Đề kiểm tra 45 phút Chương 2 Cacbohiđrat

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 2 Cacbohiđrat gồm các nội dung câu hỏi tổng hợp của Hóa 12 Chương 2, giúp bạn học tự đánh giá kiến thức, năng lực đối với nội dung đã học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?

    Để phân biệt các chất ta dùng Cu(OH)2/OH-:

    - Glucozơ: Cu(OH)2 tan ở nhiệt độ thường cho dung dịch phức đồng màu xanh lam và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng.

    - Glixerol: Cu(OH)2 chỉ tan ở nhiệt độ thường tạo dung dịch phức đồng màu xanh lam.

    - Andehit axetic: chỉ tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng.

    - Lòng trắng trứng: phản ứng màu biure, sản phẩm có màu tím.

    - Rượu etylic: không có phản ứng \Rightarrow Khôn hiện tượng.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Để phân biệt các dung dịch glucozơ; saccarozơ và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?

     

    Thuốc thửGlucozơSaccarozơHồ tinh bột
    Cu(OH)2Phức xanh lamPhức xanh lamKhông hiện tượng
    AgNO3/NH3Kết tủa tráng bạcKhông hiện tượngKhông hiện tượng
  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ X Y Cao su buna. Hai chất X, Y lần lượt là:

    Các phương trình phản ứng xảy ra là:
    {\mathrm C}_6{\mathrm H}_{12}{\mathrm O}_6\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O\;\xrightarrow[{30-35^\circ\mathrm C}]{\mathrm{enzim}}\;2{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;+\;2{\mathrm{CO}}_2
    2C2H5OH \xrightarrow{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3,\;{\mathrm{Cr}}_2{\mathrm O}_3} CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H
    nCH2=CH-CH=CH2 \xrightarrow{\mathrm{TH}} (-CH2-CH=CH-CH2-)n

  • Câu 4: Nhận biết

    Trong mùn cưa có chứa hợp chất nào sau đây?

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho các dãy chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là

     Có 4 chất trong dãy khi thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là: amilozơ, amilopectin, saccarozơ và xenlulozơ.

  • Câu 6: Vận dụng cao

    Khi cho 534,6 gam xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc thu được 755,1 gam hỗn hợp A gồm 2 sản phẩm hữu cơ trong đó một chất là xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc nổ. Tách xenlulozơ trinitrat cho vào bình kín chân không dung tích không đổi 2 lít rồi cho nổ (sản phẩm chỉ gồm các chất khí CO, CO2, H2, N2). Sau đó đo thấy nhiệt độ bình là 300oC. Hỏi áp suất bình (atm) gần với giá trị nào sau đây nhất:

     - Phản ứng của xenlulozơ với HNO3:

          [C6H7O2(OH)3]n + \overline{\mathrm n}HNO3 \xrightarrow{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;\mathrm{đặc}} -[C6H7O2(ONO2)\overline{\mathrm n}(OH)3-\overline{\mathrm n}]- + 3\overline{\mathrm n}H2O

    mol:       3,3                                    ightarrow                   3,3

    Suy ra: msản phẩm = 3,3.(162 + 45\overline{\mathrm n}) = 755,1 \Rightarrow \overline{\mathrm n} = 1,48

    Vậy hai sản phẩm là:

    -[C6H7O2(ONO2)3]-: 0,8 mol

    -[C6H7O2(ONO2)3(OH)2]-: 2,5 mol

    Phản ứng phân hủy -[C6H7O2(ONO2)3]-

    -[C6H7O2(ONO2)3]- \xrightarrow{\mathrm t^\circ}  (CO2\uparrow + CO\uparrow) + N2\uparrow + H2\uparrow

    \Rightarrow\mathrm p=\hspace{0.278em}\frac{\mathrm{nRT}}{\mathrm V}=\frac{8,8.0,082.(300+273)}2=206,73

    Vậy áp suất có giá tri gần 200 nhất

  • Câu 7: Vận dụng

    Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 162 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n

     MC6H10O5 = 162 => n = 162 000 : 162 = 1000.

  • Câu 8: Nhận biết

    Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản đường saccarozơ từ cây mía là:

  • Câu 9: Nhận biết

    Chọn một phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chổ trống của các câu sau đây : Tương tự tinh bột, xenlulozơ không có phản ứng ..(1)…, có phản ứng …(2)… trong dung dịch axit thành …(3)…. (1) (2) (3) lần lượt là

  • Câu 10: Nhận biết

    Cho dãy các chất: glucozơ, fructozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

     Chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là: glucozơ, fructozơ.

  • Câu 11: Nhận biết

    Chất nào sau đây là đisaccarit?

    Monosaccarit: glucozơ và fructozơ (C6H12O6)

    Đisaccarit: saccarozơ và mantozo C12H22O11.

    Polisaccarit: tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n

  • Câu 12: Nhận biết

    Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là

     Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11

  • Câu 13: Thông hiểu
    Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong 3 phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

    Phản ứng không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ là: Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.

    Tính chất anđehit của glucozơ thể hiện qua:

    - Oxi hóa glucozơ:

       + Phản ứng tráng bạc:

     CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)]OH \xrightarrow{t^\circ}CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O

         + Phản ứng với Cu(OH)2:

    CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH \xrightarrow{t^\circ} CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O

    - Khử glucozơ:

    CH2OH[CHOH]4CHO + H2 \xrightarrow{t^\circ} CH2OH[CHOH]4CH2OH

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là:

     Ta có sơ đồ:

    (C6H10O5)n ⟶ C6H12O6 ⟶ 2CO2 ⟶ 2CaCO3

    Theo bài ra ta có: 

    nCaCO3 = nCO2 = 0,75 mol

    \Rightarrow ntinh bột = 1/2 nCO2 = 0,375 mol

     Do hiệu suất đạt 81% nên ta có:

     {\mathrm n}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{0,375}{81\%}

     ⇒ m = 0,463.162 = 75 gam 

  • Câu 15: Vận dụng
    Có các nhận xét sau:

    (1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

    (2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.

    (3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

    (4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.

    (5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.

    (6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.

    Số nhận xét đúng là:

     Các nhận xét đúng là: (3); (4); (6)

    (1) Sai vì chúng đều có công thức phân tử dạng (C6H10O5)n, nhưng giá trị n của xenlulozơ lớn hơn rất nhiều so với tinh bột nên chúng không phải đồng phân của nhau.

    (2) Sai vì trong các đồng phân amio axit của C3H7NO3 (H2N-CH(CH3)-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH) thì chỉ có H2N-CH(CH3)-COOH là \alpha-amino axit nên tạo tối đa được 1 đipeptit.

    (3) Đúng.

    (4) Đúng vì khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

    (5) Sai vì nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 0,1%.

    (6) Đúng vì các protein đều có từ 2 liên kết peptit trở lên, do đó chúng đều có phản ứng màu biure.

  • Câu 16: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây đúng?

     Saccarozơ có nhiều trong cây mía còn được gọi là đường mía.

  • Câu 17: Nhận biết

    Phân tử saccarozơ được tạo bởi:

    Saccarozơ được tạo bởi 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

  • Câu 19: Vận dụng cao

    Thuỷ phân 32,4 gam xenlulozơ trong môi trường axit, sau một thời gian phản ứng trung hoà axit bằng kiềm, lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 32,4 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là:

     Sơ đồ phương trình phản ứng

    (C5H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg

    nAg = 0,3 mol

    ntinh bột = 1/2. nAg = 0,15 mol

    ⇒ mtinh bột = 0,15. 162 = 24,3 gam

    H% = 24,3 : 32,4 . 100% = 75%

  • Câu 20: Thông hiểu

    Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử :

    Dùng dung dịch iot để nhận biết ra hồ tinh bột (hiện tượng: tạo hợp chất màu xanh tím)

    Sau đó dùng dung dịch AgNO3/NH3, to:

    Glucozo: xuất hiện kết tủa Ag

    CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \overset{t^{\circ } }{ightarrow} CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

    Không phản ứng: glixerol.

  • Câu 21: Vận dụng

    Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%. Nếu đem pha loãng ancol đó thành ancol 40o (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/cm3) thì thể tích dung dịch ancol thu được là

    Tinh bột (C6H10O5)n → nGlucozơ (C6H12O6) → 2nC2H5OH + 2nCO2

    mtinh bột = 1.1000.0,95 = 950 kg

    {\mathrm n}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{950}{162\mathrm n}\mathrm{kmol}

    nancol = 2ntinh bột .85%.85% 

              =\;2\mathrm n.\frac{950}{162\mathrm n}.0,85.0,85\;(\mathrm{kmol})

              = 8,4737 kmol

    \Rightarrow mancol = 8,4737.46.1000 = 389793,2 gam

    \Rightarrow Vancol nguyên chất = 389793,2/0,8 = 487241,5 cm3 = 487241,5 ml

    Pha loãng thành ancol 40o ta có:

    {\mathrm m}_{\mathrm{dd}\hspace{0.278em}\mathrm{ancol}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{487241,5.100}{40}\hspace{0.278em}

                     = 1218104 ml =1218,104 lít 

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:

    Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc (-COOH) là axit, hoặc phải có ít nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm glixerol, glucozơ và axit

    fomic.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Để phân biệt 2 dung dịch: saccarozơ và glixerol đựng 2 ống nghiệm riêng biệt mất nhãn người ta phải thực hiện các bước sau:

  • Câu 24: Thông hiểu

    Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây?

    • Cả ba dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
    • Dung dịch saccarozơ không có nhóm CHO nên không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo kết tủa.
    • Fructozơ và glucozơ là đường đơn nên không tham gia phản ứng thủy phân.
  • Câu 25: Vận dụng

    Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột bằng enzim thu được dung dịch X. Lên men rượu X thu được dung dịch Y. Y tham gia được phản ứng tráng gương. Cho Na dư vào Y thì số chất tối đa tác dụng được với Na là bao nhiêu? Biết rằng: enzim không tham gia được phản ứng này và giả thiết các monosaccarit chỉ phản ứng ở dạng mạch hở.

    Tinh bột bị thủy phân hoàn toàn thành glucozơ:
                  (C6H10O5)n + H2O \xrightarrow{enzim} nC6H12O6
    Tiếp tục lên men X thu được dung dịch Y.
                  C6H12O6 \xrightarrow{lên\;men,\;32-35^\circ C} 2CO2 + 2C2H5OH
    Mặt khác Y tham gia được phản ứng tráng gương

    \Rightarrow Trong dung dịch Y ngoài C2H5OH còn có C6H12O6 dư. Các chất này tồn tại trong dung dịch. Khi cho tác dụng với Na, Na sẽ tác dụng với nước trong dung dịch trước tạo thành NaOH:
                      Na + H2O ightarrow NaOH + 1/2H2
    Nhưng do Na dư nên sau khi tác dụng hết với H2O sẽ tác dụng tiếp với C2H5OH:
                     C2H5OH + Na ightarrow C2H5ONa + 1/2H2
    Vậy Na tác dụng được với 2 chất.

  • Câu 26: Nhận biết

    Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

  • Câu 27: Nhận biết

    Nhận xét nào sau đây không đúng?

     Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn. 

  • Câu 28: Nhận biết

    Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:

  • Câu 29: Vận dụng

    Đun nóng 75 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 12,96 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

    Ta có: 

    nAg = 12,96 : 108 = 0,12 mol

    Cứ 1 phân tử glucozơ phản ứng với AgNO3/NH 3 thì sinh ra 2Ag 

    Glucozơ → 2Ag

    0,06 ← 0,12 mol

    => mGlucozơ = 0,06.180 = 10,8 g

    C\%=\hspace{0.278em}\frac{10,8}{75}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}14,4\%

  • Câu 30: Thông hiểu

    Trong các gluxit: glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ có bao nhiêu chất vừa có phản ứng tráng bạc vừa có khả năng làm mất màu nước brom?

     Các chất vừa có phản ứng tráng bạc vừa có khả năng làm mất màu nước brom là glucozơ và mantozơ. 

  • Câu 31: Vận dụng

    Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic.Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Tính khối lượng ancol etylic thu được.

     Sơ đồ: C6H12O6 ightarrow 2C2H5OH

    Ta có: mglucozơ = 10.90% = 9 kg

    \Rightarrow nglucozơ = 9/180 = 0,05 kmol

    \Rightarrow nancol = 0,05.2.95% = 0,095 kmol

    \Rightarrow mancol = nancol.46 = 0,095.46 = 4,37 kg

  • Câu 32: Vận dụng cao

    Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm HCOOCH=CH2, CH3COOH, (C6H10O5)n bằng lượng oxi dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho sản phẩm cháy thu được hấp thụ hết toàn bộ vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

     n kết tủa = nBaCO3 = 0,47 mol

    nCO2 = nBaCO3 = 0,47 mol

    => nC = 0,47 mol

    mdung dịch giảm = mkết tủa – mCO2 – mH2O

    => 65,07 = 92,59 – 0,47.44 – mH2O

    => mH2O = 6,84 gam => nH2O = 0,38 mol => nH = 0,76 mol

    => nO = nH: 2 = 0,38 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố

    mhỗn hợp = mC + mH + mO = 0,47.12 + 0,76 + 0,38.16 = 12,48 gam

  • Câu 33: Nhận biết

    Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

     Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo 2 loại phức đồng khác nhau. Trong phức đồng của glucozơ có chứa nhóm CH=O, phức đồng của fructozơ có chưa nhóm C=O

  • Câu 34: Vận dụng cao

    Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dich Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch R. Đun kĩ dung dịch R thu thêm được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là

    nkết tủa = nCaCO3 = 550 : 100 = 5,5 mol

    Sơ đồ phương trình phản ứng

    (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nCO2

    Phương trình phản ứng hóa học

    Đun kĩ dung dịch R thu thêm kết tủa nữa thì trong dung dịch có muối Ca(HCO3)2

    n kết tủa sau = 75 : 100 = 0,75 mol

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)

    2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

    Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O (3)

    Theo phương trình phản ứng (1) và (2) ta có:

    nCO2 = nCaCO3 (1) + 2 nCaCO3 (3) = 5,5 + 2.0,75 = 7 mol

    ntinh bột = 1/2. nCO2 = 3,5 mol => m tinh bột = 3,5 . 162 = 567 gam

    Hiệu suất 81% nên ta có:

    ⇒ m = 567 : 81% = 700 g

  • Câu 35: Nhận biết

    Hai chất đồng phân của nhau là

     Fructozơ và glucozơ đều có công thức phân tử là C6H12O nên là đồng phân của nhau.

  • Câu 36: Thông hiểu

    Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

    Phương trình hóa học minh họa

    C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

    CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

    CH3CHO + 1/2 O2 → CH3COOH.

  • Câu 37: Nhận biết

    Đồng phân của glucozơ là

  • Câu 38: Nhận biết

    Nhận định nào sau đây không đúng?

     Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

  • Câu 39: Nhận biết

    Glucozơ là một hợp chất:

    Cacbohiđrat được phân làm ba nhóm chính sau:

    + Monosaccarit: glucozơ, fructozơ (C6H12O6)

    + Đisaccarit: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11)

    + Polisaccarit: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n

  • Câu 40: Vận dụng

    Tiến hành lên men toàn bộ m gam glucozơ thành ancol etylic. Khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 45 gam kết tủa. Hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là:

    nCaCO3 = 45: 100 = 0,4 mol

    Phương trình phản ứng

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

    0,45 ← 0,45

    C6H12O6 \overset{lên\;  men}{ightarrow}2CO2 + 2C2H5OH

    => nglucozo (lí thuyêt) = 1/2.nCO2 = 0,45: 2 = 0,225 mol

    nglucozo(thực tế) = nglucozo(lí thuyết) : H% = 0,225: 75% = 0,3 mol

    => mglucozo = 0,3.180 = 54 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 2 Cacbohiđrat Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo