Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 11: Di truyền

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 11: Di truyền gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho các phát biểu sau đây:

    (1) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đổi trình tự phân bố các gene trên nhiễm sắc thể.

    (2) Ở người, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể gây sảy thai.

    (3) Đột biến nhiễm sắc thể có thể gây mất cân bằng hệ gene ở sinh vật.

    (4) Ở người, đột biến nhiễm sắc thể có thể gây các hội chứng như Down, máu khó đông, Turner,...

    Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể?

    Các phát biểu đúng là (2), (3).

    (1) Sai. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi hình dạng, cấu trúc và trình tự phân bố của gene trên nhiễm sắc thể.

    (2) Đúng. Ở người, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể gây sảy thai hoặc sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh di truyền.

    (3) Đúng. Đột biến nhiễm sắc thể có thể gây mất cân bằng hệ gene ở sinh vật và gây hại cho thể đột biến.

    (4) Sai. Bệnh máu khó đông là do đột biến gene không phải là đột biến nhiễm sắc thể.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?

    (1) Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

    (2) Đột biến gene là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

    (3) Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.

    (4) Các đột biến gene biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.

    (5) Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.

    (1) Đúng. Đột biến gene tạo ra biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

    (2) Đúng. Gene là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử → Đột biến gene là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

    (3) Đúng. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính, ví dụ đột biến gene ở tế bào soma.

    (4) Sai. Các đột biến gene trội biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp, còn đột biến gene lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp.

    (5) Sai. Đột biến gồm đột biến gene và đột biến nhiễm sắc thể, trong đó, đột biến gene là sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, còn đột biến nhiễm sắc thể là sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

  • Câu 3: Nhận biết

    Loại protein nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

    Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ DNA và protein loại histone.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về di truyền liên kết?

    (1) Đảm bảo được sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên một nhiễm sắc thể.

    (2) Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp ở đời con.

    (3) Các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

    (4) Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết là các gene quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau hoặc trên cùng một nhiễm sắc thể.

    Các phát biểu không đúng là (2), (3), (4).

    (1) Đúng. Liên kết gene đảm bảo được sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên một nhiễm sắc thể.

    (2) Sai. Liên kết gene làm giảm khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp ở đời con.

    (3) Sai. Trong di truyền liên kết, các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phân li cùng nhau về một giao tử và tổ hợp cùng nhau qua quá trình thụ tinh.

    (4) Sai. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết là các gene quy định các tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác hại của đột biến gene?

    Đột biến gene thường gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho cơ thể sinh vật. Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào loại đột biến, tổ hợp gene hoặc phụ thuộc vào môi trường.

  • Câu 6: Vận dụng cao

    Gene A có 6102 liên kết hydrogen và trên mạch hai của gene có C = 2A = 4T. Trên mạch một của gene có C = A + T. Gene bị đột biến điểm hình thành nên allele a, allele a có ít hơn A 3 liên kết hydrogen. Số nucleotide loại G của gene a là

    Gene A có 6102 liên kết hydrogen = 2A + 3G.

    Mạch 2 của gene có C2 = 2A2 = 4T2. Đặt T2 = x thì A2 = 2x và C2 = 4x.

    Mạch 1 của gene có C1 = A1 + T1 = T2 + A2 = 3x.

    Vậy trên toàn gene: A = T = x + 2x = 3x và G = C = 3x + 4x = 7x.

    Mà: 2A + 3G = 6102 ⇒ 2.3x + 3.7x = 6102 ⇒ x = 226

    ⇒ A = 3x = 678 và G = 7x 1582

    Gene A bị đột biến điểm thành allele a, có ít hơn 3 liên kết hydrogen ⇒ đột biến mất 1 cặp G – C.

    Vậy số nucleotide loại G của allele a là: 1582 – 1 = 1581

  • Câu 7: Vận dụng

    Trong trường hợp gene trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây?

    Trong trường hợp gene trội không hoàn toàn, tỉ lệ kiểu hình = tỉ lệ kiểu gene.

    - Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1 aa.

    - aa × aa → 100% aa.

    - AA × Aa → 1AA : 1Aa.

    - AA × AA → 100%AA.

  • Câu 8: Nhận biết

    DNA được cấu tạo từ

    DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là adenine (A), thymine (T), guanine (G) và cytosine (C).

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cơ thể có kiểu gene AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là

    Mỗi cặp gene dị hợp tử giảm phân tạo 2 loại giao tử. Trong cơ thể có kiểu gene AaBbddEe có 3 cặp gene dị hợp tử tạo 23 = 8 loại giao tử.

  • Câu 10: Nhận biết

    Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

    Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền.

  • Câu 11: Nhận biết

    Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc

    Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen.

  • Câu 12: Vận dụng

    Một gene rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự các nucleotide như sau:

    Mạch 1: (1) TACATGATCATTTCAACTAATTTCTAGGTACAT (2)

    Mạch 2: (1) ATGTACTAGTAAAGTTGATTAAAGATCCATGTA (2)

    Gene này dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 5 amino acid. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mRNA và chiều sao mã trên gene.

    - TH1: Mạch 1 được sử dụng làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2)

    Mạch khuôn: TAC ATG ATC ATT TCA ACT AAT TTC TAG GTA CAT

    mRNA: AUG UAC UAG …..

    → Chuỗi polypeptide hoàn chỉnh (chuỗi đã được cắt bỏ amino acid mở đầu) sẽ có 1 amino acid → Loại.

    - TH2: Mạch 1 được sử dụng làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1)

    Mạch khuôn: TAC ATG GAT CTT TAA TCA ACT TTA CTA GTA CAT

    mRNA: AUG UAC CUA GAA AUU AGU UGA …..

    → Chuỗi polypeptide hoàn chỉnh (chuỗi đã được cắt bỏ amino acid mở đầu) sẽ có 5 amino acid → Nhận 

    - Xét tương tự đối với 2 trường hợp còn lại đối với mạch 2 đều không cho ra chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 5 amino acid.

  • Câu 13: Nhận biết

    Dạng đột biến nào không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene?

    - Dạng đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene là thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại.

    - Mất hoặc thêm một cặp nucleotide đều làm thay đổi số lượng nucleotide, trong đó mất một cặp nucleotide làm giảm 2 nucleotide của gene, thêm một cặp nucleotide làm tăng 2 nucleotide của gene.

    - Thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide cùng loại không làm thay đổi số nucleotide và số liên kết hydrogen trong gene.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Ví dụ nào sau đây không đúng khi nói về sự đa dạng tính trạng ở các loài?

    + Kích thước và hình thái của lá ở các loài thực vật khác nhau, tập tính săn mồi ở các loài động vật khác nhau là do kiểu gene quy định, các loài sinh vật khác nhau có kiểu gene khác nhau nên biểu hiện tính trạng khác nhau.

    + Sự thay đổi màu sắc của hoa phù dung là do sự tác động của môi trường dẫn đến sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gene (thường biến), tập hợp tất cả các kiểu hình của cùng một kiểu gene dưới tác động của điều kiện môi trường được gọi là mức phản ứng, mức phản ứng do kiểu gene quy định.

    + Chiều dài tóc ở người không do kiểu gene quy định mà do thời gian nuôi tóc, việc cắt tóc thường xuyên hay không,… Như vậy, đây không phải sự đa dạng tính trạng.

  • Câu 15: Nhận biết

    Nội dung nào sau đây là ứng dụng công nghệ di truyền trong làm sạch môi trường?

    - Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi chuyển gene có năng suất cao, chống chịu bệnh → Đây là ứng dụng của công nghệ di truyền trong nông nghiệp.

    - Tạo ra các giống vi sinh vật được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học → Đây là ứng dụng của công nghệ di truyền trong nông nghiệp.

    - Tạo ra các sinh vật biến đổi gene có khả năng phân hủy chất thải hiệu quả nhanh → Đây là ứng dụng của công nghệ di truyền trong làm sạch môi trường.

    - Tạo ra các vi khuẩn mang gene mã hoá protein insulin của người → Đây là ứng dụng của công nghệ di truyền trong y học.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 11: Di truyền Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo