Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 1: Năng lượng cơ học

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 1: Năng lượng cơ học gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Một quả dừa rơi từ trên cao xuống, trong trường hợp này lực nào thực hiện công cơ học?

    Trong trường hợp này trọng lực thực hiện công cơ học.

  • Câu 2: Vận dụng

    Một thùng hàng được kéo trượt trên mặt sàn bằng phẳng bởi một lực kéo F có phương nằm ngang và độ lớn không đổi 20 N. Khi thùng hàng dịch chuyển một đoạn 3,5 m thì công thực hiện bởi lực kéo F có độ lớn là

    Công thực hiện bởi lực kéo F có độ lớn là:

    A = Fs = 20 . 3,5 = 70 (J)

  • Câu 3: Vận dụng

    Một máy bơm làm việc liên tục trong 2 giờ với công suất 900 W. Tính công do máy bơm thực hiện.

    Công do máy bơm thực hiện là:

    A = P.t = 900.2.3600 = 6480000 (J) = 6480 (kJ).

  • Câu 4: Thông hiểu

    Động năng của một ô tô thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó tăng lên gấp đôi?

    Động năng tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ, khi tốc độ tăng gấp đôi thì động năng tăng gấp 4 lần. 

  • Câu 5: Nhận biết

    Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

    Quả bóng nằm yên trên mặt đất không có khả năng sinh công.

  • Câu 6: Vận dụng

    Một thang cuốn ở một trung tâm thương mại có thể nâng cùng lúc 12 người lên độ cao 4 m trong thời gian 12 s. Xem lực nâng của thang cuốn bằng với trọng lượng của vật cần nâng và khối lượng trung bình của mỗi người là 65 kg. Tính công suất của thang cuốn.

    Lực nâng tối thiểu của thang cuốn là: F = 12.P = 12.65.10 = 7800 (N)

  • Câu 7: Vận dụng

    Một con lắc gồm vật nặng có khối lượng 2 kg được treo vào đầu sợi dây nhẹ, không dãn. Từ vị trí cân bằng O ban đầu, vật được nâng lên 0,5 m đến điểm A rồi thả nhẹ (hình bên). Chọn gốc thế năng tại O. Coi cơ năng của vật không đổi. Tính tốc độ của vật khi đi qua điểm O.

    Cơ năng tại A: WA = Wt + Wđ = 2.10.0,5 + 0 = 10J

    Cơ năng của vật không đổi nên ta có động năng tại O là:

    Wđ(O) = WA − Wt(O) = 10 − 0 = 10 J 

    Suy ra, tốc độ tại O là: v = = ≈ 3,16 m/s.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

    Ban đầu vật ở độ cao h so với mặt đất ⇒ vật có thế năng hấp dẫn. Khi thả vật, vật chuyển động rơi ⇒ có động năng

    Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần ⇒ thế năng giảm dần

    ⇒ Khi thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất, trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa từ thế năng thành động năng.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Một xe tải có khối lượng gấp đôi khối lượng ô tô đang chạy với tốc độ bằng một nửa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô?

    Khối lượng xe tải gấp đôi khối lượng ô tô: mtải = 2 mô tô

    Tốc độ xe tải bằng một nửa tốc độ ô tô: vtải = 0,5 vô tô

    Sử dụng công thức động năng: Wđ = mv2

    Động năng tỉ lệ thuận với khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ của vật nên động năng của xe tải bằng một nửa động năng của ô tô.

  • Câu 10: Nhận biết

    Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

    Quả bóng nằm yên trên mặt sàn nhà không chuyển động nên không có động năng.

  • Câu 11: Nhận biết

    Đơn vị đo của thế năng trọng trường là gì?

    Đơn vị của thế năng trọng trường là Jun, kí hiệu là J.

  • Câu 12: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về về sự chuyển hóa cơ năng?

    Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại, cơ năng được bảo toàn.

  • Câu 13: Nhận biết

    Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo công suất?

    Đơn vị đo công suất là oát (W) và các bội số của oát là kilôoát (kW), mêgaoát (MW).

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Một thác nước cao 120 m có lưu lượng 50 m3/s, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tính công suất cực đại mà ta có thể khai thác được của thác nước. Giả sử một máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác, thì cùng một lúc máy phát điện có thể thắp sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng điện 60 W?

    Lưu lượng nước 50 m3/s nên trong 1 giây, trọng lượng của nước chảy là:

    P = 10.m = 10.V.D = 10.50.1000 = 500000 N

    Công mà thác nước thực hiện trong 1 giây là:

    A = P.h = 500000.120 = 60 000 000 J = 6.107 J

    Công suất cực đại của thác nước:

    {\mathcal P}_\max=\frac{\mathrm A}{\mathrm t}=\frac{6.10^7}1=6.10^7\;\mathrm W

    Máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác nên công suất có ích mà ta khai thác: 

    {\mathcal P}_{\mathrm{ci}} = {\mathcal P}_\max.H = 6.107.20% = 12.106 W

    Số bóng đèn:

    \mathrm n=\frac{{\mathcal P}_{\mathrm{ci}}}{{\mathrm P}_{\mathrm đ}}=\frac{12.10^6}{60}=200\;000  \;\mathrm {(bóng \;đèn)}

  • Câu 15: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây, vật vừa có động năng tăng, vừa có thế năng tăng?

    – Quả táo có động năng tăng, thế năng giảm.

    – Ô tô có động năng và thế năng không thay đổi.

    – Xe đạp có động năng tăng, thế năng giảm.

    – Máy bay có động năng và thế năng đều tăng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 1: Năng lượng cơ học Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo