Dòng điện xoay chiều là
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ và chiều luân phiên đổi theo thời gian.
Dòng điện xoay chiều là
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ và chiều luân phiên đổi theo thời gian.
Tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong bao nhiêu thiết bị điện dưới đây?
a) Nồi cơm điện | b) Màn hình máy tính |
c) Đèn học | d) Bàn là |
e) Máy bơm nước |
Tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong các thiết bị:
b) Màn hình máy tính.
c) Đèn học.
Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều?
Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều là: Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên.
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi đưa cực Bắc của nam châm lại gần tâm một cuộn dây dẫn kín.
Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ?
Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ khi dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi thép.
Quạt điện hoạt động được là nhờ có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây dẫn bên trong động cơ điện (hình dưới). Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng của dòng điện xoay chiều khi quạt điện hoạt động?
Có cả tác dụng từ và tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiểu khi quạt điện hoạt động.
Máy khử rung tim hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
Máy khử rung tim là một trong số các thiết bị ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều đang được sử dụng hiện nay.
Cho thanh nam châm nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn LED mắc với hai đầu cuộn dây không sáng trong trường hợp
Khi cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng thì đèn LED sáng, trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện.
⇒ Cho thanh nam châm nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn LED mắc với hai đầu cuộn dây không sáng trong trường hợp ống dây được đặt thẳng đứng bên cạnh nam châm.
Trường hợp nào dưới đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi cho cực Bắc của nam châm lại gần, rồi đổi chiều ra xa tâm của cuộn dây.
Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình dưới đây thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình trên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng vì khi nam châm quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi.
Dòng điện xoay chiều được ứng dụng rộng rãi trong đời sống để chạy các động cơ điện. Động cơ điện hoạt động được nhờ tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
Dòng điện xoay chiều được ứng dụng rộng rãi trong đời sống để chạy các động cơ điện. Động cơ điện hoạt động được nhờ tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi cho một khung dây dẫn kín chuyển động trong khoảng giữa hai từ cực của một nam châm hình chữ U sao cho
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi cho một khung dây dẫn kín chuyển động trong khoảng giữa hai từ cực của một nam châm hình chữ U sao cho mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ các góc thay đổi bất kì.
Trường hợp nào dưới đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
Xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín trong trường hợp:
- Cho cuộn dây dẫn kín quay cắt ngang các đường sức từ của nam châm thẳng.
- Cho cực Bắc của nam châm chuyển động lại gần tâm của cuộn dây dẫn kín.
- Đóng và ngắt dòng điện vào nam châm điện đặt cạnh tâm của cuộn dây dẫn kín.
Đặt một khung dây dẫn phẳng hình chữ nhật kín được nối với điện kế G gần một nam châm điện N. Đường sức từ của nam châm điện và vị trí đặt một cạnh của khung dây trùng với trục của nam châm được mô tả như hình dưới. Biết khi chưa cho khung dây chuyển động, kim điện kế chỉ vạch số 0.
Tính số nhận định đúng trong các nhận định sau.
(1) Kim điện sẽ bị lệch khỏi vạch số 0 khi quay khung đẫn theo trục của nam châm.
(2) Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây dọc theo trục của nam châm.
(3) Cho nam châm dịch chuyển xuống kim điện kế sẽ bị lệch khỏi vạch số 0.
(4) Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây ra xa nam châm.
(1) – sai; (2) – đúng; (3) – sai; (4) – đúng. Vì:
- Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây dọc theo trục của nam châm.
- Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây ra xa nam châm.
Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?
Câu nói của học sinh là sai vì: vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên