Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng "Chim di cư về phương Nam tránh rét" vào đời sống như thế nào.

     Nhận biết sự thay đổi về thời tiết

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho các nhận định sau:

    1. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

    2. Tập tính giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.

    3. Kiếm ăn là một tập tính có ở hầu hết các loài động vật.

    4. Tập tính có 3 dạng là tập tính bẩm sinh, tập tính không bẩm sinh và tập tính học được.

    5. Nhện giăng tơ là tập tính bẩm sinh.

    Số nhận định đúng là

    Nhận định đúng là 1, 2, 3, 5.

    Nhận định 4 sai vì tập tính có 2 dạng là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

    “Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả” là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài nên → Đây là tập tính bẩm sinh.

    “Sáo học nói tiếng người”, “trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng”, “khỉ tập đi xe đạp” là những tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm (do con người huấn luyện) → Đây là tập tính học được.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

    Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

     “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường để giúp cây tồn tại và phát triển mà là tác động của môi trường làm tổn hại đến cây → “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là cảm ứng ở thực vật.

  • Câu 6: Vận dụng

    Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

    Ở thực vật, rễ cây có tính hướng nước còn thân cây không có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

  • Câu 7: Nhận biết

    Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

    Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

    Ví dụ:Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ, gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ,…

  • Câu 8: Nhận biết

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

  • Câu 9: Nhận biết

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

  • Câu 10: Vận dụng

    Đâu là ví dụ hiện tượng cảm ứng trong chăn nuôi?

    (1) Dùng chuông, kẻng gọi gia súc về chuồng

    (2) Nuôi cá trong bể nuôi nhân tạo

    (3) Mở đèn 2 lần trong ngày để kích vịt đẻ trứng

    (4) Chó chăn cừu

    (5) Cho lợn ăn thức ăn tổng hợp

    Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

  • Câu 11: Nhận biết

    Vai trò của tập tính là?

    Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

  • Câu 12: Nhận biết

    Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

    Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng hướng sáng. Dạng cảm ứng này giúp cây có thể tìm về phía nguồn sáng để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo nhu cầu ánh sáng cho sự quang hợp của cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

    Tính hướng tiếp xúc xuất hiện ở một số cây thân leo như bầu, bí xanh, dưa chuột, mướp, trầu không,… Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp cây bám vào giá thể leo lên cao để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn đồng thời tránh được những tác động có hại khi sinh trưởng trên mặt đất. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 

  • Câu 14: Nhận biết

    Tập tính gồm

    Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

    Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành hai loại gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

  • Câu 15: Vận dụng

    Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

    Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 15 lượt xem
Sắp xếp theo