Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 12: Tiến hóa

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 12: Tiến hóa gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Quá trình hình thành nhóm phân loại nào sau đây là kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ?

    Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

  • Câu 2: Vận dụng

    Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

    (1) Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể mang các đặc điểm khác nhau trong quần thể.

    (2) Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

    (3) Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình xen kẽ là đào thải các biến dị bất lợi và tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật.

    (4) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất.

    (5) Chọn lọc tự nhiên có vai trò quan trọng trong sự tích luỹ các biến dị, xác định chiều hướng tiến hóa, hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.

    Các phát biểu đúng là: (1), (2), (5).

    (3) Sai. Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là đào thải các biến dị bất lợi và tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật.

    (4) Sai. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót và sinh sản của những dạng thích nghi nhất.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, quá trình tiến hóa trong quần thể chịu tác động chính của các nhân tố tiến hóa sau đây:

    (1) Đột biến. (2) Di - nhập gene. (3) Yếu tố ngẫu nhiên.
    (4) Giao phối không ngẫu nhiên. (5) Chọn lọc tự nhiên.  

    Trong các nhân tố tiến hóa trên, có bao nhiêu nhân tố làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật?

    (1) Đúng. Đột biến làm xuất hiện các biến dị trong quần thể nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

    (2) Đúng. Di - nhập gene có thể mang đến nhưng allele và kiểu gene mới cho quần thể nên có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

    (3) Sai. Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể một cách đột ngột, ngẫu nhiễn dẫn đến làm mất allele hoặc kiểu gene của quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

    (4) Sai. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp và giảm tần số kiểu gene dị hợp nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

    (5) Sai. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ kiểu hình không thích nghi dẫn đến làm mất allele hoặc kiểu gene của quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Để giải thích cho sự tiến hóa của sinh vật, có một số quan điểm được đưa ra như sau:

    (1) Sự tiến hóa của các loài sinh vật từ tổ tiên chung, tạo nên sự đa dạng của sự sống.

    (2) Những biến đổi trong đời sống của cá thể sinh vật để thích nghi với điều kiện sống thay đổi đều có thể di truyền cho thế hệ sau.

    (3) Sự thích nghi hợp lí của các sinh vật với môi trường sống của chúng.

    (4) Quá trình đột biến tạo ra các allele mới làm nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

    (5) Bản thân mỗi loài sinh vật có xu hướng vươn tới sự hoàn thiện.

    (6) Quá trình giao phối giúp tổ hợp các đột biến trong quần thể, hình thành các kiểu gene mới, tạo nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

    (7) Quá trình tiến hóa của sinh vật diễn ra gồm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

    Trong các quan điểm trên, có bao nhiêu quan điểm là của Lamarck về cơ chế tiến hóa?

    Trong các quan điểm trên, các quan điểm là của Lamarck về cơ chế tiến hóa là (2), (5). 

  • Câu 5: Thông hiểu

    Để chứng minh loài người được phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người, các nhà khoa học có thể dựa vào các bằng chứng

    Các dữ liệu về hóa thạch và sinh học phân tử đã chứng minh loài người được phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người, tiến hóa theo kiểu phân nhánh, trải qua nhiều giai đoạn.

  • Câu 6: Nhận biết

    Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng. Khi khu rừng bị ô nhiễm bụi than, tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển mạnh. Đây là ví dụ về kết quả của quá trình

    Trong ví dụ trên có sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể mang các đặc điểm khác nhau (bướm trắng, bướm đen) trong quần thể, dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật, đảm bảo sự thích nghi của sinh vật trong điều kiện môi trường. Như vậy, đây là ví dụ về chọn lọc tự nhiên.

  • Câu 7: Vận dụng cao

    Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    (1). Áp lực làm thay đổi tần số allele của đột biến là không đáng kể.

    (2). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

    (3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.

    (4). Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

    (5). Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.

    Các phát biểu đúng là : (1),(2),(4),(5)

    Ý (3) sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, tác động gián tiếp lên kiểu gene

  • Câu 8: Thông hiểu

    Đặc điểm nào sau đây là đúng với tế bào nguyên thủy?

    Các tế bào nguyên thủy còn được gọi là tiền tế bào. Đây là một bản sao tối giản của tế bào sống, được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hóa thành dạng tế bào nhân sơ đơn giản, cổ nhất.

  • Câu 9: Vận dụng

    Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến:

    Khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh → Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gene có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gene có sức đề kháng kém hơn.

  • Câu 10: Nhận biết

    Nội dung nào sau đây là đúng với giả thuyết Oparin - Haldane?

    Giả thuyết Oparin – Haldane đã cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,...

  • Câu 11: Nhận biết

    Đối tượng tác động của chọn lọc nhân tạo là

    Đối tượng tác động của chọn lọc nhân tạo là các giống vật nuôi và cây trồng nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mĩ của con người.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?

    Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

  • Câu 13: Nhận biết

    Tiến hóa là gì?

    Tiến hóa sinh học là quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho một số đặc điểm các giai đoạn chính trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người sau đây:

    (1) Sống cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm.

    (2) Đã có tiếng nói, sống thành bộ lạc và có nền văn hóa phức tạp.

    (3) Sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm.

    (4) Biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương.

    (5) Đi bằng hai chân, thân hơi khom về phía trước.

    Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm là đúng với người đứng thẳng?

    Đặc điểm là đúng với người đứng thẳng là (3), (4): Người đứng thẳng (Homo erectus) sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm. Nhóm người này đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương. Hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc còn cho thấy nhóm người này còn biết dùng lửa.

  • Câu 15: Nhận biết

    Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm

    Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể để chỉ những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài.

    Các khái niệm biến dị di truyền, đột biến gene và thường biến là những khái niệm do thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đưa ra.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chủ đề 12: Tiến hóa Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Sắp xếp theo