Đề kiểm tra 45 phút Chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng gồm các nội dung câu hỏi tổng hợp của Hóa 12 Chương 7, giúp bạn học tự đánh giá kiến thức, năng lực đối với nội dung đã học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

    Phương trình phản ứng xảy ra

    4Fe(NO3)2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe2O3 + 8NO2 + O2 (1)

    2Fe(OH)3 \overset{t^{o} }{ightarrow} Fe2O3 + 3H2O (2)

    FeCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} FeO + CO2(3)

    4FeO + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe2O3 (4)

    Lượng O2 sinh ra từ phản ứng nhiệt phân Fe(NO3)2 đủ để oxi hóa hết lượng FeO sinh ra từ phản ứng (3). 

    Sau phản ứng chỉ thu được một chất rắn nên chất rắn đó phải là Fe2O3.

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, thu được hỗn hợp Y gồm bốn chất nặng 6,384 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành 9,062 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm của khối lượng của từng chất trong X lần lượt là.

    Đặt số mol FeO, Fe2O3 lần lượt là x, y mol

    ⇒ x+ y = 0,04 mol (1)

    Bản chất phản ứng: CO + O (oxit) → CO2

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nO (oxit)= nCO2= nBaCO3= 9,062:197= 0,046 mol

    Khi cho CO qua hỗn hợp X thì khối lượng chất rắn giảm. Lượng giảm chính là lượng O trong oxit tách ra

    ⇒ mhỗn hợp X = mY + mO (oxit tách ra)= 4,784 + 0,046.16 = 5,52 gam

    ⇒ 72x + 160y = 5,52 gam (2)

    Giải hệ phương trình (1), (2) ta có x = 0,01; y = 0,03

    mFeO= 0,01.72 = 0,72 gam ⇒ %mFeO = 0,72 : 5,52 .100% =  13,04% 

    %Fe2O3 = 100% - 13,04% =  86,96% 

  • Câu 3: Nhận biết

    Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim.

    - Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng được với flo.

    - Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(III).

    - Lưu huỳnh phản ứng được với crom ở nhiệt độ cao.

    - Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(III).

  • Câu 4: Nhận biết

    Hai chất chỉ có tính oxi hóa là

    Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 ⇒ Các hợp chất sắt III chỉ có tính oxi hóa 

  • Câu 5: Thông hiểu

    Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:

    Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH vì tạo kết tủa

    Fe(NO3)2 + 2KOH → Fe(OH)2 ↓ + 2KNO3

    CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2 ↓ + 2KCl

  • Câu 6: Thông hiểu

    Quặng nào sau đây có hàm lượng sắt cao nhất:

    Hàm lượng %Fe trong các quặng:

    Manhetit (Fe3O4):

    \%Fe=\frac{56.3}{56.3+16.4}.100\%=72,41\%

    Hemantit đỏ (Fe2O3):

    \%Fe=\frac{56.2}{56.2+16.3}.100\%=70\%

    Pirit sắt (FeS2): 

    \%Fe=\frac{56}{56+32.2}.100\%=46,67\%

    Xederit (FeCO3)

    \%Fe=\frac{56}{56+\;12+16.3}.100\%=48,27\%

  • Câu 7: Nhận biết

    Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

    Thêm lượng dư Fe:

    Phương trình phản ứng:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Kết thúc phản ứng, lọc bỏ kim loại thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết.

  • Câu 8: Vận dụng cao

    Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lít khí H2 (dktc). Giá trị của V là:

    Áp dụng Bảo toàn khối lượng:

    mAl + mCr2O3 = mX

    => nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

    Sau phản ứng có: nCr= 0,2 mol ;

    nAl= 0,1 mol là phản ứng với axit tạo H2

    Phương trình phản ứng hóa học

    Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

    Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

    => nH2 = nCr+ nAl.1,5 = 0,35 mol

    => VH2 = n.22,4 = 0,35.22,4 = 7,84 lit

  • Câu 9: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn, hòa tan hoàn toàn 6,44 gam X vừa đủ vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,688 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?

    nH2 = 2,688 : 22,4 = 0,12 mol

    Bảo toàn nguyên tố H ta có:

    nH2SO4 = nH2 = 0,12 mol

    Ta có sơ đồ phản ứng

    X (Fe, Mg, Zn) + H2SO4 → Muối + H2

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mmuối = mKL + mH2SO4 – mH2 = 6,44 + 0,12.98 – 0,12.2 = 17,96 gam.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Cho NaOH dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

    (2) Cho NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

    (3) Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3 thấy có kết tủa vàng nâu, sau đó kết tủa lại tan.

    (4) Thên từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy có kết tủa lục xám và sau đó kết tủa tan.

    Số phát biểu đúng

    (1) đúng vì: Cr2O72- + 2OH- ⇆ 2CrO42- + H2O

                   màu da cam            màu vàng

    (2) đúng vì:

    2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

    (màu xanh)

    2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

                                                 (màu vàng)

    (3) sai vì Cr(OH)3 là chất kết tủa màu lục xám.

    (4) đúng vì:

    Na[Cr(OH)4] + HCl → Cr(OH)3\downarrow + NaCl + H2O

    Cr(OH)3\downarrow + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

  • Câu 11: Nhận biết

    Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

    Kim loại Cu chỉ phản ứng với dung dịch AgNO3:

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Câu 12: Thông hiểu

    Hoá chất dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4

    Dùng HNO3 để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 vì ở Fe3O4 thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí

    Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

    Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

    2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu đỏ)

  • Câu 13: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • Câu 14: Nhận biết

    Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Hòa tan 3,2 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

    Ta có:

    nCu= 0,05 mol,

    nHNO3 = 0,08 mol,

    nH2SO4 = 0,02 mol,

    nH+ = 0,12 mol ,

    nNO3- = 0,08 mol

    Phương trình ion rút gọn

    3Cu + 8H+ + 2NO3- → Cu2+ + 2NO + 4H2O

    0,05 0,12 0,08 → 0,03

    Ta có xét tỉ lệ 

    \frac{{0,12}}{8} < {m{ }}\frac{{0,05}}{3}{m{ }} < {m{ }}\frac{{0,08}}{2}

    => H + phản ứng hết => nNO = 2/8.nH+ = 0,03 mol

    => V = 0,03. 22,4 = 0,672 lít

  • Câu 16: Vận dụng

    Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là

    2NaOH + CrCl2 → Cr(OH)2 + 2KCl

    0,02         0,01         0,01

    \Rightarrow nCr(OH)2 = 0,01 mol

    Khi để ngoài không khí thì:

    4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

    0,01                →                   0,01

    \Rightarrow m\downarrow = 0,01.103 = 1,03 gam

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là:

     Gọi số mol của CrCl3 là x:

    nNaOH = 0,4 mol; nCr(OH)3 = 0,1 mol

    CrCl3 + 3NaOH ightarrow Cr(OH)3 + 3NaCl

      x             3x                 x

    Cr(OH)3 +  NaOH  ightarrow NaCrO2 + 2H2O

    0,4 - 3x \leftarrow 0,4-3x     

    nCr(OH)3 = x - (0,4 - 3x) = 0,1 mol

    \Rightarrow x = 0,125 mol

    \RightarrowCM(CrCl3) = 1,25M

  • Câu 18: Nhận biết

    Quặng pirit chứa

     Quặng pirit chứa FeS2

  • Câu 19: Thông hiểu

    Hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Cu, đem hỗn hợp cho phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Phản ứng kết thúc hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan A và kim loại dư B. Xác định chất tan A đó:

     Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

    3Cu + 8HNO3 →3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    Sau phản ứng Fe dư tiếp tục tác dụng hết với Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 => dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)2, kim loại dư là Cu

    Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

    Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

    Sau phản ứng chất tan A đó là Fe(NO3)2

  • Câu 20: Thông hiểu

    Ni tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • Câu 21: Nhận biết

    Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

    Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch FeCl3.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

  • Câu 22: Nhận biết

    Màu vàng của nước giếng khoan là do hợp chất nào tạo nên?

     Sắt tồn tại trong nước giếng khoan dưới dạng Fe2+, các ion sắt hòa tan trong nước (Fe2+, FeSO4, Fe(HCO3)2,...) khiến cho nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh khó chịu.

  • Câu 23: Nhận biết

    Trong hợp chất, đồng có số oxi hóa chủ yếu là

  • Câu 24: Nhận biết

    Kẽm có số hiệu nguyên tử bằng 30. Cấu hình của ion Zn2+

    Cấu hình electron của Zn (Z = 30) là: 1s22s22p63s23p63d104s2

    Ion Zn2+ mất 2e => Cấu hình electron của Zn2+ là: 1s22s22p63s23p63d10

  • Câu 25: Vận dụng

    Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 65Cu là

     Gọi phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị 63Cu và 65Cu lần lượt là x và y (%)

    → x + y = 100 (1)

    Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54.

    \frac{63x+65y}{100} = 63,54 (2)

    Từ (1) và (2) ta được x = 73 và y = 27.

  • Câu 26: Vận dụng cao

    Khử hoàn toàn 28 gam hỗn hợp X gồm MgO, Fe3O4 bằng H2 dư, thu được hỗn hợp chất rắn. Hoà tan hoàn toàn chất rắn thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc tách kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 là:

    Gọi số mol của MgO, Fe3O4 lần lượt là x, y. Ta có sơ đồ sau:

    \left.\begin{array}{r}\mathrm{MgO}:\;\mathrm x\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{Fe}}_3{\mathrm O}_4:\;\mathrm y\;\mathrm{mol}\end{array}ight\} +\;\xrightarrow{{\mathrm H}_2}\;\left\{\begin{array}{l}\mathrm{MgO}\\\mathrm{Fe}\end{array}ight.\xrightarrow{+\mathrm{HCl}}\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{MgCl}}_2\\{\mathrm{FeCl}}_2\end{array}ight.+\xrightarrow{\mathrm{NaOH}}\left\{\begin{array}{l}\mathrm{Mg}{(\mathrm{OH})}_2\\\mathrm{Fe}{(\mathrm{OH})}_2\end{array}ight. ightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{MgO}:\;\mathrm x\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3:\;\frac32\mathrm y\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

     

    Bảo toàn các nguyên tố Mg và Fe ta có:

    \left\{\begin{array}{l}40\mathrm x\;+\;232\mathrm y\;=\;28\\40\mathrm x\;+\;\frac32\mathrm y.160\;=\;28,8\end{array}ight.  \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}x\;=\;0,12\\y\;=\;0,1\end{array}ight.

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{{\mathrm{Fe}}_3{\mathrm O}_4}\;=\;\frac{0,1.232}{28}.100\%\;=\;82,86\%

  • Câu 27: Nhận biết

    Phản ứng tạo ra muối sắt (III) sunfat là:

    Fe + H2SO4 đ,n → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

    Fe + H2SO→ FeSO4  + H2

    Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu

    Fe không phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3

  • Câu 28: Vận dụng

    Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt bằng dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm 0,05 mol NO và 0,03 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, thu được 37,95 gam hỗn hợp muối khan. Nếu hòa tan lượng muối này trong dung dịch xút dư thì thu được 6,42 gam kết tủa màu nâu đỏ. Trị số của m và công thức phân tử của oxit sắt là

    nFe(OH)3 = 6,42/107 = 0,06 mol \Rightarrow nFe(NO3)3 = nFe (oxit) = 0,06 mol

    mAl(NO3)3 = 37,95 − 0,06.242 = 23,43 \Rightarrow nAl(NO3)3 = 0,11 mol = nAl 

    Coi hỗn hợp A gồm Al và Fe2Ox

    ne nhận = 3nNO + 8nN2O = 3.0,05 + 8.0,03 = 0,39

    Al   -  3e → Al3+

    0,11   0,33

    Fe x+ - (3 - x)e → Fe3+

    0,06     0,06.(3-x)

    Bảo toàn e ta có:

    \Rightarrow 0,39 = 0,06.(3 - x) + 0,33

    \Rightarrow x = 2

    Vậy oxit sắt là FeO

    \Rightarrow m = mAl + mFeO = 0,11.27+ 0,06.72 = 7,29 gam

  • Câu 29: Thông hiểu

    Hiện tượng nào sau đây đúng?

     Do có cân bằng: Cr2O72- + H2O ⇄ 2CrO42- + 2H+

                           (màu da cam)        (màu vàng)

    Khi thêm kiềm vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm cho màu da cam (Cr2O72-) chuyển sang màu vàng (CrO42-). Khi thêm axit vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm cho màu vàng (CrO42-) chuyển sang màu da cam (Cr2O72-).

  • Câu 30: Nhận biết

    Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây?

    Dung dịch HCl, H2SO4 loãng chỉ oxi hóa crom lên \overset{+2}{\mathrm{Cr}}

    Dung dịch H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nóng oxi hóa crom lên \overset{+3}{\mathrm{Cr}}

    Dung dịch H2SO4 đặc, nguội; HNO3 đặc, nguội không phản ứng với crom.

  • Câu 31: Nhận biết

    Sắt có tính chất vật lý nào dưới đây:

    Sắt là kim loại trắng hơi xám, là kim loại nặng (D = 7,9 g/cm3), nóng chảy ở 1540oC

  • Câu 32: Vận dụng

    Hoà tan hoàn toàn 10 gam gang trong dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), thu được V lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Biết hàm lượng C trong gang là 4,8%, bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Giá trị của V là:

    mC = 4,8% .10 = 0,48 gam \Rightarrow nC = 0,04 mol

    mFe = 10 - 0,48 = 9,52 gam \Rightarrow nFe = 0,17 mol

    Quá trình nhường nhận electron:

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\;\overset{+3}{\mathrm{Fe}\;}\;+\;3\mathrm e                                    \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;1\mathrm e\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm N}

    0,17                  0,51                                   a         a        a

    \overset0{\mathrm C}\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm C}\;+\;4\mathrm e

    0,04      0,04   0,16

    a = 0,51 + 0,16 = 0,67 mol

    V = (0,67 + 0,04).22,4 = 15,904 lít

  • Câu 33: Thông hiểu

    Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là:

     Theo bài ra:

    • Dung dịch Y tác dụng với NH3 xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan \Rightarrow loại Fe và FeO vì kết tủa tạo thành là Fe(OH)2 có màu trắng xanh và không tan trong NH3.
    • Chất rắn X tác dụng với HCl \Rightarrow loại Cu

    Vậy X là CuO

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2

    CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4Cl 

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

                                      Màu xanh thẫm

  • Câu 34: Nhận biết

    Crom thể hiện số oxi hóa nào khi tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng?

    Khi tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng thì crom thể hiện số oxi hóa +2

    Phương trình phản ứng minh họa

    Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

    Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho các tính chất sau:

    (a) là kim loại có màu đỏ.

    (b) là kim loại nhẹ.

    (c) nóng chảy ở nhiệt độ cao.

    (d) tương đối cứng.

    (e) dễ kéo dài và dát mỏng.

    (g) dẫn điện tốt.

    (h) dẫn nhiệt kém.

    Số tính chất vật lí là tính chất vật lí của kim loại đồng là

  • Câu 36: Thông hiểu

    Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là

    Dung dịch thu được tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit) là BaSO4 => Quặng đó phải chứa nguyên tố S. Chỉ có quặng pirit FeS2 chứa nguyên tố S. 

    Phương trình phản ứng minh họa:

    2FeS2 + 14H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

     Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2 FeCl3 + 3BaSO4 ↓ (trắng)

  • Câu 37: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HNO3 dư, sau đó cô cạn, thu được 0,224 lít khí NO (đktc) duy nhất và m gam muối khan. Giá trị m là:

     nNO = 0,01 mol \Rightarrow nNO3- = 0,03 mol

    mmuối = mkim loại + m NO3- = 2 + 0,03.62 = 3,86 gam

  • Câu 38: Thông hiểu

    Nguyên liệu chính để sản xuất thép là:

     Nguyên liệu chính để sản xuất thép là Gang, sắt phế liệu, oxi.

  • Câu 39: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây của Fe vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa?

    Chất vừa có tính oxi hóa và tính khử là chất vừa có khả năng nhận và nhường electron.

    Trong các hợp chất Fe2O3, Fe(OH)3, Fe(NO3)3 nguyên tố Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 nên chỉ có tính oxi hóa.

    Trong FeO nguyên tố Fe có số oxi hóa trung gian là +2 nên vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

  • Câu 40: Thông hiểu

    Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng

     Cr2O3 có thể tan trong NaOH (đặc) tạo dung dịch màu xanh lục, còn Cr(OH)2 không tan trong NaOH.

    Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo