Đề kiểm tra 45 phút Đại số 10 Chương 5 Kết nối tri thức

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 1 tiết Toán 10 Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Tìm phương sai trong mẫu số liệu: 4;5;7;9;10?

    Số trung bình bằng: \overline{x} =
\frac{4 + 5 + 7 + 9 + 10}{5} = 7

    Phương sai bằng:

    s^{2} = \frac{1}{5}\lbrack(4 - 7)^{2} +
(5 - 7)^{2}

    + (7 - 7)^{2} + (9 - 7)^{2} + (10 -
7)^{2}brack = 5,2

    Vậy phương sai cần tìm là 5,2.

  • Câu 2: Nhận biết

    Nếu đơn vị đo của số liệu là kg thì đơn vị của độ lệch chuẩn là:

     Nếu đơn vị đo của số liệu là kg thì đơn vị của độ lệch chuẩn là: kg

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho mẫu số liệu: 10; 8; 6; 2; 4. Tính phương sai của mẫu.

    Số trung bình là \overline{x} = \frac{10 + 8 + 6 + 2 + 4}{5} = 6.

    Phương sai là s^{2} = \frac{(10 - 6)^{2} + (8 - 6)^{2} + (6 - 6)^{2} +
(2 - 6)^{2} + (4 - 6)^{2}}{5} =
8.

  • Câu 4: Nhận biết

    Tìm mốt của mẫu số liệu: 10 9 7 9 8 1 3 7 8 11 8.

    Giá trị 8 xuất hiện nhiều nhất nên mốt của mẫu số liệu trên là 8.

  • Câu 5: Nhận biết

    Số đặc trưng nào sau đây đo độ phân tán của mẫu số liệu?

    Đáp án: Độ lệch chuẩn.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho mẫu số liệu: 5;9;8;7;10;9. Số trung bình của mẫu số liệu là:

    Số trung bình của mẫu số liệu là:

    \overline{x} = \frac{5 + 9 + 8 + 7 + 10
+ 9}{6} = 8

    Vậy số trung bình là 8.

  • Câu 7: Vận dụng

    Xét mẫu số liệu gồm 10 số dương phân biệt. Thực hiện cộng 2 với tất cả số liệu trong mẫu. Chọn kết luận đúng về khoảng biến thiên.

    Giả sử các số liệu trong mẫu là: a_{1};a_{2};...;a_{10} đã sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Khoảng biến thiên: R_{1} = a_{10} -
a_{1}.

    Cộng hai với tất cả các số liệu: a_{1} +
2;a_{2} + 2;...;a_{10} + 2.

    Khoảng biến thiên: R_{2} = (a_{10} + 2) -
(a_{1} + 2 ) = a_{10} -
a_{1}.

    Suy ra R_{2} = R_{1}.

  • Câu 8: Nhận biết

    Cho số gần đúng a = 23748023 với độ chính xác d = 101. Hãy viết số quy tròn của số a.

    Vì độ chính xác d = 101 là hàng trăm nên ta quy tròn đến hàng nghìn, ta được số:

    a = 23748023.

  • Câu 9: Nhận biết

    Tìm khoảng tứ phân vị mẫu số liệu điểm của một nhóm học sinh lớp 10:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 4 5 5 6 7 7 7 8 8 9 9 10.

    Hai số liệu chính giữa là 7 và 7 nên Q_{2} = \frac{7 + 7}{2} = 7.

    Trung vị của mẫu số liệu 4 5 5 6 7 7 chính là Q_{1} = \frac{5 + 6}{2} = 5,5.

    Trung vị của mẫu số liệu 7 8 8 9 9 10 chính là Q_{3} = \frac{8 + 9}{2} = 8,5.

    Khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = Q_{3} -
Q_{1} = 8,5 - 5,5 = 3.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Quy tròn số 54 739 đến hàng trăm và ước lượng sai số tương đối.

    Quy tròn số 54 739 đến hàng trăm ta được số gần đúng là a = 54{\text{ 700}}

    Ta có:

    {\Delta _a} = \left| {\overline a  - a} ight| = \left| {54739 - 54{\text{ 700}}} ight| = 39 < 40

    => {\delta _a} = \frac{{{\Delta _a}}}{{\left| a ight|}} = \frac{{40}}{{54700}} \approx 0,073\%

  • Câu 11: Nhận biết

    Số cam có trong các giỏ được ghi lại như sau: 2;8;12;16. Số trung vị của mẫu số liệu là:

    Vì cỡ mẫu N = 4 là số chẵn nên trung vị bằng trung bình cộng của số liệu ở vị trí thứ hai và thứ ba.

    => Số trung vị của mẫu số liệu: \frac{8 + 12}{2} = 10

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho kết quả đo chiều cao của 5 học sinh bất kì trong lớp như sau: 168;155;164;158;163. Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu? (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

    Chiều cao trung bình của 5 bạn là:

    \overline{x} = \frac{168 + 155 + 164 +
158 + 163}{5} = \frac{808}{5}

    Phương sai của mẫu số liệu là:

    s^{2} = \frac{1}{5}\lbrack\left( 168 -
\frac{808}{5} ight)^{2} + \left( 155 - \frac{808}{5} ight)^{2} +
\left( 164 - \frac{808}{5} ight)^{2}

    + \left( 158 - \frac{808}{5} ight)^{2}
+ \left( 163 - \frac{808}{5} ight)^{2}brack =
\frac{526}{25}

    Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu là: s =
\sqrt{s^{2}} = \sqrt{\frac{526}{25}} \approx 4,59.

  • Câu 13: Nhận biết

    Làm tròn số 1234,567 đến hàng đơn vị?

    Số 1234,567 làm tròn đến hàng đơn vị là 1235.

  • Câu 14: Nhận biết

    Các giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu số liệu được gọi là:

    Các giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu số liệu được gọi là mốt.

  • Câu 15: Nhận biết

    Khi sử dụng máy tính bỏ túi với 10 chữ số thập phân ta được \sqrt{8} =
2,828427125. Giá trị gần đúng của \sqrt{8} chính xác đến hàng phần trăm là:

    Cần lấy chính xác đến hàng phần trăm nên ta phải lấy hai chữ số thập phân. Vì đứng sau số 2 ở hàng phần trăm là số 8 > 5 nên theo nguyên lý làm tròn ra được kết quả là: 2,83

  • Câu 16: Thông hiểu

    Số tiền nước phải nộp (đơn vị: nghìn đồng) của 5 hộ gia đình là: 56; 45; 103; 239; 125. Độ lệch chuẩn gần bằng:

    Số tiền nước trung bình là:

    \overline x  = \frac{{56 + 45 + 103 + 239 + 125}}{5} = 113,6

    Phương sai là:

    \begin{matrix}  {S^2} = \dfrac{1}{5}\left( {{{56}^2} + {{45}^2} + {{103}^2} + {{239}^2} + {{125}^2}} ight) - {\left( {113,6} ight)^2} \hfill \\   \Rightarrow {S^2} = 4798,24 \hfill \\ \end{matrix}

    Độ lệch chuẩn là: 

    \Rightarrow S = \sqrt {{S^2}}  = \sqrt {4798,24}  \approx 69,27

  • Câu 17: Nhận biết

    Điều tra tiền lương một tháng của 100 người lao động trên địa bàn một xã ta có bàng phân bố tần số sau:

    Tiền lương (VND)

    5.000.000

    6.000.000

    7.000.000

    8.000.000

    9.000.000

    9.500.000

    Tần số

    26

    34

    20

    10

    5

    5

    Tìm mốt của bảng phân bổ tần số trên.

    Ta có giá trị 6.000.000 có tần số lớn nhất nên là mốt của bảng phân bố tần số trên.

  • Câu 18: Nhận biết

    Điểm kiểm tra của 24 học sinh được ghi lại trong bảng sau:

    Mốt của mẫu số liệu là:

    Điểm 8 có tần số xuất hiện nhiều nhất nên mốt của mẫu số liệu là 8.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho bảng số liệu thống kê kết quả thi chạy 100m của một nhóm học sinh (đơn vị: giây) như sau:

    Thời gian

    12

    13

    14

    15

    16

    Số học sinh

    6

    4

    5

    3

    2

    Tính thời gian chạy trung bình của nhóm học sinh đó?

    Số học sinh tham gia chạy là 20 (học sinh)

    Thi gian chạy trung bình của nhóm 20 học sinh là:

    \overline{x} = \frac{6.12 + 4.13 + 5.14 +
3.15 + 2.16}{20} = 13,55(giây)

    Vậy thời gian chạy trung bình của nhóm học sinh bằng 13,55 giây.

  • Câu 20: Nhận biết

    Kết quả kiểm tra của 40 học sinh lớp 10A được thống kê trong bảng sau:

    Điểm

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Số học sinh

    2

    3

    7

    18

    3

    2

    4

    1

    Tìm mốt của mẫu số liệu đã cho?

    Mốt của mẫu số liệu là: 6 (vì có nhiều học sinh đạt điểm 6 nhất trong 40 học sinh).

  • Câu 21: Thông hiểu

    Kết quả điều tra dân số của tỉnh A năm 2024 là 1279425 \pm 300 người. Số quy tròn dân số trên là:

    Hàng lớn nhất của độ chính xác d =
300 là hàng năm nên ta quy tròn 1279425 đến hàng nghìn.

    Vậy số quy tròn của 12794251279000.

  • Câu 22: Nhận biết

    Một nhà nghiên cứu ghi lại tuổi của 30 bệnh nhân mắc bệnh đau mắt hột như sau:

    21

    17

    22

    18

    20

    17

    15

    13

    15

    20

    15

    12

    18

    17

    25

    17

    21

    15

    12

    18

    16

    23

    14

    18

    19

    13

    16

    19

    18

    17

    Khoảng biến thiên R của mẫu số liệu trên là:

    Tuổi của 30 bệnh nhân mắc bệnh đau mắt hột cao nhất là 25 tuổi.

    Tuổi của 30 bệnh nhân mắc bệnh đau mắt hột thấp nhất là 12 tuổi.

    Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: R=25-12=13

  • Câu 23: Nhận biết

    Viết số quy tròn của số 3546790 đến hàng trăm.

    Quy tròn số đến hàng trăm nên chữ số quy tròn là chữ số, mà chữ số sau chữ số 7 là 9 > 5 nên số quy tròn của số 3546790 đến hàng trăm là 3546800.

  • Câu 24: Vận dụng

    Nhà sản xuất công bố chiều dài và chiều rộng của 1 tấm ván hình chữ nhật lần lượt là 100
\pm 0,570 \pm 0,5 (đơn vị: cm). Tính diện tích của tấm thép.

    Gọi \overline{a}\overline{b} lần lượt là chiều dài và chiều rộng thực của tấm thép.

    Ta có: 99,5 \leq \overline{a} \leq
100,569,5 \leq \overline{b}
\leq 70,5.

    Suy ra: 99,5.69,5 = 6915,25 \leq
\overline{a}.\overline{b} \leq 100,5.70,5 = 7085,25.

    Do đó: 6915,25 - 7000 = - 84,75 \leq
\overline{a}.\overline{b} - 7000 \leq 7085,25 - 7000 =
85,25

    Vậy diện tích tấm thép là 7000 \pm
85,25.

  • Câu 25: Nhận biết

    Cho số gần đúng của \pi3,142. Sai số tuyệt đối của số gần đúng này là:

    Sai số tuyệt đối là: |\pi - 3,142| =
0,0004

  • Câu 26: Vận dụng

    Bảng dưới đây thống kê lại tốc độ phát triển của 1 loại vi khuẩn (đơn vị: nghìn con).

    Ta nên lấy giá trị nào là giá trị đại diện của bảng trên?

    Sắp xếp lại số liệu theo thứ tự không giảm:

    20 20 20 30 60 100 150 270 440 980

    Do mẫu số liệu chứa các giá trị chênh lệch rất lớn nên không thể lấy số trung bình hoặc mốt làm giá trị đại diện.

    Tứ phân vị không được coi là giá trị đại diện.

    Do đó ta lấy trung vị làm giá trị đại diện. Ta có:M_{e} = \frac{60 + 100}{2} = 80.

    Chọn đáp án: Trung vị, giá trị đại diện là 80.

  • Câu 27: Nhận biết

    Trong các thí nghiệm hằng số C được xác định là 5,73675 với cận trên sai số tuyệt đối là d = 0,00421. Viết chuẩn giá trị gần đúng của C là:

     Vì độ chính xác d = 0,00421 (hàng phần trăm nghìn) nên ta quy tròn số gần đúng đến hàng phần chục nghìn. Ta được: 5,7368.

  • Câu 28: Nhận biết

    Quy tròn số 3,1234567 đến hàng phần nghìn. Số gần đúng nhận được là:

    Quy tròn số 3,1234567 đến hàng phần nghìn ta được số: 3,123.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Cho mẫu số liệu: 1;3;4;6;7;9;12. Tìm phương sai của mẫu số liệu?

    Ta có: N = 7

    Số trung bình của mẫu số liệu là:

    \overline{x} = \frac{1 + 3 + 4 + 6 + 7 +
9 + 12}{7} = 6

    Phương sai của mẫu số liệu là:

    s^{2} = \frac{1}{7}.\lbrack(1 - 6)^{2} +
(3 - 6)^{2} + (4 - 6)^{2} + (6 - 6)^{2}+ (7 - 6)^{2} + (9 - 6)^{2} + (12 -
6)^{2}brack = 12

    Vậy phương sai cần tìm là: s^{2} =
12

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cho bảng thống kê điểm kiểm tra môn Hóa học của học sinh lớp 10C như sau:

    Điểm

    4

    5

    6

    7

    8

    Số học sinh

    2

    8

    7

    10

    8

    Tính điểm kiểm tra trung bình của học sinh lớp 10C?

    Số học sinh lớp 10C bằng: 35 (học sinh)

    Điểm kiểm tra trung bình của học sinh lớp 10C là:

    \overline{x} = \frac{4.2 + 5.8 + 6.7 +
7.10 + 8.8}{35} = 6,4

    Vậy điểm kiểm tra trung bình của 35 học sinh lớp 10C bằng 6,4.

  • Câu 31: Nhận biết

    Cho mẫu số liệu: 6; 7; 8; 9; 10. Tính phương sai của mẫu.

    Số trung bình là \overline{x} = \frac{6 + 7 + 8 + 9 + 10}{5} = 8.

    Phương sai là s^{2} = \frac{(6 - 8)^{2} + (7 - 8)^{2} + (8 - 8)^{2} + (9
- 8)^{2} + (10 - 8)^{2}}{5} =
2.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho giá trị gần đúng của \frac{8}{17} là 0,47. Sai số tuyệt đối của số 0,47 là:

    Ta có \frac{8}{17} =
0,470588235294\ldots nên sai số tuyệt đối của 0,47 là

    \Delta = \left| 0,47 - \frac{8}{17}
ight| < |0,47 - 4,471| = 0,001.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Kết quả đo chiều dài của một cây cầu được ghi là 152m \pm 0,2m, điều đó có nghĩa là gì?

    Kết quả đo chiều dài của một cây cầu được ghi là 152m \pm 0,2m có nghĩa là chiều dài đúng của cây cầu là một số nằm trong khoảng từ 151,8m đến 152,2m.

  • Câu 34: Vận dụng

    Dưới đây là bảng thống kê số lần làm bài tập Toán của học sinh lớp 10A.

    Tìm tứ phân vị của mẫu số liệu này.

    Cỡ mẫu số liệu này là: 2 + 4 + 6 + 12 + 8
+ 3 = 35.

    Suy ra giá trị chính giữa là giá trị ở vị trí thứ 18. Đó là số 3. Suy ra trung vị M_{e} = 3 = Q_{2}.

    Trung vị của 17 giá trị bên trái Q_{2} là giá trị ở vị trí thứ 9. Đó là số 2. Suy ra Q_{1} = 2.

    Trung vị của 17 giá trị bên phải Q_{2} là giá trị ở vị trí thứ 27. Đó là số 4. Suy ra Q_{3} = 4.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Kết quả đo chiều dài của một cây cầu được ghi là 152m \pm 0,2m. Tìm sai số tương đối của phép đo chiều dài cây cầu.

    Phép đo cây cầu có sai số tương đối thỏa mãn \delta < \frac{0,2}{152} \approx
0,1316\%.

  • Câu 36: Nhận biết

    Khoảng biến thiên của mẫu số liệu: 2;5;16;8;7;9;10;12;14;11;6 là:

    Quan sát mẫu số liệu ta thấy:

    Giá trị lớn nhất là 16

    Giá trị nhỏ nhất là 2

    Suy ra khoảng biến thiên của mẫu số liệu là: 16 – 2 = 14.

  • Câu 37: Vận dụng

    Số cuộn phim mà 20 nhà nhiếp ảnh nghiệp dư sử dụng trong một tháng được cho trong bảng sau:

    0

    5

    7

    6

    2

    5

    9

    7

    6

    9

    20

    6

    10

    7

    5

    8

    9

    7

    8

    5

    Giá trị ngoại lệ trong mẫu số liệu trên là:

    Ta có bảng tần số sau:

    Số cuộn phim

    0

    2

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    20

     

    Số nhiếp ảnh gia

    1

    1

    4

    3

    4

    2

    3

    1

    1

    n = 20

    Vì cỡ mẫu n = 20 = 2.10 là số chẵn. Nên giá trị tứ phân vị thứ hai bằng trung bình cộng của số liệu thứ 10 và số liệu thứ 11.

    Khi sắp xếp mẫu số liệu đã cho theo thứ tự không giảm, ta được số liệu thứ 10 và số liệu thứ 11 cùng bằng 7.

    => Q2 = 7.

    - Ta tìm tứ phân vị thứ nhất là trung vị của nửa mẫu số liệu bên trái Q2.

    Vì cỡ mẫu lúc này n = 10 = 2.5 là số chẵn, nên giá trị tứ phân vị thứ nhất là trung bình cộng của số liệu thứ 5 và số liệu thứ 6.

    Khi sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta được số liệu thứ 5 và số liệu thứ 6 cùng bằng 5.

    => Q1 = 5.

    Ta tìm tứ phân vị thứ ba là trung vị của nửa mẫu số liệu bên phải Q2.

    Vì cỡ mẫu lúc này n = 10 = 2.5 là số chẵn, nên giá trị tứ phân vị thứ ba là trung bình cộng của số liệu thứ 5 và số liệu thứ 6 (tính từ số liệu thứ 11 trở đi). Tức là giá trị tứ phân vị thứ ba là trung bình cộng của số liệu thứ 15 và số liệu thứ 16.

    Khi sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta được số liệu thứ 15 và số liệu thứ 16 lần lượt là 8 và 9.

    => Q3 = (8 + 9) : 2 = 8,5.

    Ta suy ra khoảng tứ phân vị ∆Q = Q3 – Q1 = 8,5 – 5 = 3,5.

    Ta có Q3 + 1,5.∆Q = 13,75 và Q1 – 1,5.∆Q = – 0,25.

    Số liệu x trong mẫu là giá trị ngoại lệ nếu x > Q3 + 1,5.∆Q (1) hoặc x < Q1 – 1,5.∆Q (2)

    Quan sát bảng số liệu ta thấy có số liệu x = 20 thoả mãn điều kiện (1) : 20 > 13,75.

    Vậy mẫu số liệu có giá trị ngoại lệ là 20.

  • Câu 38: Vận dụng

    Một người sử dụng cùng lúc ba thiết bị khác nhau để đo thành tích chạy của vận động viên A. Người ta ghi lại ba kết quả như sau: 9,592 \pm 0,004, 9,593 \pm 0,005, 9,589 \pm 0,006 (đơn vị: giây). Hỏi thiết bị nào đo chính xác nhất theo sai số tương đối?

    Sai số tương đối của thiết bị 1: \delta_{1} \leq \frac{0,004}{9,592} \approx
0,04\%.

    Sai số tương đối của thiết bị 2: \delta_{2} \leq \frac{0,005}{9,593} \approx
0,05\%.

    Sai số tương đối của thiết bị 3: \delta_{3} \leq \frac{0,006}{9,589} \approx
0,06\%.

    Vậy thiết bị 1 đo chính xác nhất.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Quy tròn số 2,473 đến hàng phần chục được số 2,5. Sai số tuyệt đối là:

    Sai số tuyệt đối là: |2,5 - 2,473| =
0,027.

  • Câu 40: Nhận biết

    Độ lệch chuẩn là gì?

     Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Đại số 10 Chương 5 Kết nối tri thức Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo