Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là:

    Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là trứng → sâu → nhộng → bướm. Ở loài sâu bướm, con non nở ra từ trứng (sâu) có đặc điểm hình thái, sinh lí khác hẳn với cơ thể trưởng thành (bướm).

  • Câu 2: Nhận biết

    Sinh trưởng ở động vật là

    Sinh trưởng ở động vật là sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian. Ở động vật, sự sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể.

  • Câu 3: Nhận biết

    Vụ đông xuân người ta thường lựa chọn trồng các loại cây nào sau đây?

    Vụ đông xuân người ta thường lựa chọn trồng các loại cây trồng là cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?

     Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau: Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

  • Câu 5: Vận dụng

    Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

    Cây ở chậu A và cây ở chậu B đều có các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước,… như nhau chỉ khác nhau về giá thể trồng: cây ở chậu A trồng trên môi trường cát, cây ở chậu B trồng trên môi trường đất. Như vậy, thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở

    Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

  • Câu 7: Vận dụng

    Cho các sự kiện về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật sau:

    (1) Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử

    (2) Ống phấn tiếp xúc với noãn

    (3) Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm

    (4) Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy.

    (5) Nhụy và nhị cùng chín

    Thứ tự đúng của các sự kiện trên là

    Các sự kiện trên diễn ra theo thứ tự như sau:

    - Nhụy và nhị cùng chín.

    - Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm.

    - Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy.

    - Ống phấn tiếp xúc với noãn.

    - Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

  • Câu 8: Nhận biết

     Mô phân sinh là

    Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

  • Câu 9: Nhận biết

    Sinh trưởng ở sinh vật là

    Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

  • Câu 10: Vận dụng

    Biện pháp canh tác: “làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

    Làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi là sự vận dụng kiến thức về yếu tố  bên ngoài nhiệt độ

  • Câu 11: Nhận biết

    Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

    Phân loại mô phân sinh: Ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh gồm có 2 loại là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

  • Câu 12: Nhận biết

    Mô phân sinh là

    Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Ý nào dưới đây không đúng về bản chất của điều khiển sinh sản ở động vật?

     Điều khiển sinh sản ở động vật là điều khiển thời điểm sinh sản, điều khiển số con, điều khiển giới tính của đàn con sao cho phù hợp với mục đích sản xuất.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của

    Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

  • Câu 15: Vận dụng

    Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Vậy ứng dụng trên dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

    Việc lắp đèn nhằm sưởi ấm (tăng nhiệt độ) cho vật nuôi. Vậy ứng dụng trên dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo