Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 2

Mô tả thêm: Kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 10.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho hỗn hợp A gồm 2 kim loại A, B thuộc hai chu kì liên tiếp ở phân nhóm IIA. Cho 2,64 gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,016 khí (đktc). Xác định A, B.

    Gọi kim loại trung bình là R

    Phương trình hóa học

    R + H2SO4 → RSO4 + H2

    nH2 = 0,09 mol = nR

    => MR = 2,64 : 0,09 = 29,33

    Ta có: MMg = 24 < 29,33 < MCa = 40

    => 2 kim loại cần tìm là Mg và Ca

  • Câu 2: Thông hiểu

    Anion R2- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Nguyên tố R có tính chất nào sau đây?

    Nguyên tử R nhận thêm 2 electron để trở thành ion R2-

    ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử R là: 1s22s22p63s23p4

    R có 6 electron hóa trị ⇒ là phi kim.

  • Câu 3: Nhận biết

    Nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p5. Trong bảng tuần hoàn thì R ở

    Cấu hình electron của nguyên tử R: 1s22s22p5.

    + Số hiệu nguyên tử của R là 9 (Z = số p = số e = 9) → R nằm ở ô số 9.

    + Nguyên tử R có 2 lớp electron → R thuộc chu kì 2.

    + Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là 2s22p5 → R thuộc nhóm A.

    Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = 7 → R thuộc nhóm VIIA và là nguyên tố phi kim

    Vậy: Nguyên tố R ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim

  • Câu 4: Nhận biết

    Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là?

    Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là F với độ âm điện là 3,98.

  • Câu 5: Nhận biết

    Oxide nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

    - Oxide P2O5 tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có tính acid làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

    Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

    - Na2O, CaO tan toàn toàn trong nước, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu xanh.

    Phương trình hóa học:

    Na2O + H2O → 2NaOH

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    - MgO tan một phần trong nước, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu xanh nhạt.

  • Câu 6: Nhận biết

    Nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là:

    Nhóm VIIA gồm những phi kim điển hình.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Nguyên tử X có cấu hình [Ne]3s23p1. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

    Cấu hình electron đầy đủ của X: 1s22s22p63s23p1

    → Z = 13 = số thứ tự, chu kì 3 (có 3 lớp electron), nhóm IIIA, (có 3 lớp ngoài cùng, là nguyên tố p).

  • Câu 8: Nhận biết

    Nguyên tố R thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của R là

     Vì R thuộc nhóm IIA nên công thức oxide cao nhất của R là RO.

  • Câu 9: Nhận biết

    Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là

    Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là 4 vì số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.

  • Câu 10: Vận dụng cao

    Cho 2,88 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (oxide có hóa trị lớn nhất của M) có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO­4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,448 lít. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

    nSO2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol

    Phương trình hóa học tổng quát

    M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 + 2H2O

    0,02               ←              0,02

    MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

    Từ phương trình (1) và (2) ta có

    => nMO = nM = 0,02 mol

    => mhỗn hợp = 0,01.(M + 16) + 0,01.M = 1,44

    => M = 64

    => M là Cu (Z = 29)

    Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1

     => Cu thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB.

  • Câu 11: Vận dụng

    Ở mỗi ý a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. 

    (a) Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. Sai || Đúng

    (b) Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. Đúng || Sai

    (c) Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2. Đúng || Sai

    (d) Thứ tự tăng dần độ âm điện là X, Y, Z. Sai || Đúng

    Đáp án là:

    Ở mỗi ý a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. 

    (a) Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. Sai || Đúng

    (b) Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. Đúng || Sai

    (c) Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2. Đúng || Sai

    (d) Thứ tự tăng dần độ âm điện là X, Y, Z. Sai || Đúng

    Cấu hình electron:

    X (Z = 4): 1s22s2

    Y (Z = 12): 1s22s22p63s2

    Z (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

    Dễ thấy X; Y; Z có 2 electron lớp ngoài cùng nên cùng thuộc nhóm IIA.

    (a) sai vì nguyên tố nhóm IA mới là kim loại mạnh nhất trong chu kỳ.

    (b) đúng.

    (c) đúng.

    (d) sai. Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần.

    ⇒ Thứ tự tăng dần độ âm điện là Z, Y, X.

  • Câu 12: Nhận biết

    Cho dãy chất sau: NaOH, KOH , Mg(OH)2, Al(OH)3. Dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của chúng?

    Trong cùng một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính base giảm dần

    Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH (1)

    Trong cùng một nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính base tăng dần

    NaOH < KOH (2)

    Như vậy từ (1) và ) ta có tính base Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH.

  • Câu 13: Vận dụng

    X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn hóa học. Biết oxide của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả acid và kiềm. Nếu sắp xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:

    - X là phi kim vì oxide của X tan trong nước tạo acid.

    - Y phản ứng với nước làm xanh quỳ nên Y là base.

    - Z phản ứng với cả acid và kiềm nên Z là kim loại có oxide lưỡng tính. Ví dụ như Al, Zn,...

    Vì theo chiều tăng số hiệu nguyên tử thì tính acid tăng dần nên sắp xếp trật tự là Y, Z, X.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4, công thức hợp chất của R với hydrogen và công thức oxide cao nhất là:

    R có 6 e lớp ngoài cùng nên:

    Hóa trị cao nhất với oxygen là 6

    Hóa trị với hydorgen là: 8 - 6 = 2

    \Rightarrow Công thức các hợp chất: RH2 và RO3.

  • Câu 15: Nhận biết

    Số nguyên tố trong chu kì 7 là bao nhiêu?

    Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố, chu kì 2 và 3 gồm 8 nguyên tố, chu kì 4 và 5 gồm 18 nguyên tố, chu kì 6 và 7 gồm 32 nguyên tố.

    Vậy chu kì 7 có 32 nguyên tố.

  • Câu 16: Nhận biết

    Cho các nguyên tố sau: 3Li, 8O, 9F, 11Na. Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

    3Li, 8O, 9F cùng thuộc chu kì 2. Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử giảm dần.

    ⇒ Sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: 9F < 8O < 3Li.

    3Li và 11Na cùng thuộc nhóm IA. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử tăng dần.

    ⇒ Sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: 3Li < 11Na

    Ta có sự sắp xếp bán kính như sau: F < O < Li < Na.

  • Câu 17: Nhận biết

    Trong bảng tuần hoàn hóa học, khí hiếm nằm ở nhóm nào?

    Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

    Các kim loại kiềm và hydrogen nằm ở nhóm IA.

    Các kim loại kiềm thổ nằm ở nhóm IIA.

    Các nguyên tố halogen nằm ở nhóm VIIA.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Nguyên tử của nguyên tố M có bán kính rất lớn. Nhận định nào sau đâu về M là đúng?

    Giá trị của bán kính nguyên tử tỉ lệ nghịch với giá trị của độ âm điện.

    Giá trị bán kính nguyên tử tỉ lệ thuận với tính kim loại và tỉ lệ nghịch với tính phi kim.

    ⇒ Nguyên tử của nguyên tố M có bán kính rất lớn thì độ âm điện rất nhỏ và M là kim loại.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau:

    (A) 1s22s22p63s2.

    (B) 1s22s22p63s23p64s1.

    (C) 1s22s22p63s23p64s2.

    (D) 1s22s22p63s23p5.

    (E) 1s22s22p63s23p63d64s2.

    (F) 1s22s22p63s23p1.

    Các nguyên tố thuộc cùng chu kì nhỏ là:

    Các nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì \Rightarrow có số lớp electron bằng nhau.

    Từ cấu hình electron của các nguyên tố ta có: A, D, F thuộc chu kì 3 còn B, C, E thuộc chu kì 4.

    Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2 và 3

    \Rightarrow A, D, F thuộc chu kì nhỏ.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận định nào sau đây là đúng?

    Cấu hình electron của:

    X: 1s22s22p2

    A: 1s22s22p3

    M: 1s22s22p63s23p64s2

    Q: 1s22s22p63s23p64s1

    Vậy:

    X thuộc nhóm IVA do có 2 electron hóa trị.

    Y thuộc nhóm VA do có 5 electron hóa trị.

    Z thuộc nhóm IIA do có 2 electron hóa trị.

    Q thuộc nhóm IA do có 1 electron hóa trị.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 22 lượt xem
Sắp xếp theo