Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 7: Nguyên tố nhóm Halogen

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 7: Nguyên tố nhóm Halogen giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 10.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho 13,44 lít khí chlorine (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

    nCl2 = 0,6 mol, nKCl = 0,5 mol.

    Phản ứng với KOH ở 100oC:

    3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O.

    Từ phương trình hóa học ⇒ Cl2 dư nên số mol KOH tính theo số mol KCl:

    ⇒ nKOH = 0,6 mol ⇒ CM(KOH)= 0,24 M

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 – 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản. Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước?

    200 lít nước ⇔ 200000 g nước; 250 mg = 0,25 g.

    Đặt x là số viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam).

    ⇒ mchất tan = 0,25x (gam)

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm:

     \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{chất}\;\tan}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dung}\;\mathrm{dịch}}}.100\%\Rightarrow0,001\%=\frac{0,25.\mathrm x}{200000+0,25\mathrm x}.100\%

    ⇔ x = 8

    Vậy cần dùng 8 viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước.

  • Câu 3: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép?

    Dung dịch nước của hydrogen chlorine là hydrochloric acid (HCl) được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép.

    Ví dụ: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

  • Câu 4: Thông hiểu

    Những hydrogen halide có thể thu được khi cho H2SO4 đặc lần lượt tác dụng với các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI là:

    Hydrogen halide có thể là HF và HCl.

    Không thể là HBr và HI vì khí HBr và HI sinh ra phản ứng được với H2SO4 đặc nóng.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm Halogen?

    Bromine không phản ứng với dung dịch sodium fluoride.

    Iodine hầu như không phản ứng với nước và không phản ứng với dung dịch sodium bromide.

    Cl2 tác dụng với dung dịch kiềm loãng dư: Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2

    Vậy chỉ có nội dung phản ứng của bromine hoặc chlorine với nước đều là phản ứng thuận nghịch.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Đơn chất X là khí vàng lục, xốc, phản ứng với kim loại Y màu trắng bạc nhẹ hơn H2O. Sản phẩm Z làm cho ngọn lửa đèn khí có màu tím. Chất rắn Z tác dụng với H2SO4 được khí T không màu, dễ tan trong nước. X, Y, T là:

    Đơn chất X là khí vàng lục, xốc  \Rightarrow X là Cl2.

    Z làm cho ngọn lửa đèn khí có màu tím \Rightarrow Z là muối của K (KCl)

    KCl tác dụng với H2SO4 được khí T \Rightarrow T là HCl.

  • Câu 7: Nhận biết

    Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi

    Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng do:

    • Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.
    • Khối lượng phân tử tăng.
  • Câu 8: Vận dụng

    Cho 24,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2 (có số mol bằng nhau) được 45,2 gam hỗn hợp Z gồm oxide và muối. Mặt khác, cho 12,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là

    Gọi số mol nO2 = nCl2 = a (mol)

    Áp dụng bảo toàn khối lượng

    24,6 + 32a + 71a= 45,2

    ⇒ a = 0,2 

    Gọi x, y lần lượt là số mol Cu, Al trong hỗn hợp.

    ⇒ 64x + 27y = 24,6 (1)

    Bảo toàn electron:

    2nCu + 3nAl = 4nO2 + 2nCl2

    ⇒ 2x + 3y= 0,2.4 + 0,2 . 2 = 1,2 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được:

    x = 0,3 (mol)

    y = 0,2 (mol)

    Trong 12,3 gam X số mol Al là:

    0,2 : 2 = 0,1 mol

    Áp dụng bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2 

    ⇒ nH2 = 0,15 mol

    ⇒ VH2 = 0,15.24,79 = 3,7185 lít.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các phản ứng:

    (1) SiO2 + dung dịch HF →

    (2) F2 + H2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ}

    (3) AgBr \xrightarrow{\mathrm{as}}

    (4) Br2 + NaI (dư) →

    Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là

    (1) SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

    (2) F2 + H2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 4HF + O2

    (3) AgBr \xrightarrow{\mathrm{as}} 2Ag + Br2

    (4) Br2 + NaI (dư) → NaBr + I2

     \Rightarrow Các phản ứng tạo ra đơn chất là: (1); (2); (4).

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho m gam hỗn hợp Zn, Fe tác dụng với vừa đủ với 73 g dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch thu được 13,15 g muối. Giá trị m là:

    Ta có:

     \mathrm C\%_{\mathrm{HCl}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%\Rightarrow10\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}}{73}.100

    \Rightarrow mHCl = 7,3 (g), nHCl = 0,2 (mol)

    mmuối = mKL + mgốc acid = m + 0,2.35,5 = 13,15

    ⇒ m = 6,05 (g)

  • Câu 11: Nhận biết

    Đơn chất halogen tồn tại thể lỏng điều kiện thường là

    F2, Cl2 ở thể khí.

    Br2 ở thể lỏng.

    I2 ở thể rắn.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Đều là các acid mạnh.

    (2) Độ mạnh của acid tăng từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid, phù hợp xu hướng giảm độ bền liên kết từ HF đến HI.

    (3) Hoà tan được các oxide của kim loại, phản ứng được với các hydroxide kim loại.

    (4) Hoà tan được tất cả các kim loại.

    (5) Tạo môi trường có pH lớn hơn 7.

    Những phát biểu nào là không đúng khi nói về các hydrohalic acid?

    Phát biểu (1) sai vì: HF là acid yếu.

    Phát biểu (4) sai vì: các hydrohalic acid không hoàn tan được các kim loại như Cu, Ag, Au, Pt …

    Phát biểu (5) sai vì: các hydrohalic acid tạo môi trường có pH < 7.

  • Câu 13: Nhận biết

    Hydrohalic acid có tính acid yếu nhất là

    Trong dãy hydrohalic acid, tính acid tăng dần từ HF đến HI.

    Vậy HF có tính acid yếu nhất.

  • Câu 14: Nhận biết

    Các dung dịch: NaF, NaI, NaCl, NaBr. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

     Dùng AgNO3 có thể nhận biết 3 dung dịch trên:

    AgNO3 + NaCl → AgCl\downarrow + NaNO3

                           kết tủa trắng

    AgNO3 + NaBr → AgBr\downarrow + NaNO3

                           kết tủa vàng nhạt

    AgNO3 + NaI → AgI\downarrow + NaNO3

                           kết tủa vàng

    AgNO3 + NaF → Không có hiện tượng.

  • Câu 15: Nhận biết

    Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch?

    Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với I2 xảy ra thuận nghịch

    Phương trình phản ứng minh họa

     H2 + I2 ⇌ 2HI 

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho các nhận định sau:

    (1). Fe hòa tan trong dung dịch Hydrochloric acid tạo muối FeCl3.

    (2). Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm.

    (3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi.

    (4). Dung dịch HF là acid yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.

    Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

    (1) sai vì Fe hòa tan trong dung dịch Hydrochloric acid tạo muối FeCl2

     Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    (3) sai vì có thể là oxi hóa khử ví dụ:

    Fe2O3 + 6HI → 3H2O + I2 + 2FeI2 

    Vậy có 2 nhận định đúng

  • Câu 17: Nhận biết

    Hydrogen halide có nhiều liên kết hydrogen nhất với nước là:

     HF có thể tạo ra liên kết hydrogen với nước.

  • Câu 18: Nhận biết

    Từ F2 đến I2

    Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ F2 đến I2 do:

    - Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

    - Khối lượng phân tử tăng.

  • Câu 19: Nhận biết

    Hít thở không khí có chứa khí nào sau đây vượt ngưỡng 30 \mathrm{μg}/\mathrm m^3 không khí (QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở?

    Hít thở không khí có chứa khí Cl 2 vượt ngưỡng 30 μg/m 3 không khí (QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở 

  • Câu 20: Nhận biết

    Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?

    Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến giáp trạng. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 7: Nguyên tố nhóm Halogen Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️