Đề kiểm tra 45 phút Chương 1 Este Lipit

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 1 Este Lipit các kiến thức Chương 1 được thay đổi liên tục giúp học sinh ôn tập kiến thức và kĩ năng giải bài tập Hóa 12.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

    Các công thức cấu tạo là:

    HCOOCH2CH2CH3

    HCOOCH(CH3)-CH3

    CH3COOCH2CH3

    CH3CH2COOCH3

    Vậy có tất cả 4 đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2.

  • Câu 2: Nhận biết

    Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra metyl fomat

    Phản ứng giữa cặp chất Axit fomic và ancol metylic tạo ra metyl fomat.

  • Câu 3: Nhận biết

    Thủy phân hỗn hợp etyl axetat và etyl fomat trong dung dich NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được

  • Câu 4: Vận dụng

    Để xà phòng hoá hoàn toàn 50 gam chất béo có chỉ số axit là 7 cần 0,16 mol NaOH. Tính khối lượng glixerol thu được.

    Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.

    n_{ axit\:  tự\:  do}  =\frac{7}{1000.56} =6,25.10^{-3} \: (mol)

     n_{ glixerol}  =\frac{0,16-6,25.10^{-3} }{3} =0,05125\:  (mol)

    => mglixerol = 0,05125.92 = 4,715 gam.

  • Câu 5: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol este mạch hở, no, đơn chức thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 55,8g. Công thức phân tử của X là :

    Gọi công thức tổng quát của este mạch hở, no, đơn chức là CnH2nO2

    CnH2nO + \frac{{3n - 1}}{2}O2 → nCO2 + nH2O

    Khi đốt cháy tạo nCO2 = nH2O (1)

    Và mCO2 + mH2O = 55,8 gam <=> 44.nCO2 + 18.nH2O = 55,8 (2)

    Giải hệ phương trình (1), (2)

    => nCO2 = nH2O = 0,9 mol

    => Số C = 0,9 : 0,3 = 3

    => Công thức phân tử của X là: C3H6O2

  • Câu 6: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y, Z (biết số cacbon trong Z nhiều hơn số cacbon trong Y một nguyên tử) cần vừa đủ 34,272 lít O2 (đktc). Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 100 ml KOH 3M, sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức, mạch hở (Q). Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O2. Công thức phân tử của Z là

    nO2 đốt X = 1,53; nO2 đốt Y = 1,08

    => nO2 đốt Q = 1,53 – 1,08 = 0,45

    Q no, đơn chức, mạch hở nên nCO2 = 0,45/1,5 = 0,3

    Nếu X mạch hở thì nX = nQ = nKOH = 0,3

    => Q là CH3OH

    Áp dụng bảo toàn khối lượng

    => mX = mT + mQ - mKOH = 27,96

    Gọi số mol của CO2 và H2O lần lượt là a, b

    => 2a + b = 0,3.2 + 1,53 . 2 (1)

    44a + 18b = 27,96 + 1,53 . 32 (2)

    Giải hệ phương trình (1), (2)

    => a = 1,38 và b = 0,9

    => Số C = 4,6 => C4 (0,12 mol) và C5 (0,18 mol)

    Các muối gồm C2HxCOOK (0,12) và C3HyCOOK (0,18)

    => mY = 0,12(x + 107 ) + 0,18(y +119) = 35,16

    => 2x + 3y = 15 => x = y = 3 là nghiệm duy nhất X gồm các hợp chất đó là:

    Y: C2H3COOCH3

    Z: C3H3COOCH3

  • Câu 7: Vận dụng

    Thuỷ phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là

    Ta có MZ= 16.2= 32 g/mol nên Y chỉ có thể là ancol CH3OH

    Vì este X có công thức phân tử C4H8O2 khi thủy phân tạo ra CH3OH

    Nên X có công thức C2H5COOCH3 

    C2H5COOCH3 + NaOH\overset{t^{o} }{ightarrow} C2H5COONa + CH3OH.

  • Câu 8: Vận dụng cao

    Cho m gam este M phản ứng hết với 150 ml NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X người ta dùng 60 ml HCl 0,5M thu được dung dịch Y. Cô can dung dịch Y thu được sau khi trung hòa được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan; 4,68 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức liên tiếp. Giá trị m là:

     nNaOH = 0,15 mol

    nHCl = 0,03 mol

    Phương trình phản ứng trung hòa NaOH dư

    NaOH dư + HCl → NaCl + H2O

    0,03 mol

    NaOH dư, theo phương trình phản ứng

    nNaOH pư = 0,15 - 0,03 = 0,12 mol

    neste = nmuối = 1/2 nNaOH = 0,06 mol

    nancol = nNaOH pư= 0,12 mol

    Muối sau phản ứng gồm:

    NaCl: 0,03 mol

    R(COONa)2: 0,06 mol

    mmuối = 0,03.58,5 + 0,06.(R+134) = 11,475

    => R = 28 Xác định được gốc (C2H4)

    M trung bình ancol = 39 => CH3OH; C2H5OH

    meste = 0,06.160 = 9,6g.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Chất nào sau đây không phải là este ?

     C2H5OC2H5 là ete

  • Câu 10: Thông hiểu

    Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là

    C5H10O2 có k = 1 , phản ứng với dung dịch NaOH ⇒ este hoặc axit no, đơn chức, mạch hở.

    Không có phản ứng tráng bạc ⇒ không phải là este của axit fomic ⇒ các chất thỏa mãn là:

    CH3COOC3H7 (2 đồng phân)

    C2H5COOC2H5 (1 đồng phân)

    C3H7COOCH3 (2 đồng phân)

    C4H9COOH (4 đồng phân)

    ⇒Tổng cộng có 9 đồng phân

  • Câu 11: Nhận biết

    Magarin (margarine) là một loại bơ nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ dầu thực vật. Để có được bơ nhân tạo từ dầu thực vật người ta đã

  • Câu 12: Nhận biết

    Sản phẩm thủy phân este trong dung dịch kiềm thường là hỗn hợp:

    Sản phẩm thủy phân este trong dung dịch kiềm thường là hỗn hợp ancol và muối

    RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

  • Câu 13: Nhận biết

    Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?

  • Câu 14: Nhận biết

    Este etyl axetat có công thức là

    CH3COOC2H5 etyl axetat 

    C2H5COOCHmetyl propionat

    CH3COOCH metyl axetat 

    HCOOCH3 metyl fomat. .

  • Câu 15: Thông hiểu

    Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

     Ta có tripanmitin có công thức: (C15H31COO)3C3H5

    (C15H31COO)3C3H 5 + 3NaOH \overset{t^{o} }{ightarrow} 3C15H31COONa +C3H5(OH)3

  • Câu 16: Nhận biết

    Chất nào sau đây không phải chất béo?

     Chất nào không phải chất béo là (CH3COO)3C3H5.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

  • Câu 18: Vận dụng

    Đun nóng chất béo cần vừa đủ 80 g dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (g) glixerol thu được là

     mNaOH = (80.15) : 100 = 12 (g)

    => nNaOH = 0,3 (mol)

    nNaOH = 3nglixerol => nglixerol = 0,3:3 = 0,1 (mol)

    mglixerol= 0,1.92 = 9,2 (g)

  • Câu 19: Nhận biết

    Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây?

    Gốc Hiđrocacbon + tên anion gốc axit (đổi đuôi ic thành đuôi at).

    Metyl propionat là tên gọi của hợp chất C2H5COOCH3

  • Câu 20: Nhận biết

    Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?

  • Câu 21: Nhận biết

    Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

     Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2)

  • Câu 22: Thông hiểu

    Este nào sau đây được dùng để tổng hợp thủy tinh hữu cơ?

     Thủy tinh hữu cơ được điều chế từ este metyl metacrylat:

    nCH2=C(CH3)COOCH3 \overset{t^{o},xt,p }{ightarrow} -(-CH2 - C(CH3)(COOCH3) -)-n

  • Câu 23: Thông hiểu

    X là một este của glixerol với axit đơn chức Y. Công thức đơn giản nhất của X là C3H4O3. Axit Y là:

    Vì X là este của glyxerol nên trong X phải có 6 nguyên tử Oxi

    ⇒ CTPT của X là C6H8O6

    ⇒ CTPT của X là: (HCOO)3C3H5

    Vậy axit Y là HCOOH (axit fomic)

  • Câu 24: Nhận biết

    Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, đơn chức và axit cacboxylic không no, có một liên kết đôi C=C, đơn chức là:

    Este tạo thành có k = 2 (một liên kết π trong C=O và một liên kết π của C=C); và có 2 oxi

    => Công thức tổng quát:

    CnH2n + 2 – 2kO2  <=> CnH2n - 2O2 (do k = 2).

    Ancol no nhỏ nhất có 1C, axit nhỏ nhất có liên kết C=C có 3C => n ≥ 4.

    Vậy công thức của este cần tìm là CnH2n - 2O2 (n ≥ 4).

     

  • Câu 25: Thông hiểu

    Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là:

    Z tác dụng được với Na sinh ra H2 => Z là ancol

    HCOOCH2CHO + NaOH → HCOONa + HOCH2CHO

  • Câu 26: Vận dụng

    Đun 24 gam axit axetic với 27,6 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 22 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:

    Ta có: 

    nCH3COOH = 0,4 mol;

    nC2H5OH = 0,6 mol;

    neste = 0,25 mol.

    Phương trình phản ứng:

    CH3COOH + C2H5OH \overset{H_{2} SO_{4},t^{o} }{ightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O.

    Xét tỉ lệ mol axit axetic và etanol: nCH3COOH< nC2H5OH (0,4 < 0,6)⇒ Vậy sau phản ứng axit hết.

    Hiệu suất phản ứng tính theo axit:

    H=\frac{0,25}{0,4}.100=62,5\%

  • Câu 27: Nhận biết

    Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

    Triolein:  (C17H33COO)3C3H5

    tristearin:(C17H35COO)3C3H5

    tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5

    stearic: C17​H35​COOH 

  • Câu 28: Vận dụng cao

    Một este X đơn chức, không no (phân tử có một liên kết đôi C=C) mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,54 mol O2, thu được 21,12 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch thu được m’ gam muối khan và 5,28 gam một chất hữu cơ Y. Giá trị của m’ là:

     Đặt số mol este và nước lần lượt là x, y

    + Khi đốt cháy este: neste = nCO2 - nH2O => x = 0,48 - y (1)

    + Bảo toàn nguyên tố O:

    2neste + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2x + 0,54.2= 0,48.2 + y (2)

    =>x =0,12 mol; y = 0,36 mol

    nY= neste =0,12 mol=>MY = 5,28/0,12 = 44 (CH3CHO)

    + Bảo toàn khối lượng:

    meste = mCO2 + mH2O - mO2

    = 0,48.44 + 0,36.18 - 0,54.32 = 10,32 gam

    =>MX = 10,32/0,12 = 86

    (CH3COOCH=CH2) => Muối là CH3COOK

    mmuối = mCH3COOK = 0,12.98 =11,76 gam.

  • Câu 29: Nhận biết

    Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa?

  • Câu 30: Thông hiểu

    Este tạo bởi axit no đơn chức, mạch hở và ancol no 2 chức, mạch hở có công thức tổng quát là?

    Este tạo bởi ancol 2 chức và axit đơn chức thì cần 2 gốc axit.

    Este này là este 2 chức do đó có 2 liên kết \mathrm\pi (COO) trong phân tử

    \Rightarrow Công thức tổng quát của của este là (CnH2n+1COO)2CmH2m

  • Câu 31: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit M cần vừa đủ 0,77 mol O2, sau phản ứng sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam M trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác x mol M làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của x là

     Khi đốt cháy triglixerit M thì thu được 0,5 mol H2O và a mol CO2

    Bảo toàn khối lượng cho phản ứng này ta có

    m + 0,77.32 = 0,5 .18 + 44a (1)

    Bảo toàn nguyên tố O cho phản ứng này ta có nO(M) + 0,77.2 =0,5 + 2a (2)

    Khi cho M tác dụng với KOH thì nM= nO(M)/6

    Nên m + 56.3. nO(M)/6 = 9,32 + 92.nO(M)/6 (3)

    Giải (1); (2); (3) ta được m= 8,56; a= 0,55 mol và nO(M)= 0,06 mol

    M có số mol là 0,01 mol và có số mol C là 0,55 mol và H là 1 mol nên M có công thức hóa học là C55H100O6 có số liên kết pi là 6 liên kết

    Khi M tác dụng với Br2 thì chỉ có khả năng tác dụng vào 3 liên kết pi (do 3 liên kết pi còn lại bền ở este)

    Suy ra x = 0,12 :3 = 0,04 mol.

  • Câu 32: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X. Cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là

    Bảo toàn khối lượng

    ⇒ a = 3,42.44 + 3,18.18 - 4,83.32 = 53,16 gam

    Bảo toàn nguyên tố O:

    nO (X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,36 mol

    ⇒ nX = 0,36/6 = 0,06 mol (Vì X chứa 6O)

    Xét phản ứng thủy phân X:

    nNaOH = 3.nX = 0,06.3 = 0,18 mol

    nC3H5(OH)3 = nX = 0,06 mol

    Bảo toàn khối lượng:

    mX + mNaOH = mmuối + mC3H5(OH)3

    53,16 + 0,18.40 = b + 0,06.92

    ⇒ b = 54,84 gam

  • Câu 33: Nhận biết

    Chất nào sau đây khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?

     HCOOC2H5 + H2O \overset{H_{2}SO_{4},t^{o}   }{\leftrightharpoons} HCOOH + C2H5OH

    HCOOH còn nhóm CH=O trong phân tử nên tham gia phản ứng tráng bạc

  • Câu 34: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

    (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

    (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

    (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C15H35COO)3C3H5.

    Số phát biểu đúng

     (d) Sai do tristearin là (C17H35COO)3C3H5 và triolein là (C17H33COO)3C3H5

  • Câu 35: Thông hiểu

    Đun nóng glixerol vs axit stearic và axit oleic (axit sunfuric đặc, xt) có thể thu được mấy loại tristearin?

    Số trieste tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axit béo = n2(n+1)/2

    Ở đây là glixerol và hỗn hợp 2 axit béo nên số trieste tạo thành là 22(2+1)/2 = 6

    Nếu là glixerol và hỗn hợp 3 axit béo thì số trieste = 32(3+1)/2 = 18

  • Câu 36: Thông hiểu

    Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là

    - Với Z là CH3COOCH3\Rightarrow X là: CH3OH; Y là CH3COOH

                CH3OH + CO \overset{xt,t^{o} }{ightarrow} CH3COOH

    - Với Z là CH­3CH2COOCH3 \RightarrowX là CH3OH; Y là CH3CH2COOH

    \Rightarrow Từ X không thể chuyển sang Y

    - Với X là CH3COOC2H5 \Rightarrow X là C2H5OH; Y là CH3COOH

                 C2H5OH + O2 \overset{men\;  giấm }{ightarrow}CH3COOH + H2O

    Với Z là CH3COOCH=CH2 \Rightarrow X là CH3CHO; Y là CH3COOH

               2CH3CHO + O2 \overset{Mn^{2+} }{ightarrow} 2CH3COOH

    Vậy X không thể là CH­3CH2COOCH3

  • Câu 37: Nhận biết

    Ứng với công thức phân tử C4H6O2 số đồng phân cấu tạo este mạch hở là

    Số đồng phân cấu tạo este mạch hở là

    HCOO – CH = CH – CH3

    HCOO – CH2 - CH = CH2

    HCOO – C(CH3) = CH2

    CH3 – COO – CH=CH2

    CH2=CH – COO – CH3

    Vậy có 5 đồng phân thỏa mãn

  • Câu 38: Vận dụng

    Một chất béo là trieste của 1 axit và axit tự do có cùng công thức với axit có trong chất béo. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo là 208,77 và chỉ số axit tự do là 7. Axit chứa trong chất béo là:

     Xét 1000g mẫu chất béo thì: 

    - Chỉ số xà phòng hóa là số mg KOH vừa đủ để phản ứng xà phòng hóa hết với lượng chất trong 1 gam chất béo.

    - Chỉ số axit là số mg KOH vừa đủ để trung hòa hết gốc axit có trong 1 gam chất béo.

     Giả sử mẫu chất béo có x mol (RCOO)3C3H5 và y mol RCOOH

    \Rightarrow 3x + y = nKOH xà phòng hóa = 3,728

    y = nKOH axit hóa = 0,125 mol

    \Rightarrow x = 1,201 mol

    \Rightarrow mmẫu chất béo = 1,201.(R+ 173) + 0,125.(R + 45) = 1000

    \Rightarrow R = 211 (C15H31)

    Vậy axit chứa trong chất béo là axit panmitic.

  • Câu 39: Nhận biết

    Chọn nhận xét đúng.

    • Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch (2 chiều). Thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
    • Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon không phân nhánh.
    • Một số este điều chế không dùng axit cacboxylic để điều chế. Ví dụ như este của phenol, phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol
  • Câu 40: Vận dụng

    Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, làm khô dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là:

    \left.\begin{array}{r}{\mathrm{CH}}_3{\mathrm{COOC}}_2{\mathrm H}_5:\;0,02\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{CH}}_3{\mathrm{COOC}}_6{\mathrm H}_5:\;0,02\;\mathrm{mol}\end{array}ight\}\;+\;\mathrm{NaOH}:\;0,08\;\mathrm{mol}
    Phương trình hóa học:

    CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

    CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

    \Rightarrow Chất rắn gồm CH3COONa; C6H5ONa và NaOH dư.

    nCH3COONa = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

    nC6H5ONa = 0,02 mol

    nNaOH dư = 0,08 − 0,02 − 0,02.2 = 0,02 mol 

    mrắn = mCH3COONa + mC6H5ONa + mNaOH dư

    = 0,04.82 + 0,02.116 + 0,02.40 = 6,4 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 1 Este Lipit Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 23 lượt xem
Sắp xếp theo