Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm giúp bạn học có thể đánh giá năng lực thông qua bộ câu hỏi tổng hợp được trộn câu hỏi từ đó bạn học sẽ được luyện câu hỏi ở các mức độ khác nhau.
  • Thời gian làm: 20 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Muối natri hiđrocacbonat có thể

    NaHCO3 + HCl ightarrow NaCl + CO2 + H2O

    NaHCO3 + NaOH ightarrow Na2CO3 + H2O

    NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3 (Môi trường bazơ yếu)

    \Rightarrow Tất cả đều đúng

  • Câu 2: Nhận biết

    Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

    Kim loại kiềm có hóa trị I.

    => Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là: R2O

  • Câu 3: Thông hiểu

    Thực hiện thí nghiệm sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3 sau phản ứng có hiện tượng

    Dẫn NH3vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:

    AlCl3+ 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

    Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3

    Sau phản ứng Có kết tủa keo trắng không tan.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp chất X rất mỏng, bền. Chất X là

    Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn.

  • Câu 5: Nhận biết

    Canxi cacbonat được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của canxi cacbonat là

    Công thức của canxi cacbonat là CaCO3.

  • Câu 6: Vận dụng

    Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,04 mol Ba(AlO2)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    Phương trình phản ứng:

            2CO2 + Ba(AlO2)2 + 5H2O → Ba(HCO3)2 + 2Al(OH)3 + H2O

    mol:                    0,04                     →                       0,04

    mAl(OH)3 = 0,08.78 = 6,24 (gam)

  • Câu 7: Thông hiểu

    Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí
    thoát ra?

    - Dung dịch NaOH và Na2SO4 tác dụng với Ba(HCO3)2 chỉ tạo 1 kết tủa:

    2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

    Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + 2NaHCO3

    - Dung dịch HCl tác dụng với Ba(HCO3)2 chỉ tạo khí CO2:

    2HCl + Ba(HCO3)2 → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O

    - Dung dịch H2SO4 tác dụng với Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa BaSO4, vừa có khí CO2 thoát ra:

    Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2

  • Câu 8: Nhận biết

    Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng:

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm kết tủa các ion Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch.

    Trong các anion trên, chỉ có PO43- là có thể làm kết tủa được.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    - Trong nhóm IIA có Be và Mg không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.

    - Cát (SiO2) có thể phản ứng với Mg ở nhiệt độ cao, do vậy dùng cát dập tắt sẽ làm đám cháy to hơn.

    2Mg + SiO2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ}Si + 2MgO

    - Ca không thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối vì Ca phản ứng với nước trong dung dịch.

    Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    - Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bari có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

  • Câu 10: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi sang màu xanh

     Dung dịch làm quỳ tím đổi sang xanh là NaOH

  • Câu 11: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch Y và V lít khí H2 đktc. Trung hòa Y cần 400 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

    Phương trình phản ứng:

    K + H2O → KOH + 1/2H2

    Na + H2O → NaOH + 1/2H2

    OH- + H+ → H2O

    nH2SO4 = 0,4 mol nên nH+ = 0,8 mol

    => nOH- = 0,8 mol

    Theo phương trình hóa học thì nOH- = 2nH2

    => nH2 = 0,4 mol

    => V = 0,4.22,4 = 8,96 lít

  • Câu 12: Nhận biết

    Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

    Al2O3 là oxit có tính lưỡng tính: vừa tác dụng với acid, vừa tác dụng với base.

  • Câu 13: Vận dụng cao

    Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    Theo bài ra ta có oxi chiếm 19,47% về khối lượng hỗn hợp X nên:

    mO(X) = 86,3%.19,47 = 16,8 gam ⇒ nO(X) = 1,05 mol

    \Rightarrow\;{\mathrm n}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3\;}=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3\;}}3=\;0,35\;\mathrm{mol}

    Lại có:

    nH2 = 0,6 (mol) ⇒ nOH- = 2nH2 = 1,2 mol

    nHCl = 3,2.0,75 = 2,4 mol.

    Phương trình ion:

            Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

    mol: 0,35  →  0,7  →  0,7

    Dung dịch Y gồm: 0,5 mol OH- dư, 0,7 mol AlO2-

            H+ + OH- → H2O

    mol: 0,5 ← 0,5

           H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3

    mol: 0,7 ← 0,7 → 0,7 

          Al(OH)3↓ + 3H+ → Al3+ + 3H2O

    mol: 0,4    ←    1,2

    nAl(OH)3= 0,7 – 0,4 = 0,3 mol

    ⇒ m↓ = mAl(OH)3 = 0,3.78 = 23,4 g.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Một cốc nước có chứa các ion sau: Ca2+; Mg2+; HCO3-; Cl-. Hỏi nước trong cốc thuộc loại nước cứng gì?

    Nước cứng tạm thời là do các muối Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2 gây ra.

    Nước cứng vĩnh cữu là do các muối CaCl2; MgCl2; CaSO4; MgSO4 gây ra.

    Nước cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

    → Nước cứng có chứa Ca2+, Mg2+, HCO3-; Cl- thuộc loại nước cứng toàn phần

  • Câu 15: Nhận biết

     Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?

     Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6

    \Rightarrow cấu hình e của M là: 1s22s22p63s1

    \Rightarrow ZM = 11 (Na)

    Vậy M là natri

  • Câu 16: Nhận biết

    Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?

      KHCO3 chỉ cần đun nóng nhẹ trong dung dịch cũng sẽ bị nhiệt phân tạo muối trung hòa và CO2.

    2KHCO3 \xrightarrow{t^\circ} K2CO3 + CO2 + H2O

  • Câu 17: Thông hiểu

    Có thể đun sôi nước để làm mềm nước cứng tạm thời là vì

  • Câu 18: Vận dụng

    Nhiệt phân hoàn toàn 12 gam CaCO3, thu được m gam CaO. Giá trị của m là

    nCaCO3 = 0,12 mol

    Phản ứng nhiệt phân:

          CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2

    mol: 0,12   →   0,12

    ⇒ mCaO = 0,12.56 = 6,72 (gam)

  • Câu 19: Nhận biết

    Kim loại nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

     Kim loại nhôm không tan trong dung dịch KNO3

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 ightarrow X ightarrow Y ightarrow Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là:

    Al2(SO4)3 + 6NaOH ightarrow 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

    2Al(OH)3 \xrightarrow{t^\circ} Al2O3 + 3H2O

    2Al2O3 \xrightarrow{đpnc} 4Al + 3O2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo