Đề kiểm tra 45 phút Chương 8 Đại số tổ hợp Chân trời sáng tạo

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 1 tiết Toán 10 Đại số tổ hợp gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Chân trời sáng tạo.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Một hộp có 5 bi đỏ và 4 bi vàng. Số cách lấy ra hai viên bi từ hộp là:

     Số cách lấy 2 viên bi từ 9 viên bi là: C_9^2=36 (cách).

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho biết hệ số của x^{2} trong khai triển (1 + 2x)^{n} bằng 180.Tìm n.

    Ta có: T_{k + 1} =
C_{n}^{k}.2^{k}x^{k}..

    Hệ số của x^{2} trong khai triển bằng 180

    C_{n}^{2}.2^{2} = 180 \Leftrightarrow\frac{n!}{(n - 2).2}.2^{2} = 180 \Leftrightarrow n(n - 1) = 90

    \Leftrightarrow n^{2} - n - 90 = 0 \Leftrightarrow \left\lbrack\begin{matrix}n = 10 \ = - 9(l) \\\end{matrix} ight.

  • Câu 3: Nhận biết

    Biểu thức A =
32x^{5} - 80x^{4} + 80x^{3} - 40x^{2} + 10x - 1 là khai triển của nhị thức nào dưới đây?

    Ta có:

    A = (2x + 1)^{5} = 32x^{5} - 80x^{4} +
80x^{3} - 40x^{2} + 10x - 1

  • Câu 4: Vận dụng

    Có 7 nam 5 nữ xếp thành một hàng ngang. Hỏi có bao nhiêu cách xếp, biết rằng 2 vị trí đầu và cuối là nam và không có 2 nữ nào đứng cạnh nhau?

    Số cách chọn 2 nam đứng ở đầu và cuối là. A_{7}^{2}. Lúc này còn lại 5 nam và 5 nữ, để đưa 10 người này vào hàng thì trước tiên sẽ cho 5 nam đứng riêng thành hàng ngang, số cách đứng là 5!. Sau đó lần lượt “nhét” 5 nữ vào các khoảng trống ở giữa hoặc đầu, hoặc cuối của hàng 5 nam này, mỗi khoảng trống chỉ “nhét” 1 nữ hoặc không “nhét”, có tất cả 6 khoảng trống nên số cách xếp vào là A_{6}^{5}. Số cách xếp 10 người này thành hàng ngang mà 2 nữ bất kì không đứng cạnh nhau là. 5!.A_{6}^{5}

    Đưa 10 người này vào giữa 2 nam đầu và cuối đã chọn, số cách xếp là. A_{7}^{2}.5!.A_{6}^{5} =
3628800.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Có nhiều nhất bao nhiêu biển đăng ký xe máy nếu mỗi biển chứa một dãy gồm một chữ cái, tiếp đến một chữ số khác 0 và cuối cùng là 5 chữ số.

    Đáp án: 23400000

    Đáp án là:

    Có nhiều nhất bao nhiêu biển đăng ký xe máy nếu mỗi biển chứa một dãy gồm một chữ cái, tiếp đến một chữ số khác 0 và cuối cùng là 5 chữ số.

    Đáp án: 23400000

    Bước 1: Chọn 1 chữ cái trong 26 chữ cái có 26 cách.

    Bước 2 chọn 1 chữ số khác 0 từ 9 chữ số.

    ⇒ Cuối cùng 5 chữ số còn lại mỗi số có 10 cách chọn.

    ⇒ Số các biển số xe thỏa mãn là: 26.9.10.10.10.10.10 = 23400000 biển.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho biểu thức P
= \left( \frac{x + 1}{\sqrt[3]{x^{2}} - \sqrt[3]{x} + 1} - \frac{x -
1}{x - \sqrt{x}} ight)^{10} với x
> 0, x eq 1. Số hạng không chứa x trong khai triển Niu-tơn của P là:

    Ta có \frac{x + 1}{\sqrt[3]{x^{2}} -
\sqrt[3]{x} + 1} - \frac{x - 1}{x - \sqrt{x}} = \sqrt[3]{x} + 1 -
\frac{\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x}} = \sqrt[3]{x} -
\frac{1}{\sqrt{x}}.

    Nên P = \left( \frac{x +
1}{\sqrt[3]{x^{2}} - \sqrt[3]{x} + 1} - \frac{x - 1}{x - \sqrt{x}}
ight)^{10} = \left( \sqrt[3]{x} - \frac{1}{\sqrt{x}}
ight)^{10}.

    Số hạng tổng quát của khai triển là: C_{10}^{k}x^{\frac{10 - k}{3}}.\left( \frac{-
1}{\sqrt{x}} ight)^{k} = ( - 1)^{k}C_{10}^{k}x^{\frac{20 -
5k}{6}}.

    Khi k = 4 thì số hạng không chứa x(
- 1)^{4}C_{10}^{4} = 210.

  • Câu 7: Nhận biết

    Hệ số của số hạng chứa x^{7} trong khai triển nhị thức \left( x - \frac{2}{x\sqrt{x}}
ight)^{12} (với x >
0) là:

    Số hạng tổng quát của khai triển \left( x
- \frac{2}{x\sqrt{x}} ight)^{12} (với x > 0) là:

    T_{k + 1} = C_{12}^{k}.x^{12 - k}.\left(
- \frac{2}{x\sqrt{x}} ight)^{k} = ( - 2)^{k}.C_{12}^{k}.x^{12 -
k}.x^{- \frac{3k}{2}} = ( - 2)^{k}.C_{12}^{k}.x^{12 -
\frac{5k}{2}}.

    Số hạng trên chứa x^{7} suy ra 12 - \frac{5k}{2} = 7 \Leftrightarrow k =
2.

    Vậy hệ số của số hạng chứa x^{7} trong khai triển trên là = ( -
2)^{2}.C_{12}^{2} = 264.

  • Câu 8: Nhận biết

    Tìm số hạng chứa x^{7} trong khai triển \left( x - \frac{1}{x} ight)^{13}.

    Ta có công thức của số hạng tổng quát:

    T_{k + 1} = C_{13}^{k}x^{13 - k}.\left(
- \frac{1}{x} ight)^{k} = C_{13}^{k}x^{13 - k}( - 1)^{k}x^{- k} =
C_{13}^{k}.( - 1)^{k}x^{13 - 2k}

    Số hạng chứa x^{7}khi và chỉ khi 13 - 2k = 7 \Leftrightarrow k =
3.

    Vậy số hạng chứa x^{7} trong khai triển là -
C_{13}^{3}x^{7}.

  • Câu 9: Vận dụng

    Có 8 nhà khoa học Toán (6 nam, 2 nữ) và 5 nhà khoa học Vật Lí (toàn nam). Hỏi có bao nhiêu cách lập một đội gồm 4 nhà khoa học trong đó có cả nam, nữ, cả Toán, Vật Lí?

    +TH1. Có đúng 1 nữ nhà khoa học Toán, có 2 cách chọn. Lúc này chỉ cần có nhà khoa học Vật Lí là thỏa mãn đề bài, có thể có hoặc không nhà khoa học Toán nam nào khác, số cách chọn 3 nhà khoa học còn lại là C_{5}^{1}.C_{6}^{2} + C_{5}^{2}.C_{6}^{1} +
C_{5}^{3}. Vậy số cách lập nhóm trong trường hợp này là. 2.\left( C_{5}^{1}.C_{6}^{2} + C_{5}^{2}.C_{6}^{1}
+ C_{5}^{3} ight)

    +TH2. Có đúng 2 nữ nhà khoa học Toán, có 1 cách chọn. Cũng với ý tưởng như trên, chỉ cần có nhà khoa học Vật Lí là thỏa mãn, số cách chọn 2 nhà khoa học còn lại là C_{5}^{1}C_{6}^{1}
+ C_{5}^{2}. Vậy số cách lập nhóm trong trường hợp này là. C_{5}^{1}.C_{6}^{1} +
C_{5}^{2}.

    Vậy số cách lập cần tìm là. 2.\left(
C_{5}^{1}.C_{6}^{2} + C_{5}^{2}.C_{6}^{1} + C_{5}^{3} ight) +
C_{5}^{1}.C_{6}^{1} + C_{5}^{2} = 375.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Tổng các hệ số trong khai triển nhị thức Newton của (2x - 3)^{5} bằng:

    Ta có:

    (2x - 3)^{5} = C_{5}^{0}(2x)^{5}.( -
3)^{0} + C_{5}^{1}.(2x)^{4}.( - 3)^{1}

    + ... + C_{5}^{4}.(2x)^{1}.( - 3)^{4} +
C_{5}^{5}.(2x)^{0}.( - 3)^{5}

    = C_{5}^{0}2^{5}.( - 3)^{0}.x^{5} +
C_{5}^{1}.2^{4}.( - 3)^{1}.x^{4}

    + ... + C_{5}^{4}.2.( - 3)^{4}.x +
C_{5}^{5}.( - 3)^{5}

    Cho x = 1 ta được:

    (2.1 - 3)^{5} = C_{5}^{0}2^{5}.( -
3)^{0}.1^{5} + C_{5}^{1}.2^{4}.( - 3)^{1}.1^{4} + ... + C_{5}^{4}.2.( -
3)^{4}.1 + C_{5}^{5}.( - 3)^{5} = - 1

    Vậy tổng hệ số trong khai triển đã cho bằng -1.

  • Câu 11: Vận dụng

    Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số gồm 8 chữ số đôi một khác nhau sao chữ số đầu chẵn chữ số đứng cuối lẻ.

    Vì chữ số đứng đầu chẵn nên a_{1}4 cách chọn, chữ số đứng cuối lẻ nên a_{8} có 4 cách chọn. Các số còn lại có 6.5.4.3.2.1 cách chọn

    Vậy có 4^{2}.6.5.4.3.2.1 = 11520 số thỏa yêu cầu bài toán.

  • Câu 12: Nhận biết

    Một học sinh có 12 quyển sách đôi một khác nhau, trong đó có 2 sách Toán, 4 sách Văn, 6 sách Anh Văn. Hỏi có bao nhiêu cách xếp tất cả các quyển sách lên một kệ sách dài nếu mọi quyển sách cùng môn được xếp kề nhau?

    Có 3! = 6 cách xếp 3 loại sách.

    Có 2! = 2 cách xếp 2 sách Toán.

    Có 4! = 24 cách xếp 4 sách Văn.

    Vậy theo qui tắc nhân có tất cả 6.2.24 = 720 cách xếp thoả mãn yêu cầu đề bài

  • Câu 13: Thông hiểu

    Giá trị của n bằng bao nhiêu, biết \frac{5}{C_{5}^{n}}-\frac{2}{C_{6}^{n}}=\frac{14}{C_{7}^{n}}

     Điều kiện: n \le 5.

    Thay n=3 vào phương trình, ta được \frac{5}{C_{5}^{3}}-\frac{2}{C_{6}^{3}}=\frac{14}{C_{7}^{3}}\Leftrightarrow \frac{2}{5} = \frac{2}{5} (đúng). Do đó n=3 là nghiệm của phương trình.

  • Câu 14: Nhận biết

    Cho tập hợp M30 phần tử. Số tập con gồm 5 phần tử của M là:

    Số tập con gồm 5 phần tử của M chính là số tổ hợp chập 5 của 30 phần tử, nghĩa là bằng C_{30}^{5}.

  • Câu 15: Nhận biết

    Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

     Công thức sai là: A_{n}^{k}=\frac{n!}{k!}.

  • Câu 16: Vận dụng

    Cho khai triển (1
+ 3x)^{n} = a_{0} + a_{1}x^{1} + ... + a_{n}x^{n} trong đó n\mathbb{\in N}* và các hệ số thỏa mãn hệ thức a_{0} + \frac{a_{1}}{3} + ... +
\frac{a_{n}}{3^{n}} = 4096. Hệ số lớn nhất là:

    Xét khai triển (1 + 3x)^{n} = a_{0} +
a_{1}x^{1} + ... + a_{n}x^{n}.

    Cho x = \frac{1}{3} ta được \left( 1 + 3.\frac{1}{3} ight)^{n} = a_{0}
+ \frac{a_{1}}{3^{1}} + ... + \frac{a_{n}}{3^{n}} \Rightarrow 2^{n} =
4096 \Leftrightarrow n = 12.

    Khi đó (1 + 3x)^{12} = \sum_{k =
0}^{12}{C_{12}^{k}.3^{k}.x^{k}}.

    Ta có hệ số a_{k} = 3^{k}C_{12}^{k} =
3^{k}.\frac{12!}{k!.(12 - k)!}

    Hệ số a_{k} lớn nhất nên \left\{ \begin{matrix}
a_{k} \geq a_{k - 1} \\
a_{k} \geq a_{k + 1} \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
3^{k}.\frac{12!}{k!.(12 - k)!} \geq 3^{k - 1}.\frac{12!}{(k - 1)!.(12 -
k + 1)!} \\
3^{k}.\frac{12!}{k!.(12 - k)!} \geq 3^{k + 1}.\frac{12!}{(k + 1)!.(12 -
k - 1)!} \\
\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
\frac{3}{k} \geq \frac{1}{13 - k} \\
\frac{1}{12 - k} \geq \frac{3}{k + 1} \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
39 - 3k \geq k \\
k + 1 \geq 36 - 3k \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
k \leq \frac{39}{4} \\
k \geq \frac{35}{4} \\
\end{matrix} ight.

    k\mathbb{\in N} nên nhận k = 9.

    Vậy hệ số lớn nhất a_{9} =
3^{9}.C_{12}^{9} = 4330260..

  • Câu 17: Vận dụng

    Tính tổng các chữ số gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số 1, 2, 3, 4, 5?

    Có 120 số có 5 chữ số được lập từ 5 chữ số đã cho.

    Bây giờ ta xét vị trí của một chữ số trong 5 số 1, 2, 3, 4, 5 chẳng hạn ta xét số 1. Số 1 có thể xếp ở 5 vị trí khác nhau, mỗi vị trí có 4!=24 số nên khi ta nhóm các các vị trí này lại có tổng là : 24\left( 10^{4} + 10^{3} + 10^{2} + 10 + 1 ight)
= 24.11111.

    Vậy tổng các số có 5 chữ số là : 24.11111(1 + 2 + 3 + 4 + 5) =
3999960.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Giải phương trình C_{n}^{2} + 2C_{n}^{1} + C_{n}^{0} = 78. Kết luận nào sau đây đúng?

    Điều kiện: n \geq 2,n\mathbb{\in
N}

    Ta có:

    C_{n}^{2} + 2C_{n}^{1} + C_{n}^{0} =
78

    \Leftrightarrow \frac{n!}{2!(n - 2)!} +
2.\frac{n!}{1!(n - 1)!} + \frac{n!}{0!(n - 0)!} = 78

    \Leftrightarrow \frac{n(n - 1)(n -
2)!}{2!(n - 2)!} + 2.\frac{n(n - 1)!}{1!(n - 1)!} + \frac{n!}{n!} =
78

    \Leftrightarrow \frac{n(n - 1)}{1} + 2n
+ 1 = 78

    \Leftrightarrow n^{2} - n + 4n + 2 =
156

    \Leftrightarrow n^{2} + 3n - 154 = 0
\Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
n = 11(TM) \\
n = - 14(L) \\
\end{matrix} ight.

    Vậy kết luận đúng là: n là số nguyên tố.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Tính tổng S =
C_{5}^{0} + C_{5}^{1} + C_{5}^{2} + C_{5}^{3} + C_{5}^{4} +
C_{5}^{5}?

    Xét khai triển (1 + x)^{5} =
C_{5}^{0}.x^{5} + C_{5}^{1}.x^{4} + C_{5}^{2}.x^{3} + C_{5}^{3}.x^{2} +
C_{5}^{4}.x + C_{5}^{5}

    Chọn x = 1 ta được:

    (1 + 1)^{5} = C_{5}^{0}.1^{5} +
C_{5}^{1}.1^{4} + C_{5}^{2}.1^{3} + C_{5}^{3}.1^{2} + C_{5}^{4}.1 +
C_{5}^{5}

    = C_{5}^{0} + C_{5}^{1} + C_{5}^{2} +
C_{5}^{3} + C_{5}^{4} + C_{5}^{5} = S

    \Rightarrow S = 2^{5}

  • Câu 20: Nhận biết

    Một lớp học có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ. Người ta muốn chọn một ban điều hành gồm 3 học sinh. Có bao nhiêu cách chọn ban điều hành có 1 nam và 2 nữ?

    Chọn ban điều hành gồm 3 học sinh gồm 1 nam và 2 nữ có C_{25}^{1}.C_{15}^{2} = 2625 cách.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Trong một hộp chứa 5 viên bi màu trắng đánh số từ 1 đến 5, 7 viên bi xanh đánh số từ 1 đến 7 và 9 viên bi vàng đánh số từ 1 đến 9. Chọn ngẫu nhiên hai viên bi. Số cách chọn được hai viên bi khác màu là:

    Chọn được 1 viên bi trắng + 1 viên bi xanh ta có: 5.7 = 35 cách chọn.

    Chọn được 1 viên bi trắng + 1 viên bi vàng ta có: 5.9 = 45 cách chọn.

    Chọn được 1 viên bi xanh + 1 viên bi vàng ta có: 7.9 = 63 cách chọn.

    Vậy số cách chọn được hai viên bi khác màu là 35 + 45 + 63 = 143 cách chọn.

  • Câu 22: Nhận biết

    Số cách lấy một chiếc bút trong hộp gồm 4 chiếc bút bi và 6 chiếc bút máy bằng:

    Áp dụng quy tắc cộng ta có số cách lấy một chiếc bút là:

    4 + 6 = 10 cách.

  • Câu 23: Nhận biết

    Một người vào một cửa hàng ăn, người đó chọn thực đơn 1 món ăn trong 5 món khác nhau, 1 loại quả tráng miệng trong 5 loại quả tráng miệng khác nhau, 1 loại đồ uống trong 3 loại đồ uống khác nhau. Có bao nhiêu cách chọn một thực đơn?

    Người đó chọn 1 món ăn trong 5 món khác nhau có 5 cách.

    Người đó chọn 1 loại quả tráng miệng trong 5 loại quả tráng miệng khác nhau có 5 cách.

    Người đó chọn 1 loại đồ uống trong 3 loại đồ uống khác nhau có 3 cách.

    Áp dụng quy tắc nhân ta có 5.5.3 = 75cách.

  • Câu 24: Nhận biết

    Cho đa giác đều có 54 đường chéo. Hãy tính xem đa giác này có bao nhiêu cạnh?

    Đa giác n cạnh có n đỉnh.

    Mỗi đỉnh nối với n - 3 đỉnh khác để tạo ra đường chéo

    Do đó n đỉnh sẽ có n(n -
3)đường

    Mà 1 đường chéo được nối bởi 2 đỉnh nên số đường chéo thực là: \frac{n(n - 3)}{2}

    Theo đề bài ta có:

    \frac{n(n - 3)}{2} = 54 \Leftrightarrow
n^{2} - 3n - 108 = 0

    \Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
n = - 9(ktm) \\
n = 12(tm) \\
\end{matrix} ight.

    Vậy đa giác có 12 cạnh.

  • Câu 25: Nhận biết

    Đếm số cách xếp 5 sách Văn khác nhau và 7 sách Toán khác nhau trên một kệ sách dài. Biết các sách Văn phải xếp kề nhau?

    Vì các sách Văn phải xếp kề nhau nên ta xem 5 cuốn sách Văn là một phần tử.

    Xếp 7 cuốn sách toán lên kệ có 7! cách.

    Giữa 7 cuốn sách Toán có 8 khoảng trống, ta xếp phần tử chứa 5 cuốn sách Văn vào 8 vị trí đó có 8 cách.

    5 cuốn sách Văn có thể hoán đổi vị trí cho nhau ta được 5! cách.

    Vậy số cách sắp xếp thỏa mãn yêu cầu bài toán là. 8.7!.5! = 8!.5!.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Tìm hệ số của x^{6} trong khai triển \left( \frac{1}{x} + x^{3} ight)^{3n +
1}với x eq 0, biết n là số nguyên dương thỏa mãn 3C_{n + 1}^{2} + nP_{2} = 4A_{n}^{2}.

    Đk:n \geq 2,\ \ n \in
\mathbb{N.}

    \ \ \ \ \ \ \ 3C_{n + 1}^{2} + nP_{2} =
4A_{n}^{2}

    \Leftrightarrow 3\frac{(n + 1)!}{(n -
1)!2!} + 2!n = 4\frac{n!}{(n - 2)!}

    \Leftrightarrow \frac{3}{2}n(n + 1) + 2n
= 4n(n - 1)

    \Leftrightarrow \frac{5}{2}n^{2} -
\frac{15}{2}n = 0 \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
n = 0\ \ \ \ (L) \\
n = 3 \\
\end{matrix} ight.

    Với n = 3, nhị thức trở thành \left( \frac{1}{x} + x^{3}
ight)^{10}.

    Số hạng tổng quát là C_{10}^{k}.\left(
\frac{1}{x} ight)^{10 - k}.\left( x^{3} ight)^{k} = C_{10}^{k}.x^{4k
- 10}

    Từ yêu cầu bài toán ta cần có: 4k - 10 =
6 \Leftrightarrow k = 4.

    Vậy hệ số của số hạng chứa x^{6}C_{10}^{4} = 210..

  • Câu 27: Nhận biết

    Tính số cách chọn một học sinh trong khối lớp 10 tham gia công tác Đoàn. Biết rằng khối 10 có 350 học sinh nam và 245 học sinh nữ?

    Áp dụng quy tắc cộng ta có số cách chọn học sinh tham gia công tác Đoàn là: 350 + 245 = 495.

  • Câu 28: Nhận biết

    Số hạng chứa x^{5} trong khai triển (x - 2)^{5} là:

    Công thức số hạng tổng quát: C_{5}^{k}.x^{k}.( - 2)^{5 - k} \Rightarrow k =
5 ta được số hạng chứa x^{5} là: x^{5}

  • Câu 29: Thông hiểu

    Cho hai đường thẳng song song d và d’. Trên đường thẳng d lấy 10 điểm phân biệt, trên đường thẳng d’ lấy 15 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu tam giác mà ba đỉnh của nó được chọn từ 25 điểm vừa nói trên.

    Trường hợp 1: Lấy 2 điểm trên d và 1 điểm trên d’

    Trường hợp 2: Lấy 1 điểm trên d và 2 điểm trên d’.

    Số tam giác thỏa bài toán là: C_{10}^{2}.C_{15}^{1} + C_{10}^{1}.C_{15}^{2} =
1725 tam giác.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Hỏi có bao nhiêu số có 4 chữ số đôi một khác nhau và là số lẻ.

     Gọi số cần lập có dạng: \overline {ABCD}.

    D: có 5 cách chọn (1,3,5,7)

    A: có 8 cách chọn (khác D và khác 0)

    B: có 8 cách chọn (khác D và khác 0)

    C: có 7 cách chọn (khác A,B,D)

    Vậy có 5.8.8.7 = 2240 (số) có 4 chữ số đôi một khác nhau và là số lẻ.

  • Câu 31: Nhận biết

    Một hộp chứa 5 viên bi đỏ và 4 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi trong hộp. Số khả năng xảy ra là:

    Áp dụng quy tắc cộng ta có số khả năng xảy ra là: 5 + 4 = 9 khả năng.

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho các số 1,2,3,4,5,6,7. Số các số tự nhiên gồm 5 chữ số lấy từ 7 chữ số trên sao cho chữ số đầu tiên bằng 3 là:

    Gọi số cần tìm có dạng: \overline{abcde}.

    Chọn a: có 1 cách (a = 3)

    Chọn \overline{bcde}: có 7^{4} cách

    Theo quy tắc nhân, có 1.7^{4} =
2401(số).

  • Câu 33: Nhận biết

    Từ các chữ số 1;4;5;8;9 có thể lập được bao nhiêu số nguyên dương n gồm 4 chữ số đôi một khác nhau?

    Có thể lập được A_{5}^{4} = 120 số nguyên dương n gồm bốn chữ số đôi một khác nhau.

  • Câu 34: Nhận biết

    Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà cả hai chữ số đó đều lẻ?

    - Gọi số tự nhiên có hai chữ số cần lập thỏa mãn yêu cầu bài toán là \overline{ab} (a, b ∈ {1;3;5;7;9})

    + a: có 5 cách chọn

    + b: có 5 cách chọn.

    Dó đó có: 5 x 5 = 25 cách lập số có 2 chữ số mà cả hai chữ số đều lẻ.

  • Câu 35: Vận dụng

    Chon là số tự nhiên thỏa mãn phương trình C_{n - 4}^{n - 6} +
nA_{n}^{2} = 454. Tìm hệ số của số hạng chứa x^{4} trong khai triển nhị thức Niu-tơn của \left( \frac{2}{x} - x^{3}
ight)^{n}( với x eq 0).

    Điều kiện n \geq 6n\mathbb{\in N}.

    C_{n - 4}^{n - 6} + nA_{n}^{2} = 454\Leftrightarrow \frac{(n - 4)!}{(n - 6)!2!} + n \cdot \frac{n!}{(n -2)!} = 454

    \Leftrightarrow \frac{(n - 5)(n - 4)}{2} + n^{2}(n - 1) = 454\Leftrightarrow 2n^{3} - n^{2} - 9n - 888 = 0 \Leftrightarrow n =8 (Vì n\mathbb{\in
N}).

    Khi đó ta có khai triển: \left( \frac{2}{x} - x^{3}
ight)^{8}.

    Số hạng tổng quát của khai triển là C_{8}^{k}\left( \frac{2}{x} ight)^{8 - k}\left(
- x^{3} ight)^{k} = C_{8}^{k}( - 1)^{k}2^{8 - k}x^{4k -
8}.

    Hệ số của số hạng chứa x^{4} ứng với k thỏa mãn: 4k - 8 = 4 \Leftrightarrow k =
3.

    Vậy hệ số của số hạng chứa x^{4}: C_{8}^{3}( -
1)^{3}2^{5} = - 1792.

  • Câu 36: Thông hiểu

    Một tập thể có 14 người gồm 6 nam và 8 nữ, trong đó có An và Bình, chọn một tồ công tác gồm 6 người. Tìm số cách chọn sao cho trong tổ có 1 tổ trưởng, 5 tổ viên, An và Bình không đồng thời có mặt trong tổ.

    Trường hợp 1: An và Bình không có mặt trong tổ công tác:

    Chọn 6 bạn trong 12 bạn (14 người loại An và Bình) có C_{12}^{6} cách.

    Trường hợp 2: An có trong tổ công tác, Bình không có trong tổ công tác:

    Chọn An có 1 cách, Chọn 5 bạn trong 12 người còn lại có C_{12}^{5} cách

    Trường hợp 3: Bình có trong tổ công tác, An không có trong tổ công tác có C_{12}^{5} cách.

    Trong 1 tổ 6 người có 6 cách chọn ra 1 tổ trưởng

    Như vậy có tất cả số cách là: \left(
C_{12}^{6} + C_{12}^{5} + C_{12}^{5} ight).6 = 15048 cách

  • Câu 37: Thông hiểu

    Có bao nhiêu số tự nhiên chia hết cho 2 và gồm 4 chữ số?

    Gọi số thỏa mãn đề bài có dạng \overline{ABC}.

    Trường hợp 1: C bằng 0. Suy ra có 1 cách chọn.

    Vị trí A: có 9 cách chọn, khác số 0.

    Vị trí B: có 10 cách chọn.

    Suy ra có: 1.9.10 = 90 (số).

    Trường hợp 2: C khác 0. Suy ra C có 4 cách chọn (2, 4, 6, 8).

    Vị trí A: có 9 cách chọn, khác số 0.

    Ví trí B: Có 10 cách chọn.

    Suy ra có: 4.9.10 = 360 (số).

    Vậy, áp dụng quy tắc cộng, có 90 + 360 = 450 (số).

  • Câu 38: Nhận biết

    Trong khai triển nhị thức Newton của (1 + 3x)^{4}, số hạng thứ hai theo số mũ tăng dần của biến x là:

    Ta có:

    (1 + 3x)^{4} = C_{4}^{0} + C_{4}^{1}.3x
+ C_{4}^{2}.9x^{2} + ...

    C_{4}^{1}.3x = 12x

  • Câu 39: Nhận biết

    3 cây bút đỏ, 4 cây bút xanh trong một hộp bút. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra một cây bút từ hộp bút?

    Số cách lấy ra 1 cây bút là màu đỏ có 3 cách.

    Số cách lấy ra 1 cây bút là màu xanh có 4 cách.

    Theo quy tắc cộng, số cách lấy ra 1 cây bút từ hộp bút là: 3 + 4 = 7 cách.

    Vậy có 7 cách lấy 1 cây bút từ hộp bút.

  • Câu 40: Nhận biết

    Tìm hệ số của số hạng chứa x^{10} trong khai triển của biểu thức \left( 3x^{3} - \frac{2}{x^{2}}
ight)^{5}.

    Ta có \left( 3x^{3} - \frac{2}{x^{2}}
ight)^{5} = \sum_{k = 0}^{5}{( - 1)^{k}.C_{5}^{k}.\left( 3x^{3}
ight)^{5 - k}.\left( \frac{2}{x^{2}} ight)^{k}} = \sum_{k = 0}^{5}{(
- 1)^{k}.C_{5}^{k}.3^{5 - k}.2^{k}}x^{15 - 5k}.

    Số hạng chứa x^{10} ứng với 15 - 5k = 10 \Leftrightarrow k =
1.

    Hệ số của số hạng chứa x^{10}( - 1)^{1}C_{5}^{1}.3^{4}.2^{1} = -
810.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 8 Đại số tổ hợp Chân trời sáng tạo Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo