Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 2 Nitrogen – Sulfur

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 2 Nitrogen – Sulfur gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức chương 2 Cân bằng hóa học sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 25 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do.

    HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Phân biệt được dung dịch NH4Cl và KCl bằng thuốc thử là dung dịch

    Khi cho NaOH tác dụng với NH4Cl và KCl, với NH4Cl có hiện tượng là có khí mùi khai thoát ra, còn NaCl không có hiện tượng gì.

    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

  • Câu 3: Vận dụng

    Nung nóng hỗn hợp chứa 2,7 gam Al và 1,92 gam S trong bình kín không có không khí. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối?

    nAl = 0,1 mol, nS = 0,06 mol

    2Al + 3S \overset{t^{o} }{ightarrow} Al2S3

    Xét tỉ lệ mol ta có:

    \frac{{{n_{Al}}}}{2} > \frac{{{n_S}}}{3}(\frac{{0,1}}{2} > \frac{{0,06}}{2})

    Vậy nên sa phản ứng Al còn dư, phản ứng tính theo S

    Theo phương trình ta có

    {n_{A{l_2}{S_3}}} = \frac{1}{3}{n_S} = \frac{1}{3}.0,06 = 0,02\; (mol)

    mAl2S3 = 0,02.150 = 3 gam.

  • Câu 4: Nhận biết

    Phân đạm urea có công thức là

    Phân đạm urea có công thức là (NH2)2CO để cung cấp nguyên tố nitrogen cho đất và cây trồng.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Khi cho kim loại tác dụng với HNO3, thu được sản phẩm khử X. X không thể là chất nào sau đây:

    N2O5 là oxit cao nhất của nitơ, số oxi hóa +5 nên không thể tạo ra khi cho kim loại tác dụng với HNO3.

  • Câu 6: Vận dụng

    Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là

    Phương trình hóa học

    N2 + 3H2 \overset{t^{o},xt,p }{ightleftharpoons}2NH3

    Theo phương trình hóa học: VN2 = 0,5.VNH3 = 0,5.2 = 1 lít

    Do hiệu suất đạt 25% nên lượng N2 cần dùng là:

    VN2 cần dùng = 1.(100:25) = 4 lít.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Ý nào sau đây là sai khi nói về mưa acid?

     Nhận định không đúng về mưa acid: Là hiện tượng tự nhiên, không phải do tác động của con người.

     

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?

     Hóa chất dùng để phân biệt là NaOH:

     

    NH4Cl

    Na2SO4

     Ba(HCO3)2
     NaOH  Tạo khí mùi khai  Không hiện tượng  Kết tủa trắng 

     

  • Câu 9: Thông hiểu

    Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sulfur) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra:

    Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sulfur) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra mưa acid.

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho 12 gam hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 12,395 lít NO2 (đkc).

    a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

    b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại ban đầu.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Cho 12 gam hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 12,395 lít NO2 (đkc).

    a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

    b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại ban đầu.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    Gọi số mol của Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là x, y:

    a)

    Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O (1)
    x                   →                      3x
    Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (2) 

    y                   →                        2y

    b) Theo đề ta có nNO2 = 0,5 mol.

    Ta có hệ phương trình: \left\{\begin{array}{l}56\mathrm x\;+\;64\mathrm y\;=\;12\\3\mathrm x\;+\;2\mathrm y\;=\;0,5\end{array}ight.

    ⇒ x = y = 0,1 mol

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}=\frac{0,1.56}{12}.100\%\;=\;46,67\%

    %mCu = 53,33%

  • Câu 11: Nhận biết

    Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với sulfur?

    Hg là kim loại duy nhất phản ứng với S ở nhiệt độ thường

    Hg + S → HgS

  • Câu 12: Nhận biết

    Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí có mùi khai. Chất khí đó là

    Chất khí đó là NH3.

    NH4+ + OH → NH3↑ + H2O

  • Câu 13: Thông hiểu

    Ứng dụng tính chất nào của khí nitrogen mà được sử dụng để làm hệ thống chữa cháy?

    Trong chữa cháy, nitrogen dùng để dập tắt các đám chát do hóa chất, chập điện do tính trơ của nitrogen.

  • Câu 14: Nhận biết

    Nhận định nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của sulfur?

     Sulfur có cả tính oxi hóa và tính khử.

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Cho 23,2 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?

    nFeCO3 = 23,2 : 116 = 0,2 mol

    ⇒ Phản ứng tạo 0,2 mol Fe(NO3)3

    ⇒ Y có 0,2 mol Fe3+; 0,6 mol NO3- và H+.

    Khi phản ứng với Cu: 

    3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

    nCu = 3/2.nNO3- = 0,6.3/2 = 0,9 mol

    Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    nCu = 1/2 .nFe3+  = 1/2.0,2 = 0,1 mol

    ⇒ nCu phản ứng = 0,9 + 0,1 = 1 mol

    ⇒ mCu = 1.64 = 64 gam.

  • Câu 16: Vận dụng

    Cho 3,84 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

    Ta có: nMg = 3,84/24 = 0,16 mol; nNO = 1,344/22,4 = 0,06 mol.

    Quá trình nhường, nhận e:

    \mathrm{Mg}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Mg}}\;+\;2\mathrm e                                 \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm N}

    0,16    →           0,32                                        0,18 \leftarrow 0,06

    Vì số mol e nhận khác số mol e nhường, do vậy sản phẩm khử còn có NHNO3

    \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;8\mathrm e\;ightarrow\;\overset{-3}{\mathrm N}

               8x      \leftarrow  x

    Bảo toàn e: 0,32 = 0,18 + 8x

    \Rightarrow x = 0,0175 mol

    Vậy muối X gồm: 0,16 mol Mg(NO3)2 và 0,0175 mol NH4NO3

    \Rightarrow mmuối = 0,16.148 + 0,0175 . 80 = 25,08 gam

  • Câu 17: Nhận biết
    Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho

    Oleum (H2SO4.nSO3) là sản phẩm tạo thành khi cho H2SO4 98% hấp thụ SO3.

  • Câu 18: Nhận biết

    Cho chuỗi phản ứng: N2 → X → NO2 → HNO3. X là:

    (1) N2 + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2NO 

    (2) 2NO + O2 → 2NO2

    (3) 4NO2 + O2 + H2O → HNO3

  • Câu 19: Nhận biết

    Nitrogen có thể thể hiện bao nhiêu số oxi hóa trong các hợp chất?

    Nitrogen có thể thể hiện 6 số oxi hóa trong các hợp chất đó là các số oxi hoá: -3, +1, +2, +3, +4, +5

  • Câu 20: Nhận biết

    Dãy kim loại nào sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội?

    Ta có Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

    Au và Pt không bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 2 Nitrogen – Sulfur Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 91 lượt xem
Sắp xếp theo