Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 7: Tính chất từ của chất

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 Chủ đề 7 Tính chất từ của chất giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Khoa học tự nhiên 7.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Câu nào sau đây là đúng khi nói về thí nghiệm tạo từ phổ của nam châm?

    - Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường → đúng.

    - Nơi nào mạt sắt (hay chính là đường sức từ) dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt (đường sức từ) thưa thì từ trường yếu.

    - Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp theo các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, dày nhất ở cực từ của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

  • Câu 2: Vận dụng

    Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?

    Khi đóng mạch điện kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu.

  • Câu 3: Vận dụng

    Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

    Cách có thể xác định được thanh nào là nam châm: Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.

  • Câu 4: Nhận biết

    Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

    Nam châm có thể hút các vật có từ tính như sắt, thép, niken, coban, …

    Nhôm, đồng, gỗ là các vật liệu không có từ tính.

  • Câu 5: Vận dụng

    Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

    Các cách để tăng lực từ của nam châm điện:

    + Giữ nguyên số vòng dây quấn và tăng cường độ dòng điện

    + Giữ nguyên cường độ dòng điện và tăng số vòng dây quấn

    + Tăng cả cường độ dòng điện và số vòng dây quấn.

    ⇒ Tăng số vòng dây quấn giữ nguyên hiệu điện thế có nghĩa là giữ nguyên cường độ dòng điện nên kết quả là tăng được lực từ của nam châm điện

     

  • Câu 6: Thông hiểu

    Các dòng bức xạ phát ra từ Mặt Trời (như các êlectron, proton,…) chiếu xuống Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực là do

    Các dòng bức xạ phát ra từ Mặt Trời (như các êlectron, proton,…) chiếu xuống Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực là do chịu tác dụng của từ trường Trái Đất.

  • Câu 7: Vận dụng cao

    Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?

    Vì Trái Đất như một nam châm khổng lồ, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

     Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng nam châm vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt

  • Câu 9: Thông hiểu

    Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn cuốn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

    Nếu ngắt dòng điện:

    - Khi có dòng điện chạy trong ống dây, trong lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép, ...

    - Khi không có dòng điện chạy trong ống dây, trong lõi sắt non không có từ tính và không thể hút được sắt, thép,...

  • Câu 10: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nam châm điện?

    Khi ngắt nguồn điện, lõi sắt cũng mất hết từ tính nên không còn khả năng hút các vật có tính chất từ như sắt, thép…

  • Câu 11: Nhận biết

    Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

    Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường.

  • Câu 12: Nhận biết

    Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?

    Nam châm hút: sắt, thép, niken, coban, gađolini,…

    Nam châm không hút: đồng, nhôm,…

  • Câu 13: Nhận biết

    Cấu tạo của nam châm điện bao gồm

    Cấu tạo của nam châm điện bao gồm một cuộn dây bao quay lõi sắt và có dòng điện chạy qua.

  • Câu 14: Nhận biết

    Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

     Khi để hai cực khác tên gần nhau thì hai thanh nam châm hút nhau

  • Câu 15: Nhận biết

    Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện?

    Bóng đèn sợi đốt và bàn là không sử dụng nam châm điện. La bàn sử dụng nam châm vĩnh cửu. Chỉ có rơ le điện từ là có sử dụng nam châm điện để đóng ngắt mạch điện.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 7: Tính chất từ của chất Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo