Đề kiểm tra 45 phút Chương 5 Đại cương về kim loại

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 5 Đại cương về kim loại gồm các nội dung câu hỏi tổng hợp của Hóa 12 Chương 5, giúp bạn học tự đánh giá kiến thức, năng lực đối với nội dung đã học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:

  • Câu 2: Nhận biết

    Mạng tinh thể kim loại gồm có:

  • Câu 3: Vận dụng cao

    Cho m gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,64 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp trộn vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được m + 0,72 gam kim loại. Giá trị của m là 

    Gọi số mol của Fe và Cu lần lượt là x, y

    Xét phản ứng của Fe và Cu với AgNO3 dư, thu được 35,64 gam kim loại là Ag:

    Quá trình nhường e:

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;3\mathrm e

    x                       3x

    \overset0{\mathrm{Cu}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e

    y                       2y

    Quá trình nhận e:

    \overset{+1}{\mathrm{Ag}}\;+1\mathrm e\;ightarrow\overset0{\mathrm{Ag}}

               0,33     0,33

    Bảo tòan e: 3x + 2y = 0,33                (1)

    Xét phản ứng của Fe và Cu với CuSO4 dư:

    Fe + Cu2+ ightarrow Fe2+ + Cu 

    x                                     x

    Khối lượng hỗn hợp tăng:

    64x - 56x = 0,72                                 (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,09 và y = 0,03

    m = mFe + mCu = 56.0,09 + 64.0,03 = 6,96 gam

  • Câu 4: Thông hiểu

    Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi khí thoát ra là:

    Thứ tự các ion và chất bị điện phân ở catot là Fe3+, Cu2+, Zn2+, H2O (sinh khí H2). Điện phân dung dịch NaCl không sinh ra kim loại.

    Vậy kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là Zn. 

  • Câu 5: Nhận biết

    Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh gọi là

  • Câu 6: Thông hiểu

    Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

     Khi cho Fe dư và dug dịch AgNO3:

    Fe + AgNO3 ightarrow Fe(NO3)2 + Ag 

    Vì Fe dư nên chỉ tạo được 1 muối Fe(NO3)2

  • Câu 7: Thông hiểu

    Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Thí nghiệm cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng xảy ra ăn mòn điện hoá, do thỏa mãn cả 3 điều kiện về ăn mòn điện hóa học: Xuất hiện cặp Fe – Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau và các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

  • Câu 8: Vận dụng

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.

    (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

    (c) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.

    (d) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.

    Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là:

     Các thí nghiệm thu được kim loại: (a), (b), (d).

    MgCl2 \xrightarrow{đpnc} Mg + Cl2

    Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag↓ + Fe(NO3)3

    CuO + H2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} Cu + H2O

  • Câu 9: Nhận biết

    Trong phương pháp thủy luyện dùng điều chế Ag từ quặng có chứa Ag2S. Hóa chất cần dùng là:

     Ag là kim loại hoạt động yếu, nguyên tắc là có thể dùng phương pháp thủy luyện như sau:

    Ag2S  4NaCN ightarrow 2 Na[Ag(CN)2] (phức tan) + Na2S

    Zn + 2Na[Ag(CN)2] ightarrow Na2[Zn(CN)4] + 2Ag\downarrow

  • Câu 10: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

    Kim loại Cu có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện.

    Các kim loại Na, Mg, Al chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

    Trên cửa của các đập nước bằng thép (là hợp kim của Fe và C) thường gắn thêm Zn mỏng làm kim loại hi sinh để bảo vệ sắt.

    Vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe và có tốc độ ăn mòn chậm

    Tấm thép được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 20 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thây khối lượng chất rắn trong ống sứ còn lại 16,8 gam. Phần trăm CuO đã bị khử là

    Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng của oxi:

    {\mathrm n}_{\mathrm{CuO}\;}=\;{\mathrm n}_{\mathrm O}\;=\;\frac{20\;-\;16,8}{16}\;=\;0,2\;\mathrm{mol}

    Phần trăm CuO đã bị khử là:

    \frac{0,2.80}{20}.100\%\;=\;80\%

  • Câu 13: Vận dụng

    Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68 A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là:

    Phương trình phản ứng:

    MgCl2 + 2H2O \xrightarrow{đpdd} Mg(OH)2 + H2 + Cl2

    - Ta có: ne trao đổi = It/F = 0,2 mol

    \Rightarrow nMgCl2 = nCl2 = nH2 = ne/2 = 0,1 mol

    \Rightarrow mdd giảm = 58.nMg(OH)2 + 2nH2 + 71nCl2 = 13,1 gam

  • Câu 14: Thông hiểu

    Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:

    Do Fe có tính khử lớn hơn Sn, đủ điểu kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa nên Fe sẽ bị ăn mòn điện hóa.

  • Câu 15: Nhận biết

    Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

  • Câu 16: Vận dụng

    Hòa tan 5,1 gam oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là :

    Gọi công thức của oxit là A2O3

    Ta có A2O3 + 6HCl → 2ACl3 + 3H2O

    Từ PTHH ta có:

    nA2O3 = 1/6 .nHCl = 1/6 . 0,3 = 0,05 mol

    ⇒ MA2O3 = mA2O3/nA2O3 = 5,1/0,05 = 102

    MA2O3 = 2.MA + 3.16 = 2MA + 48 = 102

    ⇒ MA = 27 ⇒ A là nhôm

    Vậy oxit kim loại là Al2O3

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho 17 gam oxit M2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thu được 57 gam muối sunfat. Nguyên tử khối của M là:

              M2O3 + 3H2SO4 ightarrow M2(SO4)3 + 3H2O

    mol:   1                                     1

    \Rightarrow mtăng = (2M + 96.3) - (2M + 48) = 240 gam

              M2O3 + 3H2SO4 ightarrow M2(SO4)3 + 3H2O

    mol:      a                                   a

    \Rightarrow mtăng = 57 - 17 = 40 gam

    \Rightarrow\;\mathrm a\;=\;\frac{40}{240}=\frac16\mathrm{mol}

    \;{\mathrm M}_{{\mathrm M}_2{\mathrm O}_3}\;=\frac{{\mathrm M}_{{{\mathrm M}_2\mathrm O}_3}}{{\mathrm n}_{{\mathrm M}_2{\mathrm O}_3}}=\frac{17}{\displaystyle\frac16}=102

    \RightarrowMM = 27 (nhôm)

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Cho 19 gam hỗn hợp gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 1,25:1) và bình đựng 4,48 lít khí Cl2 (đktc), sau các phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl (dư) thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra (đktc). Kim loại M là

     \mathrm M\;ightarrow\mathrm M^{\mathrm n+}\;+\;\mathrm{ne}

    1,25x                 1,25nx

    \mathrm{Zn}\;ightarrow\mathrm{Zn}^{2+}\;+\;2\mathrm e

      x                         2x

    {\mathrm{Cl}}_2\;+\;2\mathrm e\;ightarrow2\mathrm{Cl}^-

      0,2       0,4

    2\mathrm H^+\;+\;2\mathrm e\;ightarrow{\mathrm H}_2

                   0,5     0,25

    Bảo toàn e ⇒ 1,25nx + 2x = 0,4 + 0,5 = 0,9                     (1)

    Mặt khác: 1,25M + 65M = 19                                            (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    \frac{1,25\mathrm M\;+\;65\mathrm M}{1,25\mathrm n\;+\;2}\;=\frac{\;19}{0,9}

    ⇒ n = 2; M = 24 (Mg)

  • Câu 19: Nhận biết

    Cho dãy kim loại sau: W, Ag, Al, Cr. Kim loại cứng nhất trong các kim loại trên là

  • Câu 20: Nhận biết

    Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do:

    Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của electron tự do.

  • Câu 21: Nhận biết

    Kim loại kiềm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây

     Các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của kim chúng, nghĩa là khử ion kim loại bằng dòng điện.

  • Câu 22: Nhận biết

    Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

     Các kim loại có tính khử mạnh như K, Na, Ca, Ba, Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

  • Câu 23: Vận dụng

    Điện phân 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm FeCl3 1M, FeCl2 2M, CuCl2 1M và HCl 2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp cường độ dòng điện là 5 trong 2 giờ 40 phút 50 giây ở catot thu được:

     nFe3+ = 0,1 mol, nFe2+ = 0,2 mol, nCu2+ = 0,1 mol, nH+ = 0,2 mol

    {\mathrm n}_{\mathrm e\;\mathrm{trao}\;\mathrm{đổi}}\;=\;\frac{\mathrm{It}}{\mathrm F}\;=\;\frac{5.9650}{96500}\;=\;0,5\;\mathrm{mol}

    Thứ tự điện phân:

    Fe3+ ightarrow Cu2+  ightarrow H+ ightarrow Fe2+
    .
    Bảo toàn e tại điện cực ta có:

    ne trao đổi  = nFe3+ + 2nCu2+ + nH+ + 2nFe2+
    Thay số mol các ion theo thứ tự ưu tiên vào để so sánh, ta có:
    0,5 mol < (0,1 + 2.0,1 + 0,2) + 2.02 = 0,9 mol
    Fe2+ còn dư, phản ứng điện phân dừng lại ở H+ và lượng H+ cũng đã hết.
    Tại catot chỉ có Cu sinh ra:

    mCu = 0,1.64 = 6,4 gam

  • Câu 24: Vận dụng cao

    Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ (mol/lít), và thấy khối lượng dung dịch giảm đi 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và chất rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y là:

    nFe = 0,05

    Phương trình hóa học

          4AgNO3 + 2H2O → 4Ag ↓ + O2 ↑ + 4HNO3

    mol:   x          →               x    → 0,25x  →   x

    Gọi nAgNO3 bị điện phân là x (mol)

    Ta có: mdd giảm = mAg + mO2

    ⇒ 108x + 0,25x. 32 = 9,28

    ⇒ x = 0,08 (mol)

    Theo đề bài dung dịch X là AgNO3 và HNO3 có nồng độ mol/l bằng nhau:

    ⇒ nAgNO3 dư = nHNO3 = 0,08 (mol)

              Fe  +  4H+  +  NO3-  →  Fe3+  +  NO  +  2H2O    (1)

    P/ư: 0,02 ← 0,08 → 0,02  →   0,02

    Dư: 0,03                   0,14

              Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓                                   (2)

    P/ư: 0,03 → 0,06 → 0,03

    Dư:  0,02

              Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag↓                                    (3)

    P/ư: 0,02 → 0,02→ 0,02

    Sau phản ứng (1), (2), (3) ta có:

    nFe2+ = nFe2+ (2) – nFe2+ (3) = 0,03 – 0,02 = 0,01 (mol)

    nFe3+ = nFe3+ (1) + nFe3+ (3) = 0,02 + 0,02 = 0,04 (mol)

    Vậy dung dịch Y gồm: Fe(NO3)2: 0,01 mol; Fe(NO3)3: 0,04 (mol)

    ⇒ m = 0,01.180 + 0,04.242 = 11,48 (g)

  • Câu 25: Nhận biết

    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:

     Hg là kim loại duy nhất ở điều kiện thường ở thể lỏng \Rightarrow có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại có tính khử yếu nhất là:

     Dựa vào dãy điện hóa của kim loại ta có tính khử:

    Mg > Zn > Cu > Ag.

  • Câu 27: Nhận biết

    Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

  • Câu 28: Vận dụng cao

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.

    (2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

    (3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH.

    (4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch HCl.

    (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

    (6) Ngâm môt miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

    Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

    (1) tạo pin điện Cu - Ag nhúng trong dung dịch điện li (AgNO3) \Rightarrow ăn mòn điện hóa.

    (2) chỉ có ăn mòn hóa học.

    (3) chỉ có ăn mòn hóa học.

    (4) cặp pin điện Fe - Cu nhúng trong dung dịch điện li (HCl) \Rightarrow ăn mòn điện hóa.

    (5) tạo pin điện Fe-C cùng nhúng trong dung dịch điện li (không khí ẩm) \Rightarrow ăn mòn điện hóa.

    (6) chỉ có ăn mòn hóa học.

    Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa.

  • Câu 29: Vận dụng

    Hòa tan 5,6 gam Fe bằng 250 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X có chứa chất tan T. Chất T có khả thể tác dụng với Na2CO3 tạo khí. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của T là:

     nFe = 0,1 mol; nHCl = 0,25 mol

    PTHH:

             Fe  +  2HCl ightarrow FeCl2 + H2\uparrow

    Bđ:   0,1     0,25

    Pư:   0,1ightarrow  0,2 ightarrow     0,1

    Spư:  0        0,05

    Dung dịch X thu được gồm: FeCl2: 0,1 mol; HCl dư: 0,05 mol

    Vì T phản ứng được với Na2CO3 sinh ra khí \Rightarrow T là HCl

    \;{\mathrm C}_{\mathrm M}\;_{\mathrm{HCl}\;\mathrm{dư}}\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm V}_{\mathrm{HCl}}}

    =\frac{\;0,05}{0,25}\;=\;2\;(\mathrm M)

  • Câu 30: Nhận biết

    Các tính chất sau: tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại là do

    Những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do các electron tự do trong kim loại.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Hỗn hợp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch ?

     Hỗn hợp chất không cùng tồn tại trong một dung dịch là Fe(NO3)2 và AgNOdo xảy ra phản ứng: 

    Fe(NO3)2 + AgNO3 ightarrow Fe(NO3)3 + Ag

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho các phản ứng sau:

    Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

    AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

    Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

    Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

    \Rightarrow Ta có dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là: Fe2+, Fe3+, Ag+.

  • Câu 33: Nhận biết

    Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp kim là

  • Câu 34: Nhận biết

    Liên kết trong mạng tinh thể kim loại là liên kết:

  • Câu 35: Vận dụng

    Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là

    Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl:

    FeO + 2H+ → Fe2+ + H2O

    Fe2O3 + 6H+ → Fe3+ + 3H2O

    Gọi số mol mỗi chất trong hỗn hợp là x (mol)

    \Rightarrow\mathrm x\;=\;\frac{\mathrm a}{232}\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}\;=\;\frac{\mathrm a}{232}\mathrm{mol} 

    Hoà tan Cu vào dung dịch trên:

    Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    Khi Cu tan hoàn toàn tức là

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}\;\leq\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{Fe}^{3+}}

    \Rightarrow\frac{\mathrm b}{64}\leq\frac{\mathrm a}{232}\;\mathrm{hay}\;64\mathrm a\;\geq\;232\mathrm b

  • Câu 36: Thông hiểu

    Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:

    Dựa vào quy tắc α ta xác định được các cặp chất có phản ứng Zn, Ag với Fe2+ là . Phản ứng:

    Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe

    Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

  • Câu 37: Nhận biết

    Đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên, thí nghiệm trên chứng tỏ nhôm có tính chất

  • Câu 38: Thông hiểu

    Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p63d6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

    Ta có: M2+ + 2e → M

    \Rightarrow Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p63d64s2

    - Biện luận:

    + Z = 26 \Rightarrow Ô 26

    + Có 4 lớp e \Rightarrow Chu kỳ 4

    + e cuối cùng điền vào phân lớp d nên thuộc nhóm B. Tổng số e hóa trị là 8 \Rightarrow Nhóm VIIIB

    Vậy vị trí của M trong bảng tuần hoàn là ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB

  • Câu 39: Thông hiểu

    Phương pháp thích hợp để điều chế Ca từ CaCl2

    Do Ca là kim loại có độ hoạt động mạnh nên phương pháp thích hợp để điều chế Ca từ CaCl2 là điện phân CaCl2 nóng chảy. 

  • Câu 40: Thông hiểu

    Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu-Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ

    Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng thỏa mãn các điều điện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

    • Có 2 điện cực khác nhau bản chất hóa học (Cu-Fe).
    • Tiếp xúc trực tiếp với nhau.
    • Nhúng cùng trong dung dịch chất điện ly (trong nước giếng có hòa tan chất điện ly.)

    Vậy sau một thời gian chiếc chìa khóa sẽ bị ăn mòn điện hóa.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 5 Đại cương về kim loại Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo