Đề kiểm tra 45 phút Chương 10 Xác suất

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 1 tiết Toán 10 Xác suất gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Chân trời sáng tạo.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Một tổ có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh. Xác suất để trong 4 học sinh được chọn luôn có học sinh nữ là:

    n(\Omega) = C_{10}^{4} =
210.

    Gọi A là biến cố:” trong 4 học sinh được chọn luôn có học sinh nữ” \Rightarrow n(A) = C_{10}^{4} - C_{6}^{4} =
195

    Vậy xác suất của biến cố AP(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{195}{210} = \frac{13}{14}.

  • Câu 2: Nhận biết

    Một hộp chứa: bi xanh, bi đỏ và bi vàng. Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong hộp. Gọi A là biến cố: “Lấy được viên bi đỏ”. Biến cố đối của biến cố A là:

    Biến cố đối của biến cố A là “Lấy được viên bi xanh hoặc bi vàng”.

  • Câu 3: Nhận biết

    Gieo 2 con súc sắc và gọi kết quả xảy ra là tích số hai nút ở mặt trên. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?

    Mô tả không gian mẫu ta có: \Omega =
\left\{ 1;2;3;4;5;6;8;9;10;12;15;16;18;20;24;25;30;36 ight\}. (18 phần tử)

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho X = {0; 1; 2; 3; …; 15}. Chọn ngẫu nhiên 3 số trong tập hợp X. Xác suất để trong ba số được chọn không có hai số liên tiếp bằng:

    Không gian mẫu có số phần tử là: |\Omega|
= C_{16}^{3} = 560 (phần tử).

    Ta tìm số cách lấy ra ba số trong đó có đúng hai số liên tiếp nhau hoặc lấy ra được cả ba số liên tiếp nhau.

    Khi đó ta có các trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Lấy ra ba số trong đó có đúng hai số liên tiếp nhau.

    Trong ba số lấy ra có hai số 0,1 hoặc 14, 15 khi đó số thứ ba có 13 cách lấy.

    Do đó trường hợp này có: 2.13 = 26 cách lấy.

    Trong ba số lấy ra không có hai số 0,1 hoặc 14, 15 khi đó ta có 13 cặp số liên tiếp nhau khác 0,1 và 14, 15, số thứ ba có 12 cách lấy. Do đó trường hợp này có: 13.12 = 156 cách lấy.

    Trường hợp 2: Lấy ra được cả ba số liên tiếp nhau có 14 cách lấy.

    Vậy ta có 26 + 156 + 14 = 196 cách lấy ra ba số liên tiếp nhau hoặc lấy ra ba số trong đó có hai số liên tiếp nhau.

    Xác suất để trong ba số được chọn không có hai số liên tiếp là: P = \frac{560 - 196}{560} =
\frac{13}{20}.

  • Câu 5: Vận dụng

    Một hộp đựng 10 thẻ được đánh số từ 1 đến 10. Phải rút ra ít nhất k thẻ để xác suất có ít nhất một thẻ ghi số chia hết cho 4 lớn hơn \frac{13}{15}. Tính giá trị của k.

    Gọi biến cố A: Lấy k tấm thẻ có ít nhất một tấm thẻ chia hết cho 4. Với 1 \leq k \leq 10.

    Suy ra \overline{A}: Lấy k tấm thẻ không có tấm thẻ nào chia hết cho 4.

    Ta có: P\left( \overline{A} ight) =
\frac{C_{8}^{k}}{C_{10}^{k}} \Rightarrow P(A) = 1 -
\frac{C_{8}^{k}}{C_{10}^{k}} = 1 - \frac{(10 - k)(9 -
k)}{90}.

    Theo đề: 1 - \frac{(10 - k)(9 - k)}{90}
> \frac{13}{15} \Leftrightarrow k^{2} - 19k + 78 < 0
\Leftrightarrow 6 < k < 13.

    Vậy k = 7 là giá trị cần tìm.

  • Câu 6: Nhận biết

    Gieo ngẫu nhiên hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để sau hai lần gieo được số chấm giống nhau.

     Gieo 2 con xúc xắc, số phần tử của không gian mẫu: n(\Omega)=6.6=36.

    Các kết quả thỏa mãn là: (1,1); (2,2); (3,3); (4,4); (5,5); (6,6). Có 6 kết quả.

    Vậy xác suất là: P=\frac6{36}=\frac16.

  • Câu 8: Nhận biết

    Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Xác định số phần tử của không gian mẫu.

    Không gian mẫu gồm các bộ (i;j), trong đó i,j \in \left\{ 1,2,3,4,5,6
ight\}.

    i nhận 6 giá trị, j cũng nhận 6 giá trị nên có 6.6 = 36 bộ (i;j).

    Vậy \Omega = \left\{ (i,j)|i,j =
1,2,3,4,5,6 ight\}n(\Omega) =
36.

  • Câu 9: Nhận biết

    Gieo một đồng tiền cân đối và đồng chất bốn lần. Xác suất để cả bốn lần xuất hiện mặt sấp là bao nhiêu?

    Mỗi lần suất hiện mặt sấp có xác suất là \frac{1}{2}.

    Theo quy tắc nhân xác suất: P(A) =
\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2} =
\frac{1}{16}.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Một hộp có 5 bi đen, 4 bi trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 bi. Tính xác suất 2 bi được chọn có đủ hai màu.

    Số phần tử không gian mẫu: n(\Omega) =C_{9}^{2} = 36.

    (bốc 2 bi bất kì từ 9 bi trong hộp ).

    Gọi A: “hai bi được chọn có đủ hai màu”. Ta có: n(A) = C_{5}^{1}.C_{4}^{1}= 20.

    ( chọn 1 bi đen từ 5 bi đen – chọn 1 bi trắng từ 4 bi trắng ).

    Khi đó: P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =\frac{20}{36} = \frac{5}{9}.

  • Câu 11: Vận dụng

    Một quân vua được đặt trên một ô giữa bàn cờ vua. Mỗi bước di chuyển, quân vua được chuyển sang một ô khác chung cạnh hoặc chung đỉnh với ô đang đứng (xem hình minh họa). Bạn An di chuyển quân vua ngẫu nhiên 3 bước. Xác suất sau 3 bước quân vua trở về ô xuất phát là bao nhiêu?

    Tại mọi ô đang đứng, ông vua có 8 khả năng lựa chọn để bước sang ô bên cạnh.

    Do đó không gian mẫu n(\Omega) =
8^{3}.

    Gọi A là biến cố “sau 3 bước quân vua trở về ô xuất phát”. Sau ba bước quân vua muốn quay lại ô ban đầu khi ông vua đi theo đường khép kín tam giá

    Chia hai trường hợp:

    + Từ ô ban đầu đi đến ô đen, đến đây có 4 cách để đi bước hai rồi về lại vị trí ban đầu.

    + Từ ô ban đầu đi đến ô trắng, đến đây có 2 cách để đi bước hai rồi về lại vị trí ban đầu.

    Do số phần tử của biến cố A là n(A) = 4.4
+ 2.4 = 24.

    Vậy xác suất P(A) = \frac{24}{8^{3}} =
\frac{3}{64}.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất liên tiếp hai lần. Tính xác suất để lần gieo đầu con xúc xắc xuất hiện mặt lẻ chấm.

    Không gian mẫu \Omega = \left\{ (i;j)|i;j
= 1,2,3,4,5,6 ight\}

    Số phần tử của không gian mẫu n(\Omega) =
36

    Gọi A là biến cố: “Lần gieo đầu con xúc xắc xuất hiện mặt lẻ chấm”.

    \Rightarrow n(A) = 3.6 = 18

    Xác suất để lần gieo đầu con xúc xắc xuất hiện mặt lẻ chấm là: P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{1}{2}.

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên:

    "Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm có tất bao nhiêu viên bi". Đây không phải là phép thử ngẫu nhiên.

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho tập hợp M =
\left\{ 1;2;3;4;5 ight\}. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 3 chữ đôi một khác nhau được lập thành từ các chữ số thuộc tập M. Chọn ngẫu nhiên hai số từ tập S, tính xác suất để hai số được chọn đều chia hết cho 3?

    Gọi B là biến cố chọn được hai số đều chia hết cho 3

    Số các số tự nhiên có 3 chữ số được lập thành từ tập M là: A_{5}^{3} = 60

    Khi đó số phần tử của không gian mẫu là: n(\Omega) = C_{60}^{2}

    Tập các số gồm 3 chữ số tạo thành các số chia hết cho 3 là:

    \left\{ (1;2;3),(1;3;5),(2;3;4)
ight\}

    Mỗi tập trên tạo thành 3! số chia hết cho 3 nên ta có: 3.3! = 18 số chia hết cho 3

    Khi đó n(B) = C_{18}^{2}

    Vậy xác suất để chọn được hai số đều chia hết cho 3 từ tập S là: p(B) = \frac{n(B)}{n(\Omega)} =
\frac{C_{18}^{2}}{C_{60}^{2}} = \frac{51}{590}

  • Câu 15: Thông hiểu

    Từ một hộp có 6 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ và 4 viên bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 7 viên bi. Tính xác suất để lấy được ít nhất một viên bi vàng?

    Số phần tử không gian mẫu: n(\Omega) =
C_{15}^{7} = 6435

    Số phần tử biến cố lấy ngẫu nhiên 7 viên bi không có viên bi màu vàng là: C_{11}^{7} = 330

    Vậy xác suất để lấy được ít nhất một viên bi vàng là: P = \frac{6435 - 330}{6435} =
\frac{37}{39}

  • Câu 17: Nhận biết

    Một tổ trong lớp 10A có 5 học sinh nam và 7 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ đó để tham gia câu lạc bộ phát thanh. Tính xác suất để học sinh được chọn là học sinh nam?

    Số phần tử không gian mẫu là:

    n(\Omega) = C_{12}^{1} = 12

    Gọi A là biến cố: “học sinh được chọn là học sinh nam?”

    \Rightarrow n(A) = C_{5}^{1} =
5

    Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{5}{12}

  • Câu 18: Thông hiểu

    Xác suất của biến cố A kí hiệu là P(A). Biến cố \overline{A} là biến cố đối của A, có xác suất là P(\overline{A})

    Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    Phát biểu sai là: "Xác suất của mỗi biến cố đo lường xảy ra của biến cố đó. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng xa 1."

  • Câu 19: Nhận biết

    Gieo xúc xắc hai lần. Tính xác suất để tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

    Gieo một con xúc xắc 2 lần. Suy ra n(\Omega)=6.6=36.

    Các kết quả thỏa mãn yêu cầu đề bài là: (1; 1), (1; 2), (2; 1),(1; 4), (4; 1), (2;3), (3;2). 7 kết quả.

    Vậy xác suất P=\frac7{36}.

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho A là biến cố liên quan phép thử T. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

    Mệnh đề đúng là: P(A) = 1 - P\left(
\overline{A} ight)

  • Câu 21: Thông hiểu

    Một hộp chứa 2 bi xanh, 3 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 bi. Tính xác suất để có ít nhất một bi xanh trong 3 viên.

    Số phần tử của không gian mẫu là |\Omega|
= C_{5}^{3} = 10.

    Gọi A là biến cố lấy ít nhất 1 bi xanh.

    Chọn 1 bi xanh, 2 bi đỏ, có C_{2}^{1}.C_{3}^{2} = 6(cách).

    Chọn 2 bi xanh, 1 bi đỏ, có C_{2}^{2}.C_{3}^{1} = 3(cách).

    Suy ra \left| \Omega_{A} ight| = 3 + 6
= 9.

    Xác suất cần tìm là P(A) =
\frac{9}{10}.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Bạn Xuân là một trong nhóm 15 người. chọn 3 người để lập một ban đại diện. Xác suất đúng đến phần mười nghìn để Xuân là một trong 3 người được chọn là bao nhiêu?

    Số phần tử của không gian mẫu là |\Omega|
= C_{15}^{3} = 455.

    Gọi A là biến cố Xuân là một trong ba người được chọn.

    1 cách chọn Xuân trong nhóm 15 người.

    C_{14}^{2} cách chọn 2 người trong 14 người còn lại.

    Suy ra \left| \Omega_{A} ight| =
1.C_{14}^{2} = 91.

    Xác suất cần tìm là P(A) = \frac{91}{455}
= 0,2.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Gieo cùng một lúc hai con xúc xắc khác màu nhưng cân đối và đồng chất một lần. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt xúc xắc lớn hơn 7?

    Ta có:

    n(\Omega) = 6^{2} = 36

    Các kết quả thuận lợi cho biến cố C: “tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt xúc xắc lớn hơn 7” là:

    C = \begin{Bmatrix}
(2;6),(3;5),(3;6),(4;4),(4;5) \\
(4;6),(5;3),(5;4),(5;5),(5;6) \\
(6;2),(6;3),(6;4),(6;5),(6;6) \\
\end{Bmatrix}

    \Rightarrow n(C) = 15

    Vậy xác suất của biến cố C là: P(C) =
\frac{n(C)}{n(\Omega)} = \frac{15}{36} = \frac{5}{12}.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu xanh” là:

    Lấy ngẫu nhiên cùng lúc 4 viên bi trong 6 + 8 + 10 = 24 viên bi có số cách là:

    C_{24}^4 = 10{\text{ }}626

    Số phần tử của không gian mẫu là 10 626.

    Lấy 4 viên bi trong 16 viên bi đỏ, trắng có C_{16}^4 cách. Như vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố “Lấy 4 viên bi không có màu xanh” là

    C_{16}^4 = 1820

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu xanh” là:

    10{\text{ }}626-1{\text{ }}820 = 8{\text{ }}806

    Vậy có 8 806 kết quả thuận lợi cho biến cố B.

  • Câu 26: Nhận biết

    Gieo 3 đồng tiền. Phép thử ngẫu nhiên này có không gian mẫu là:

    Liệt kê các phần tử: \left\{ NNN,\ SSS,\
NNS,\ SSN,\ NSN,\ SNS,\ NSS,SNN ight\}.

  • Câu 27: Nhận biết

    Gieo một con súc sắc. Xác suất để mặt 6 chấm xuất hiện là:

    Gieo một con súc sắc có không gian mẫu \Omega = \left\{ 1;2;3;4;5;6 ight\} \Rightarrow
n(\Omega) = 6.

    Xét biến cố A: “mặt 6 chấm xuất hiện”. A = \left\{ 6 ight\} \Rightarrow n(A) =
1.

    Do đó P(A) = \frac{1}{6}.

  • Câu 28: Nhận biết

    Một hộp chứa 8 tấm thẻ được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 8 (hai tấm thẻ khác nhau ghi hai số khác nhau). Rút ngẫu nhiên đồng thời hai tấm thẻ trong hộp. Tính xác suất để rút được hai tấm thẻ đều ghi số chẵn?

    Số phần tử không gian mẫu là: n(\Omega) =
C_{8}^{2} = 28

    Gọi A là biến cố: “Rút được hai tấm thẻ đều ghi số chẵn”

    \Rightarrow n(A) = 4

    Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{4}{28} = \frac{1}{7}

  • Câu 29: Nhận biết

    Một túi đựng 6 bi xanh và 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 bi. Xác suất lấy được toàn màu đỏ là:

    Ta có số phần từ của không gian mẫu là n(\Omega) = C_{10}^{2} = 45.

    Gọi A: "Hai bi lấy ra đều là bi đỏ".

    Khi đó n(A) = C_{4}^{2} = 6.

    Vậy xác suất cần tính là P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{2}{15}.

  • Câu 30: Nhận biết

    Một chiếc hộp đựng 5 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 5. Rút ngẫu nhiên đồng thời 2 thẻ trong hộp. Xét biến cố A: “Số ghi trên hai thẻ đều là số lẻ”. Tính số phần tử của biến cố A?

    Số phần tử của biến cố A là: C_{3}^{2} =
3

  • Câu 31: Vận dụng

    Cho một đa giác (H) có 60 đỉnh nội tiếp một đường tròn (O). Người ta lập một tứ giác tùy ý có bốn đỉnh là các đỉnh của (H). Tính xác suất để lập được một tứ giác có bốn cạnh đều là đường chéo của (H), số đó gần với số nào nhất trong các số sau?

    Số phần tử của không gian mẫu là: n(\Omega) = C_{60}^{4}.

    Gọi E là biến cố “lập được một tứ giác có bốn cạnh đều là đường chéo của (H)”.

    Để chọn ra một tứ giác thỏa mãn đề bài ta làm như sau:

    Bước 1: Chọn đỉnh đầu tiên của tứ giác, có 60 cách.

    Bước 2: Chọn 3 đỉnh còn lại sao cho hai đỉnh bất kỳ của tứ giác cách nhau ít nhất 1 đỉnh. Điều này tương đương với việc ta phải chia m = 60 chiếc kẹo cho n = 4 đứa trẻ sao cho mỗi đứa trẻ có ít nhất k = 2 cái, có C_{m - n(k - 1) - 1}^{n - 1} =
C_{55}^{3} cách, nhưng làm như thế mỗi tứ giác lặp lại 4 lần.

    \Rightarrow Số phần tử của biến cố E là: n(E) = \frac{60.C_{55}^{3}}{4}.

    Xác suất của biến cố E là: P(E) = \frac{n(E)}{n(\Omega)} =
\frac{60.C_{55}^{3}}{4.C_{60}^{4}} \approx 80,7\%.

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho tập hợp A =
\left\{ 1,2,\ 3,\ ...,\ 10 ight\}. Chọn ngẫu nhiên ba số từ tập đó. Tính xác suất để trong ba số chọn ra không có hai số nào là hai số nguyên liên tiếp.

    Số phần tử không gian mẫu là n(\Omega) =
C_{10}^{3} = 120.

    Gọi B là biến cố “Ba số chọn ra không có hai số nào là hai số nguyên liên tiếp”.

    \Rightarrow \overline{B} là biến cố “Ba số được chọn có ít nhất hai số là các số tự nhiên liên tiếp”.

    + Bộ ba số dạng \left( 1\ ,\ 2\ ,\ a_{1}
ight), với a_{1} \in
A\backslash\left\{ 1\ ,\ 2 ight\}: có 8 bộ ba số.

    + Bộ ba số có dạng \left( 2\ ,\ 3\ ,\
a_{2} ight), với a_{2} \in
A\backslash\left\{ 1\ ,\ 2\ ,\ 3 ight\}: có 7 bộ ba số.

    + Tương tự mỗi bộ ba số dạng \left( 3\ ,\
4\ ,\ a_{3} ight), \left( 4\ ,\
5\ ,\ a_{4} ight), \left( 5\ ,\
6\ ,\ a_{5} ight), \left( 6\ ,\
7\ ,\ a_{6} ight), \left( 7\ ,\
8\ ,\ a_{7} ight), \left( 8\ ,\
9\ ,\ a_{8} ight), \left( 9\ ,\
10\ ,\ a_{9} ight) đều có 7 bộ.

    \Rightarrow n\left( \overline{B} ight)
= 8 + 8.7 = 64.

    \Rightarrow P(B) = 1 - P\left(
\overline{B} ight) = 1 - \frac{64}{120} = \frac{7}{15}.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Gieo ba con xúc xắc một cách độc lập. Tính xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc bằng 9?

    Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm trên ba mặt của ba con xúc xắc là 9”

    \left\{ \begin{matrix}
9 = 1 + 2 + 6 \\
9 = 2 + 3 + 4 \\
9 = 1 + 3 + 5 \\
9 = 1 + 4 + 4 \\
9 = 2 + 2 + 5 \\
9 = 3 + 3 + 3 \\
\end{matrix} ight. nên n(A) =
3.3! + 3.2 + 1 = 25

    Lại có |\Omega| = 6^{3} =
216

    Khi đó xác suất của biến cố A là: P(A) =
\frac{25}{216}

  • Câu 34: Thông hiểu

    Trên bàn có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để trong ba quyển sách lấy ra có ít nhất một quyển là toán?

    Xác suất để trong ba quyển lấy ra có ít nhất một quyển sách Toán là: 1 - \frac{C_{3}^{3}}{C_{7}^{3}} =
\frac{34}{35}

  • Câu 35: Nhận biết

    Gieo một đồng tiền và một con súc sắc. Số phần tử của không gian mẫu là bao nhiêu?

    Mô tả không gian mẫu ta có: \Omega =
\left\{ S1;\ S2;\ S3;\ S4;\ S5;S6;N1;N2;N3;N4;N5;N6
ight\}.

  • Câu 36: Nhận biết

    Một hộp đèn có 12 bóng, trong đó có 4 bóng hỏng. Lấy ngẫu nhiên 3 bóng. Xác suất luôn lấy được 1 bóng hỏng là:

    Trong 3 bóng có 1 bóng hỏng

    Ta có n(\Omega) = C_{12}^{3} =
220.

    Gọi biến cố A : “Trong 3 bóng lấy ra có 1 bóng hỏng”.

    Tính được n\left( \Omega_{A} ight) =
C_{4}^{1}.C_{8}^{2} = 112.

    Vậy P(A) = \frac{112}{220} =
\frac{28}{55}.

  • Câu 37: Thông hiểu

    Có bốn hành khách bước lên một đoàn tàu gồm 4 toa. Mỗi hành khách độc lập với nhau và chọn ngẫu nhiên một toa. Tính xác suất để 1 toa có 3 người, 1 toa có 1 người và 2 toa còn lại không có người?

    Vì mỗi hành khách có 4 cách chọn toa tàu nên: n(\Omega) = 4^{4} = 256

    Để xếp theo yêu cầu của bài toán ta thực hiện các bước liên tiếp như sau:

    Chọn 1 toa để xếp 3 người ta có: C_{4}^{1} = 4

    Chọn 3 người để xếp vào toa đó là: C_{4}^{3} = 4

    Chọn 1 toa từ 3 toa còn lại để xếp người còn lại vào: C_{3}^{1} = 3

    Theo quy tắc nhân ta có: 4.4.3 =
48

    Vậy xác suất cần tìm là: \frac{48}{256} =
\frac{3}{16}

  • Câu 38: Nhận biết

    Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện trong lần gieo không bé hơn 3”.

    Số phần tử của không gian mẫu là: n(\Omega) = 6

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Số chấm xuất hiện trong lần gieo không bé hơn 3” là: A = \left\{ 3;4;5;6ight\}

    \Rightarrow n(A) = 4

    Xác suất của biến cố A là: P(A) =\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{4}{6} = \frac{2}{3}.

  • Câu 40: Vận dụng

    Cho biết:

    Hộp 1: chứa 4 viên bi đỏ và 3 viên bi xanh.

    Hộp 2: chứa 5 viên bi đỏ và 2 viên bi xanh.

    Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp 2 viên bi. Xác suất để lấy các viên bi có cùng màu bằng:

    Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi từ hộp 1 ta có: C_{7}^{2} = 21

    Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi từ hộp 2 ta có: C_{7}^{2} = 21

    Ta có số phần tử không gian mẫu là: n(\Omega) = 21.21 = 441

    Gọi A là biến cố các viên bi lấy ra cùng màu.

    Số phần tử của biến cố A là: n(A) =
C_{4}^{2}.C_{5}^{2} + C_{3}^{2}.C_{2}^{2}

    Vậy xác suất cần tìm là: P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{1}{7}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 10 Xác suất Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo