So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH với CH3Cl. Giải thích.
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH với CH3Cl. Giải thích.
Nhiệt độ sôi CH3OH cao hơn CH3Cl.
Giải thích: giữa các phân tử CH3OH có liên kết hydrogen với nhau.
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH với CH3Cl. Giải thích.
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH với CH3Cl. Giải thích.
Nhiệt độ sôi CH3OH cao hơn CH3Cl.
Giải thích: giữa các phân tử CH3OH có liên kết hydrogen với nhau.
Phương trình nào sau đây không đúng khi biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng?
Phương trình ion không đúng: S → S2- + 2e.
→ Phương trình đúng: S + 2e → S2-.
Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết mà trong đó đôi electron dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào cả.
⇒ Liên kết cộng hóa trị không cực thường được hình hình thành giữa các nguyê tử của cùng một nguyên tố.
⇒ Dãy phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực là: Cl2, O2, N2, F2.
Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Na (Z = 11) theo quy tắc octet là?
Na (Z= 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6
Do đó, Na có xu hướng nhường 1 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.
Na → Na+ + 1e.
Bán kính của nguyên tử O như thế nào so với bán kính của anion O2- trong tinh thể ZnO:
Bán kính của O nhỏ hơn bán kính của O2- do khi nhận thêm electron thì lực đẩy giữa các electron tăng lên, làm giảm lực hút giữa hạt nhân với các electron dẫn đến electron ở xa hạt nhân hơn
Chọn phát biểu sai trong các câu sau.
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung (hai nguyên tử đó có thể giống hoặc khác nhau về tính chất hóa học)
- Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu (1 nguyên tử nhường electron tạo thành cation, 1 nguyên tử nhận electron tạo thành anion → hai nguyên tử đó có tính chất hóa học trái ngược nhau).
- Liên kết ion là được hình thành giữa một kim loại điển hình (IA) và một phi kim điển hình (VIIA).
Để đạt được cấu hình bền vững, nguyên tử aluminium (Z = 13) có xu hướng nhường 3 electron. Sơ đồ nào dưới đây biểu diễn đúng quá trình trên?
Sơ đồ biểu diễn đúng quá trình là Al → Al3+ + 3e.
Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen với chính nó?
Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:
CO2, F2, H2 không có liên kết hydrogen.
Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì
Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.
Nguyên tử nitrogen và nguyên tử aluminium có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình bền vững?
Nguyên tử nitrogen có Z = 7⇒ cấu hình của nguyên tử nitrogen là 1s22s22p3⇒ số electron lớp ngoài cùng là 5e. Nguyên tử nitrogen có xu hướng nhận thêm 3e để đạt 8 electron lớp ngoài cùng như của khí hiếm neon.
Nguyên tử aluminium có Z = 13 ⇒ cấu hình của nguyên tử aluminium là1s22s22p63s23p1⇒ số electron lớp ngoài cùng là 3e. Nguyên tử aluminium có xu hướng nhường 3e để đạt 8 electron lớp ngoài cùng như khí hiếm neon.
Cho các hợp chất sau: NH3, Al2O3, H2S, NaCl, H2O. Số hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là?
Hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là: Al2O3, NaCl.
Trong các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6?
Để tạo thành cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 thì:
- Kim loại chu kì 4 cho 1, 2, 3 electron để trở về cấu hình bền
- Phi kim chu kì 3 nhận thêm electron để tạo thành cấu hình bền
Các hợp chất tạo bởi kim loại chu kì 4 và phi kim chu kì 3 là: CaCl2, K2S, KCl
Chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực?
Phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là HCl.
Phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực là O2 và N2
Phân tử có liên kết ion là MgO.
Nguyên tử Y có 7 electron. Ion được tạo thành từ Y theo quy tắc octet có số electron, proton lần lượt là?
Nguyên tử Y có 7 electron = số proton = số electron = 7.
Nguyên tử Y có 7 electron → cấu hình electron: 1s22s22p3 → có 5 electron lớp ngoài cùng → xu hướng nhận 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất (Ne).
X + 3e → X3-
Do đó ion X3+ có 7 + 3 = 10 (electron); số proton không đổi là 7 proton.
Tính chất nào không phải của các hợp chất ion?
Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.
Các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn. Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion.
Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung
Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung bị lệch về một phía của nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Liên kết hydrogen là
Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
Liên kết hydrogen thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…).
Cho các khí hiếm sau. He, Ne, Ar, Kr, Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là
Tương tác Van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.
He có khối lượng nhỏ nhất → Nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Xe có khối lượng lớn nhất → Nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là?
Cl2: Liên kết (Cl-Cl) là liên kết cộng hóa trị không cực
HCl: Liên kết (H-Cl) là liên kết cộng hóa trị phân cực
NaCl: Liên kết (Na-Cl) là liên kết ion
Ta có sự tăng dần liên kết trong phân tử là: Cl2, HCl, NaCl.
Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là?
Mg (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 → Có 2 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6
Do đó, Mg có xu hướng nhường 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.
Mg → Mg2+ + 2e.