\ SSS,\
NNS,\ SSN,\ NSN,\ SNS,\ NSS,SNN ight\}.

  • Câu 18: Vận dụng

    Cho một đa giác đều có 18 đỉnh nội tiếp trong một đường tròn tâm O. Gọi X là tập các tam giác có các đỉnh là đỉnh của đa giác trên. Xác suất để chọn được một tam giác từ tập X là tam giác cân nhưng không phải là tam giác đều bằng:

    Số các tam giác bất kỳ là n(\Omega) =
C_{18}^{3}.

    Số các tam giác đều là \frac{18}{3} =
6.

    Có 18 cách chọn một đỉnh của đa giác, mỗi đỉnh có 8 cách chọn 2 đỉnh còn lại để được một tam giác cân.

    Số các tam giác cân là: 18.8 = 144.

    Số các tam giác cân không đều là: 144 -
6.3 = 126 \Rightarrow n(A) = 126.

    Xác suất cần tìm là P(A) =
\frac{126}{C_{18}^{3}} = \frac{21}{136}.

  • Câu 19: Vận dụng

    Năm đoạn thẳng có độ dài 1cm; 3cm; 5cm; 7cm; 9cm. Lấy ngẫu nhiên ba đoạn thẳng trong năm đoạn thẳng trên. Xác suất để ba đoạn thẳng lấy ra có thể tạo thành 1 tam giác là:

    Phân tích: Cần nhớ lại kiến thức cơ bản về bất đẳng thức tam giác.

    Ba đoạn thẳng với chiều dài a,b,c có thể là 3 cạch của một tam giác khi và chỉ khi \left\{ \begin{matrix}
a + b > c \\
a + c > b \\
b + c > a \\
\end{matrix} ight.

    Số phần tử của không gian mẫu là: C_{5}^{3} = 10

    Gọi A là biến cố “lấy ba đoạn thẳng lấy ra lập thành một tam giác”

    Các khả năng chọn được ba đoạn thẳng lập thành một tam giác là (3;5;7);(3;5;9);(5;7;9)

    Số trường hợp thuận lợi của biến cố A là 3. Suy ra xác suất của biến cố AP(A) =
\frac{3}{10}.

  • Câu 20: Nhận biết

    Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 quả cầu từ hộp chứa 9 quả cầu đỏ và 6 quả cầu xanh. Tính xác suất để lấy được 3 quả cầu màu xanh?

    Ta có: n(\Omega) = C_{15}^{3} =
455

    Gọi A là biến cố “lấy được 3 quả cầu màu xanh”

    \Rightarrow n(A) = C_{6}^{3} =
20

    Vậy P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{20}{455} = \frac{4}{91}.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Chương 9 Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo