Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 8 Kết nối tri thức

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Các quy tắc tính xác suất gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng cao

    Cho tập hợp A =
\left\{ 1;2;3;4;5;6;7;8 ight\}. Lập từ A số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ A. Tính xác suất để chọn được số chia hết cho 1111?

    Đáp án là:

    Cho tập hợp A =
\left\{ 1;2;3;4;5;6;7;8 ight\}. Lập từ A số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ A. Tính xác suất để chọn được số chia hết cho 1111?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
  • Câu 2: Thông hiểu

    Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số lập từ các số 0, 2, 4, 6, 8 với điều kiện các chữ số đó không lặp lại:

    Số tự nhiên có ba chữ số khác nhau có dạng: \overline {abc} ,\left( {a e b e c} ight)

    Số cách chọn a là 4 cách (Do a khác 0)

    Số cách chọn b là 4 cách

    Số cách chọn c là 3 cách

    => Số các số tự nhiên có 3 chữ số lập từ các số 0, 2, 4, 6, 8 với điều kiện các chữ số đó không lặp lại là 4 . 4 . 3 = 48 số

  • Câu 3: Nhận biết

    Số cách xếp 6 học sinh A;B;C;D;E;F ngồi bất kì vào một ghế dài là:

    Sắp xếp 6 học sinh vào một ghế dài là hoán vị của 6 phần tử

    Vậy số cách sắp xếp là 6! = 720 cách.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Một đội tham gia tình nguyện của trường gồm 6 học sinh khối 12, 4 học sinh khối 11 và 5 học sinh khối 10 cùng tham gia. Để tăng tình đoàn kết giữa các học sinh, giáo viên tổ chức một trò chơi gồm 6 người. Hỏi có bao nhiêu cách để giáo viên chọn ra 6 học sinh sao cho mỗi khối có ít nhất 1 học sinh?

    Số cách chọn 6 học sinh bất kì từ 15 học sinh là C_{15}^{6} = 5005

    Số cách chọn 6 học sinh chỉ có khối 12 là: C_{6}^{6} = 1

    Số cách chọn 6 học sinh chỉ có khối 11 và khối 10 là: C_{9}^{6} = 84

    Số cách chọn 6 học sinh chỉ có khối 10 và khối 12 là: C_{11}^{6} - C_{6}^{6} = 461

    Số cách chọn 6 học sinh chỉ có khối 11 và khối 12 là: C_{10}^{6} - C_{6}^{6} = 209

    Do đó số cách chọn 6 học sinh sao cho mỗi khối có ít nhất 1 học sinh là

    5005 - 1 - 84 - 461 - 209 =
4250 cách

  • Câu 5: Nhận biết

    Trong một phép thử có không gian mẫu kí hiệu là \OmegaB là một biến cố của phép thử đó. Tìm phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?

    Khẳng định sai là: “P(B) = 0 khi và chỉ khi B chắc chắn”.

    Vì B là biến cố chắc chắn thì P(B) = 1.

  • Câu 6: Vận dụng

    Gieo 3 lần đồng thời một con xúc xắc và một đồng xu. Ta có P là biến cố trong ba lượt gieo có ít nhất một lần kết quả con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp. Tính số phần tử của biến cố đối của biến cố P?

    Xét phép thử gieo ba lần một con xúc xắc và một đồng xu với không gian mẫu \Omega có số phần tử là n(\Omega) = (6.2)^{3} = 1728

    Xét biến cố P trong ba lượt gieo có ít nhất một lần kết quả con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp.

    TH1: trong cả ba lần gieo đều được kết quả: con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp. Có 1 khả năng xảy ra.

    TH2: trong ba lần gieo có đúng 2 lần gieo con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng tiền xu xuất hiện mặt sấp. Có C_{3}^{2}.1.1.(12 - 1) = 33 khả năng.

    TH3: trong ba lần gieo có đúng 1 lần gieo con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng tiền xu xuất hiện mặt sấp. Có C_{3}^{1}.1.(12 - 1)(12 - 1) = 3.11.11 =
363 khả năng.

    \Rightarrow n(P) = 1 + 33 + 363 =
397

    \Rightarrow n\left( \overline{P} ight)
= 1728 - 397 = 1331

  • Câu 7: Thông hiểu

    Giáo viên trong lớp chuẩn bị 3 chiếc hộp:

    Hộp 1 chứa 3 quả cầu đỏ và 5 quả cầu trắng.

    Hộp 2 chứa 2 quả cầu đỏ và 2 quả cầu vàng.

    Hộp 3 chứa 2 quả cầu đỏ và 3 quả cầu xanh.

    Lấy ngẫu nhiên một hộp rồi lấy một quả cầu trong hộp đó. Gọi X_{1} là biến cố lấy được hộp 1, X_{2} là biến cố lấy được hộp 2, X_{3} là biến cố lấy được hộp 3. Khi đó biến cố lấy ngẫu nhiên một hộp rồi lấy được một quả màu đỏ trong hộp đó biểu diễn như thế nào?

    Lấy ngẫu nhiên một hộp trong hộp đó lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu được quả màu đỏ thì hoặc là lấy được quả đỏ từ hộp 1 hoặc là lấy được quả đỏ từ hộp 2 hoặc lấy được quả đỏ từ hộp 3. Do đó ta biểu diễn biến cố cần tìm như sau:

    \left( X \cap X_{1} ight) \cup \left(
X \cap X_{2} ight) \cup \left( X \cap X_{3} ight)

  • Câu 8: Thông hiểu

    Một lô hàng có 10 sản phẩm, trong đó có 2 phế phẩm. Lấy tùy ý 6 sản phẩm từ lô hàng đó. Hãy tìm xác suất để trong 6 sản phẩm lấy ra có không quá một phế phẩm?

    Số cách chọn ra 6 sản phẩm từ 10 sản phẩm là n(\Omega) = C_{10}^{6}

    Gọi biến cố A: “Lấy 6 sản phẩm từ lô hàng đó có không quá một phế phẩm”.

    Trường hợp 1: Không có phế phẩm nào.

    Số cách chọn 6 sản phẩm không phải là phế phẩm là C_{8}^{6} cách.

    Trường hợp 2: Có 1 phế phẩm và 5 sản phẩm còn lại.

    Số cách chọn có 1 phế phẩm và 5 sản phẩm còn lại là C_{5}^{1}.C_{8}^{5} cách.

    Khi đó: n(A) = C_{8}^{6} +
C_{5}^{1}.C_{8}^{5} \Rightarrow P(A) = \frac{2}{3}

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5. Từ các chữ số đã cho lập được bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số và các chữ số đó phải khác nhau:

    Số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau có dạng: \overline {abcd} ,\left( {a e b e c e d} ight)

    Do số cần tìm là số chẵn => d = {0; 2; 4}

    Trường hợp 1: d = 0 => Có 1 cách chọn d

    Số cách chọn a là 5 cách

    Số cách chọn b là 4 cách

    Số cách chọn c là 3 cách

    => Trường hợp 1 lập được 5 . 4 . 3 . 1 = 60 số

    Trường hợp 2: d ∈ {2; 4} => Có 2 cách chọn d

    Số cách chọn a là 4 cách

    Số cách chọn b là 4 cách

    Số cách chọn c là 3 cách

    => Trường hợp 2 lập được 4 . 4 . 3 . 2 = 96 số

    => Từ các chữ số đã cho lập được bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số và các chữ số đó phải khác nhau: 60 + 96 = 156 số

  • Câu 10: Thông hiểu

    Gieo liên tiếp ba lần con súc sắc. Tìm xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện là một số nguyên tố nhỏ hơn 9?

    Không gian mẫu là số cách xuất hiện các mặt của con súc sắc trong ba lần gieo liên tiếp

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{6}^{1}.C_{6}^{1}.C_{6}^{1} =
216

    Gọi B là biến cố '' Tổng số chấm trên các mặt của ba lần gieo là một số nguyên tố nhỏ hơn 9 ''

    Ta có các số nguyên tố nhỏ hơn 9 gồm: 2, 3, 5, 7.

    Bộ các số tương ứng với số chấm có tổng bằng 2: không có.

    Bộ các số tương ứng với số chấm có tổng bằng 3: (1,1,1): 1 cách

    Bộ các số tương ứng với số chấm có tổng bằng 5: (1,1,3): 3 cách; (1,2,2): 3 cách

    Bộ các số tương ứng với số chấm có tổng bằng 7: (1,1,5): 3 cách; (1,2,4): 6 cách; (1,3,3): 3 cách; (2,3,2): 3 cách.

    Do đó số phần tử của biến cố B là \left|
\Omega_{B} ight| = 22

    Vậy xác suất cần tìm là: P(B) =
\frac{\left| \Omega_{B} ight|}{|\Omega|} = \frac{22}{216} =
\frac{11}{108}

  • Câu 11: Nhận biết

    Nếu một công việc được chia thành hai trường hợp, trường hợp 1 có a cách thực hiện, trường hợp hai có b cách thực hiện. Biết rằng mỗi cách thực hiện ở trường hợp này không trùng với bất kì cách thực hiện nào ở trường hợp kia. Khi đó khẳng định nào sau đây đúng và số cách thực hiện công việc nói trên?

    Theo quy tắc nhân ta có số cách thực hiện công việc là a + b.

  • Câu 12: Nhận biết

    Bạn muốn mua một cây bút mực và một cây bút chì. Các cây bút mực có 8 màu khác nhau, các cây bút chì cũng có 8 màu khác nhau. Như vậy bạn có bao nhiêu cách chọn

    Số cách chọn một cây bút mực là tổ hợp chập 1 của 8: C_8^1 = 8 cách 

    Số cách chọn một cây bút chì là tổ hợp chập 1 của 8: C_8^1 = 8 cách

    => Số cách chọn một cây bút mực và một cây bút chì là: 8 . 8 = 64 cách

  • Câu 13: Thông hiểu

    Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần. Tính xác suất của biến cố A: “lần đầu tiên xuất hiện mặt sấp”. Hỏi P(A) có giá trị bằng bao nhiêu?

    Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần

    => Số phần tử không gian mẫu là: n(Ω) = 2 . 2 . 2 = 8

    Ta có: 

    \begin{matrix}  A = \left\{ {\left( {S;S;S} ight),\left( {S;N;N} ight),\left( {S;N;S} ight),\left( {S;S;N} ight)} ight\} \hfill \\   \Rightarrow n\left( A ight) = 4 \hfill \\   \Rightarrow P\left( A ight) = \dfrac{4}{8} = \dfrac{1}{2} \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 14: Nhận biết

    Một lớp gồm 30 học sinh trong đó có 27 học sinh đạt yêu cầu và 3 học sinh không đạt yêu cầu trong kì thi. Chọn ngẫu nhiên 2 hoc sinh. Tính xác suất để cả 2 học sinh đều không đạt yêu cầu?

    Số cách chọn 2 học sinh từ 30 học sinh là C_{30}^{2} = 435 cách

    Vậy số phần tử không gian mẫu là 345 cách.

    Gọi A là biến cố cả 2 học sinh đều không đạt yêu cầu

    Khi đó số kết quả thuận lợi cho biến cố A là: C_{3}^{2} = 3

    Vậy xác suất để cần tìm là: \frac{3}{345}

  • Câu 15: Vận dụng

    Gọi P là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau được tạo thành từ các phần tử của tập A = \left\{ 0;1;2;3;4;5;6
ight\}. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập P. Tính số phần tử của biến cố H “chọn được số tự nhiên chia hết cho 15”.

    Ta có H là biến cố số tự nhiên được chọn chia hết cho 15.

    Số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 15 được tạo thành từ tập A có dạng \overline{abcde}

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
15 = 3.5 \\
(3,5) = 1 \\
\end{matrix} ight. do đó \overline{abcde} \vdots 15 \Leftrightarrow \left\{
\begin{matrix}
\overline{abcde} \vdots 5 \\
\overline{abcde} \vdots 3 \\
\end{matrix} ight. suy ra (a +
b + c + d) \vdots 3 khi và chỉ khi

    TH1: e = 1 khi đó \overline{abcde} \vdots 3 \Rightarrow (a + b + c +
d) \vdots 3 khi và chỉ khi \left\lbrack \begin{matrix}
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;3;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;4;5 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;3;5;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 2;3;5;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 3;4;5;6 ight\} \\
\end{matrix} ight.

    Vậy trong trường hợp này có 5.4! = 120 số tự nhiên

    TH2: e = 5 khi đó \overline{abcde} \vdots 3 \Rightarrow (a + b + c +
d + 5) \vdots 3

    \Rightarrow (a + b + c + d) \vdots
3 dư 1 khi và chỉ khi \left\lbrack
\begin{matrix}
a;b;c;d \in \left\{ 0;1;2;4 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 0;1;3;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 0;3;4;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;3;4 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;4;6 ight\} \\
\end{matrix} ight.

    Vậy trong trường hợp này có 3.3.3.2.1 + 2.4! = 102 số tự nhiên

    Do đó n(H) = 120 + 102 = 222

  • Câu 16: Thông hiểu

    Từ các số 0, 1, 2, 7, 8, 9 tạo được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số khác nhau?

    Số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau được tạo thành từ dãy số có dạng:

    \overline {abcde} ;\left( {a e b e c e d e e} ight)

    Trường hợp 1: e = 0

    Số cách chọn a là 5 cách

    Số cách chọn b là 4 cách

    Số cách chọn c là 3 cách

    Số cách chọn d là 2 cách

    => Số các số được tạo thành là: 5 . 4 . 3 . 2 = 120 số

    Trường hợp 2: e ≠ 0

    => e = {2; 8}

    => Số cách chọn e là 2 cách

    Số cách chọn a là 4 cách

    Số cách chọn b là 4 cách

    Số cách chọn c là 3 cách

    Số cách chọn d là 2 cách

    => Số các số được tạo thành là: 2 .4. 4. 3 . 2 = 192 số

    => Từ dãy số tạo được số các số chẵn có 5 chữ số khác nhau là 120 + 192 = 312 số

  • Câu 17: Nhận biết

    Gieo hai con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc lớn hơn hay bằng 9 mà trong đó có ít nhất một con súc sắc xuất hiện mặt 6 chấm.

    Ta có: \Omega = \left\{ (i;j)|1 \leq i;j
\leq 6 ight\} \Rightarrow n(\Omega) = 36

    gọi B: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc lớn hơn hay bằng 9 mà trong đó có ít nhất một con súc sắc xuất hiện mặt 6 chấm”

    Ta có: B = \left\{
(3;6),(6;3),(4;6),(6;4),(5;6),(6;5),(6;6) ight\}

    \Rightarrow n(B) = 7 \Rightarrow P(B) =
\frac{n(B)}{n(\Omega)} = \frac{7}{36}

  • Câu 18: Thông hiểu

    Hai xạ thủ cùng bắn, mỗi người một viên đạn vào bia một cách độc lập với nhau. Xác suất bắn trúng bia của hai xạ thủ lần lượt là \frac{1}{3}\frac{1}{4}. Tính xác suất của biến cố có ít nhất một xạ thủ không bắn trúng bia.

    Xác suất để xạ thủ thứ nhất bắn không trúng bia là: 1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}.

    Xác suất để xạ thủ thứ hai bắn không trúng bia là: 1 - \frac{1}{4} = \frac{3}{4}.

    Gọi biến cố A:"Có ít nhất một xạ thủ không bắn trúng bia ".

    Khi đó biến cố A có 3 khả năng xảy ra:

    +) Xác suất người thứ nhất bắn trúng bia, người thứ hai không bắn trúng bia: \frac{1}{3}.\frac{3}{4} =
\frac{1}{4}.

    +) Xác suất người thứ nhất không bắn trúng bia, người thứ hai bắn trúng bia: \frac{2}{3}.\frac{1}{4} =
\frac{1}{6}.

    +) Xác suất cả hai người đều bắn không trúng bia: \frac{2}{3}.\frac{3}{4} = \frac{1}{2}

    Khi đó P(A) = \frac{1}{3}.\frac{3}{4} +
\frac{2}{3}.\frac{1}{4} + \frac{2}{3}.\frac{3}{4} =
\frac{11}{12}.

  • Câu 19: Nhận biết

    Một lớp học có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ. Chọn 3 học sinh tham gia vệ sinh công cộng toàn trường, hỏi có bao nhiêu cách chọn 3 học sinh trong lớp?

    Số cách chọn ba học sinh trong lớp là tổ hợp chập 3 của 40 phần tử: C_{40}^3 = 9880 cách

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho ba chiếc hộp A, B, C. Hộp A chứa 4 viên bi đỏ, 3 viên bi trắng. Hộp B chứa 3 viên bi đỏ, 2 viên bi vàng. Hộp C chứa 2 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng. Lấy ngẫu nhiên một hộp rồi lấy ngẫu nhiên 1 viên bi từ chiếc hộp đó. Tính xác suất để lấy được một viên bi đỏ.

    Gọi A là biến cố chọn được hộp A

    B là biến cố chọn được hộp B

    C là biến cố chọn được hộp C

    E là biến cố bi chọn ra là bi màu đỏ.

    Ta có:\left\{ \begin{matrix}P(A) = P(B) = P(C) = \dfrac{1}{3} \\P\left( E|A ight) = \dfrac{4}{7} \\P\left( E|B ight) = \dfrac{3}{5} \\P\left( E|C ight) = \dfrac{1}{2} \\\end{matrix} ight.

    Theo công thức

    P(E) = P(A).P\left( E|A ight) +
P(B).P\left( E|B ight) + P(C).P\left( E|C ight)

    = \frac{1}{3}.\frac{4}{7} +
\frac{1}{3}.\frac{3}{5} + \frac{1}{3}.\frac{1}{2} =
\frac{39}{70}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 8 Kết nối tri thức Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 24 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️