Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

    Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

  • Câu 2: Vận dụng

    Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít.

    Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn An làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?

    Khi khoảng cách đèn càng xa (cường độ ánh sáng càng giảm), số lượng bọt khí càng ít (cường độ quang hợp càng giảm) → Thí nghiệm của bạn An tiến hành nhằm chứng minh ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quá trình quang hợp của cây xanh.

  • Câu 3: Nhận biết

    Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?

    Thiết bị sử dụng nam châm điện là: chuông điện

  • Câu 4: Nhận biết

    Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là

    Lá cây là bộ phận chính tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.

  • Câu 5: Nhận biết

    Chất dinh dưỡng nào có tên gọi thông thường là chất béo?

    Chất dinh dưỡng có tên gọi thông thường là chất béo là lipit.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò

    Ánh sáng là tác nhân ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng của cây xanh

  • Câu 7: Thông hiểu

    Trong cơ thể người, nước được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của

     Trong cơ thể người, nước được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn.

  • Câu 8: Nhận biết

    Cân bằng nước trong cây là

    Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Vai trò của nước đối với sự sống là

     Vai trò của nước đối với sự sống:

    + Dung môi hòa tan

    + Điều hòa thân nhiệt sinh vật và môi trường

    + Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển các chất trong mao dẫn

  • Câu 10: Thông hiểu

    Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí?

    Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí để tạo điều kiện cho rễ cây có thể hấp thụ đầy đủ các chất khí tham gia quá trình hô hấp tế bào. Điều đó đảm bảo cho rễ cây sinh trưởng và hoạt động tốt nhất để hấp thụ được đầy đủ nước và muối khoáng cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.

  • Câu 11: Nhận biết

    Khí oxygen + Glucose → Khí carbon dioxiode + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

    Đây là phương trình tổng quát của quá trình nào sau đây?

    Khí oxygen + Glucose → Khí carbon dioxiode + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

    Đây là phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào.

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho các phát biểu dưới đây: 

    (1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.

    (2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

    (3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.

    (4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.

    Số phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?

    (1) Sai. Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen liên kết với hai phân tử hydrogen.

    (2) Đúng. Trong phân tử nước, do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen dẫn đến đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

    (3) Sai. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực.

    (4) Sai. Nước chỉ có thể liên kết với một số phân tử hóa học khác để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

    Quá trình quang hợp và quá trình hô hấp tế bào có biểu hiện trái ngược nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau:

    - Hô hấp tế bào và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau là vì: Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng từ carbon dioxide và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng, thải ra oxygen. Còn hô hấp là quá trình sử dụng oxygen phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí carbon dioxide và nước.

    - Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau vì: Hô hấp tế bào sẽ không thực hiện được nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, nếu không có hô hấp tế bào thì các hoạt động sống của cơ thể đều không diễn ra trong đó có cả quang hợp.

  • Câu 14: Vận dụng

    Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên?

    Sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Trong thực tế, có một số loại cây trồng như cây thài lài tía, cây phong lá đỏ, lá cây có màu sắc nổi trội là màu tím và màu đỏ mà không phải màu xanh. Vậy những cây đó quang hợp như thế nào?

    Cây thài lài tía Cây phong lá đỏ

    Trong thực tế, có một số loại cây trồng như cây thài lài tía, cây phong lá đỏ. Lá cây có màu sắc nổi trội là màu tím và màu đỏ mà không phải màu xanh vì ngoài chất diệp lục giữ chức năng chính là quang hợp thì các loại cây này còn có các chất khác tạo nên màu của các loại lá này.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo