Đề kiểm tra 45 phút Chương 3 Amin, amino axit và protein

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 3 Amin, amino axit và protein được thay đổi liên tục giúp học sinh ôn tập kiến thức và kĩ năng giải bài tập Hóa 12.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho các loại hợp chất sau: đipeptit, polipeptit, protein, glixerol, litpit, đisaccarit. Có bao nhiêu chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

    - Polipeptit và protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH.

    - Glixerol và đisaccarit tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH.

  • Câu 2: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X được 8,96 lít CO2; 1,12 lít N2 (đktc) và 9,9 gam H2O Công thức của X là

     Ta có:

    nN2 = 0,05mol → nN = 0,1 mol

    nCO2 = 0,4mol → nC = 0,4 mol

    nH2O = 0,45 mol → nH = 0,9 mol

    →nC : nH : nN = 4 : 11: 1

    → CTĐGN của X là C4H11N, vì X là amin đơn chức nên CTPT X là C4H11N.

  • Câu 3: Vận dụng

    Cho 0,04 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 7,34 gam muối khan. Mặt khác 0,04 mol X tác dụng vừa đủ với 80 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là

     nHCl = 0,04 mol; nNaOH = 0,08 mol

    (H2N)nR(COOH)m + nHCl ightarrow (ClH3N)nR(COOH)m

          0,04        ightarrow        0,04n   ightarrow        0,04

    0,04n = 0,1.0,4  \Rightarrow n = 1

    {\mathrm M}_{\mathrm{amino}\;\mathrm{axit}\;}=\;\frac{7,34}{0,04}-36,5\;=\;147

    (H2N)nR(COOH)m + mNaOHightarrow (H2N)nR(COONa)m + mH2O

       0,04       ightarrow            0,04m

    0,04m = 0,08 \Rightarrow m = 2

    \Rightarrow R + 16 + 45.2 = 147

    \Rightarrow R = 41 (C3H5)

    Vậy X là H2NC3H5(COOH)2

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:

    Gọi CTPT amino axit là CnH2n+1O2N: x mol, amin CmH2m+3N: y mol

    Khi đốt cháy:

    CnH2n+1O2N + (1,5n-0,75)O2 → nCO2 + (n+0,5)H2O + 0,5N2

      x                       1,5nx-0,75x              nx

    CmH2m+3N + (1,5m+0,75)O2 → mCO2 + (m+1,5) H2O + 0,5N2

      y                   1,5my+0,75m         my

    nO2 = 1,5nx – 0,75x + 1,5my + 0,75y = 0,57     (1)

    nX = x + y = 0,16                                               (2)

    nCO2 = nx + my = 0,37                                      (3)

    Từ (1), (2), (3) ta có: x = 0,07; y = 0,09

    ⇒ nKOH = namino axit = 0,07 mol

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho các chất sau: C2H6 (1), CH3(NH2)CH-COOH (2), CH3COOH (3), C2H5OH (4). Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là:

  • Câu 6: Vận dụng cao

    Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6-tribrom anilin là

     C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr

    Số mol C6H2Br3NH3 là:

      n\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{44}{330}\;mol

    Theo pt:

    nBr_2\;=\;3.n_{C6H2Br3NH3\;}=\;3.\frac{4,4}{330}\;=0,04\;\;mol

    \Rightarrow mBr2 = 0,04.160 = 6,4 (gam)

    \Rightarrow m_{ddBr23\%}\;=\;6,4:3\%\;=\frac{640}3\;gam

    \Rightarrow V_{Br2cần\;dùng\;}=\;\frac mD\;=\;\frac{640}{3.\;1,3}\;=\;164,1\;(ml)\\

     

  • Câu 7: Nhận biết

    Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là?

    Mmuối = 95,5 \Rightarrow Mamin = 95,5 - 36,5 = 59 

    \Rightarrow X là C3H9N.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Có mấy hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N có chung tính chất là vừa tác dụng với HCl và NaOH:

     Các chất thõa mãn là:

    C2H5COONH4

    CH3COONH3CH3

    HCOONH3C2H5

    HCOONH2(CH3)2

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X là:

    Theo bài ra, ta có:

    nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol.

    \Rightarrow muối gồm có 0,1 mol muối amino axit và 0,1 mol NaCl.

    \Rightarrow mmuối amino axit = 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7.

    \Rightarrow M muối aminoaxit = 97

    \Rightarrow H2N - R - COONa R = -CH2-

    \RightarrowX là: H2N - CH2 – COOH.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Một hợp chất hữu cơ X có Công thức phân tử C3H7O2N. X phản ứng với dung dịch Br2, X tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất hữu cơ X có công thức cấu tạo:

    • A sai vì H2N–CH=CH–COOH có CTPT là C3H5O2N.
    • B đúng vì CH2=CHCOONH4 phản ứng với dung dịch Br2, tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH

    CH2=CHCOONH4 + Br2 ightarrow CH2BrCHBrCOONH4

    CH2=CH-COONH4 + HCl ightarrow CH2=CH-COOH + NH4Cl

    CH2=CH-COONH4 + NaOH ightarrow CH2=CH-COONa + NH3 + H2O

    • C sai vì H2N–CH2–CH2–COOH không tác dụng được với dung dịch Br2.
    • D sai vì A sai.
  • Câu 12: Thông hiểu

    Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:

    Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% và 1ml dung dịch NaOH 30%.

    Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

    Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.

    Nhận định nào sau đây là sai?

     B sai vì lòng trắng trứng có phản ứng màu biure còn đipeptit thì không có.

  • Câu 13: Nhận biết

    Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

     Chỉ thu được 2 đipeptit khác nhau là gly-ala, và ala-gly

  • Câu 14: Thông hiểu

    Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X ngoài các α-amnioaxit còn thu được các đipeptit: Gly – Ala, Phe – Val, Ala – Phe. Cấu tạo đúng của X là:

    X là tetrapeptit nên X có 4 mắt xích.

    - Thủy phân X thu được Gly – Ala và Ala – Phe

    → đoạn mạch có: Gly – Ala – Phe.

    - Thủy phân X thu được cả Phe – Val

    → X là Gly – Ala – Phe – Val.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Phần trăm khối lượng nitơ có trong lysin là:

     CTCT của lysin: NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH.

    \%N\;=\;\frac{14.2}{146}.100\%\;=\;19,18\%

  • Câu 16: Nhận biết

    Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?

    Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí ở điều kiện thường.

  • Câu 17: Vận dụng

    Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

     X là Gly-Ala-Ala có MX = 75 + 89.2 – 2.18 = 217

    Gly-Ala-Ala + 3NaOH → hh muối + H2O

             0,1            →                            0,1

    Bảo toàn khối lượng:

    mchất rắn = mX + mNaOH ban đầu – mH2O

    = 0,1.217 + 0,4.40 – 0,1.18 = 35,9 gam

  • Câu 18: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

  • Câu 19: Vận dụng

    Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% khối lượng N. X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

     Gọi CTPT của X là: CxHyNz

    Vì X + HCl theo tỉ lệ 1: 1 \Rightarrow z = 1 \Rightarrow CTPT: CxHyN

    \%{\mathrm m}_{\mathrm N}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{14}{12\mathrm x+\mathrm y+14}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}23,72\%

    \Rightarrow 12x + y = 45.

    \Rightarrow x = 3, y = 9.

    CTPT: C3H9N

    \Rightarrow 12x + y = 45.

  • Câu 20: Nhận biết

    α-amino axit là amino axit mà có nhóm amino gắn ở cacbon có vị trí thứ mấy?

  • Câu 21: Nhận biết

    Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

  • Câu 22: Vận dụng

    Cho 4,45 gam amino axit X ( công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 5,55 gam muối. Phần trăm khối lượng của H trong phân tử là?

    H2NCnH2nCOOH + NaOH → H2NCnH2nCOONa + H2O

              a                                 →           a

    Ta có:

    → mtăng = mmuối – mX = 23a – a = 5,55 – 4,45.

    → 22a = 1,1

    → a = 0,05 mol.

    M_{H2NCnH2nCOOH}\;=\;\frac mn\;=\;\frac{4,45}{0,05}\;=\;89

    → 16 + 14n + 45 = 89

    → n = 2

    → X: H2NC2H4COOH

    \%m_H=\;\frac7{89}.100\%\;=\;7,87\%

  • Câu 23: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

  • Câu 24: Nhận biết

    Amino axit X có phân tử khối bằng 147, tên của X là:

    Axit glutamic: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH

    → Maxit glutamic : 147.

  • Câu 25: Vận dụng

    Hợp chất X là 1 amin đơn chức bậc 1 chứa 24,56% nitơ. Công thức phân tử của X là:

     Gọi công thức của amin đơn chức, bậc 1 X là RNH2:

    \%N\;=\;\frac{14}{R+16}.100\%\;=\;24,56\%

    → R = 41.

    → X là C3H5NH2.

  • Câu 26: Nhận biết

    Trong các tên dưới đây tên nào không phù hớp với chất:

    CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?

  • Câu 27: Vận dụng

    Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nếu phân tử khối của X là 50000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

     {\mathrm n}_{\mathrm X}\;=\;\frac{500}{50000}=\;0,01\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{alanin}}\;=\;\frac{178}{89}=2\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow Số mắt xích alanin là

    \mathrm n\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{ala}}}{{\mathrm n}_{\mathrm x}}=\;\frac2{0,01}=\;200

  • Câu 28: Thông hiểu

    Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

    Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
    + R đẩy e → làm tăng mật độ electron trên N → tăng tính bazơ.
    + R hút e → làm giảm tính bazơ.
    Khả năng đẩy e của gốc C6​H5​-​< H < -CH3 nên tính bazơ của các chất tương ứng sẽ là: C6​H5​NH2​ < NH3 < CH3​NH2​.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Có 3 chất lỏng benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

    -  Để phân biệt 3 chất lỏng benzen, anilin và stiren có thể dùng nước brom:

    - Hiện tượng:

    + Ở lọ xuất hiện kết tủa trắng là anilin:

    + Chất lỏng ở lọ làm mất màu dung dịch brom là stiren:

    C6H5-CH=CH2 + Br2 ⟶ C6H5-CHBr-CH2Br

    + Lọ không hiện tượng là benzen.

  • Câu 30: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8O4N2) và chất Z (C4H8N2O3) ; trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:

    Y là NH4–OOC–COO–NH4: a mol

    Z là H2N–CH2–CO–NH–CH2–COOH: b mol.

    X + NaOH:

    nkhí = nNH3 = 2a = 0,2 mol.

    Mx = 124a + 132b = 25,6

    \Rightarrow a = 0,1 và b = 0,1 mol

    X + HCl:

    0,1 mol (COOH)2 và 0,2 mol H3NCl – CH2 – COOH

    → m = 0,1.90 + 0,2.111,5 = 31,30 (gam)

  • Câu 31: Nhận biết

    Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  • Câu 32: Nhận biết

    Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • Câu 33: Thông hiểu

    Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được khi ở bảng sau:

    Chất

    Thuốc thử

    Hiện tượng

    X

    Quỳ tím

    Quỳ tím chuyển sang màu xanh

    Y

    AgNO3/NH3/to

    Tạo kết tủa Ag

    Z

    Nước brom

    Tạo kết tủa trắng

    Các chất X, Y, Z lần lượt là:

    • X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh → X là etylamin
    • Y tạo kết tủa bạc với AgNO3/NH3/to → Y có nhóm CHO vậy Y là glucozơ
    • Z tạo kết tủa trắng với nước brom → Z là anilin.
  • Câu 34: Thông hiểu
    Hòa tan 0,1 mol metylamin vào nước được 1 lít dung dịch X. Khi đó:

     Do metylamin là bazơ yếu nên khi hòa vào nước có cân bằng:

               CH3NH2 + H2O ightleftharpoons CH3NH3+ + OH-

    Phân li không hoàn toàn nên nồng độ của ion CH3NH3+ < 0,1M

  • Câu 35: Nhận biết

    Số nguyên tử oxi trong phân tử tyroxyl là

     CTCT tyrosin : p-HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH.

  • Câu 36: Nhận biết

    Số đồng phân bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là

    Số đồng phân amin bậc 2 của C4H11N là: CH3CH2NHCH3CH2; CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH(CH3)NHCH3.

  • Câu 37: Vận dụng cao

    Amino axit X có công thức dạng NH2CxHyCOOH. Đốt cháy m gam X bằng oxi dư thu được N2; 1,12 lít CO2 (đktc) và 0,99 gam H2O. Cho 29,25 gam X vào V lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và KOH 2,5M thu được dung dịch chứa a gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

    Đốt m gam X: nCO2 = 0,05 mol; nH2O = 0,055 mol

    \Rightarrow nH2O > nCO2 \Rightarrow X là amino axit no, có 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH.

    Gọi công thức của X có dạng: CnH2n+1O2N

    CnH2n+1O2N + O2 → nCO2 + (n+0,5)H2O

                                        0,05        0,055

    \Rightarrow 0,055n = 0,05.(n+0,5) \Rightarrow n = 5 (C5H11O2N)

    - Xét phản ứng cho 29,25 gam X phản ứng với H2SO4 thu được Y, sau đó cho Y tác dụng với hỗn hợp NaOH và KOH vừa đủ:

    nX = 29,25 : 117 = 0,25 mol

    Để đơn giản ta coi như cho hỗn hợp X và H2SO4 phản ứng với hỗn hợp NaOH và KOH:

    Ta có: nNaOH + nKOH = 2nH2SO4 + nX

    \Rightarrow 0,2 + 0,25 = 2nH2SO4 + 0,25

     \Rightarrow nH2SO4 = 0,1 mol

    nH2O = nNaOH + nKOH = 0,2 + 0,25 = 0,45 mol

  • Câu 38: Nhận biết

    Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?

  • Câu 39: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

    Trong phân tử lysin có 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH nên làm quỳ chuyển xanh

  • Câu 40: Nhận biết

    Khi nấu canh cua thấy các màng "gạch cua" nổi lên là do

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 3 Amin, amino axit và protein Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo