Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ giúp bạn học đánh giá năng lực học, sau khi kết thúc một chương học, đòi hỏi bạn học nắm chắc các kiến thức, từ đó vận dụng vào các dạng câu hỏi.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Để xác định sự có mặt của carbon và hydrogen trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O?

    Phân tích định tính để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố:

    C → CO2 \xrightarrow[{Ba{(OH)}_2}]{Ca{(OH)}_2}CaCO3

    H → H2O \xrightarrow{Cu{(SO)}_4(khan)} CuSO4.5H2O(xanh)

    Vậy để nhận biết CO2 thì ta cho qua dung dịch Ca(OH)2 sẽ có kết tủa màu trắng CaCO3
    Để nhận biết H2O thì ta cho qua CuSO4 và lúc này CuSO4 sẽ ngậm mước cho màu xanh.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Trong các chất sau đây, chất nào không phải đồng phân của: CH3-CH2-CH2-CH2-OH.

    CH3-CH2-CH2-CH2-OH có công thức phân tử là: C4H10O.

    nên CH3-CH2-CH2-COOH không phải đồng phân của CH3-CH2-CH2-CH2-OH vì có công thức phân tử là: C4H8O2.

  • Câu 3: Thông hiểu

     Trong các dãy chất sau đây, có mấy dãy gồm các chất là đồng đẳng của nhau? 

    (1) C2H6, CH4, C4H10;

    (2) C2H5OH, CH3CH2CH2OH

    (3) CH3OCH3, CH3CH2OH;

    (4) CH3COOH, HCOOH, C2H3COOH.

    Các chất là đồng đẳng của nhau

    (1) C2H6, CH4, C4H10;

    (2) C2H5OH, CH3CH2CH2OH

    (1); (2) gồm các chất có cấu tạo tương tự nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau 1 nhóm –CH2 nên là đồng đẳng của nhau. 

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Để phân tích lượng chlorine có trong hợp chất T, người ta đốt cháy hoàn toàn 5,05 gam hợp chất T trong oxygen dư, sau đó dẫn hỗn hợp sản phẩm qua dung dịch AgNO3 trong HNO3 thu được 14,35 gam kết tủa trắng, khí thoát ra cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 19,7 gam kết tủa. Hàm lượng chlorine có trong T và công thức phân tử của T là:

    Hỗn hợp sản phẩm cháy sau khi dẫn qua dung dịch AgNO3 có kết tủa nên gọi công thức của T là CxHyClz.

    Dẫn hỗn hợp sản phẩm sau khi đốt cháy qua dung dịch AgNO3:

    Cl- + Ag+ → AgCl.

    nCl = nAgCl = 0,1 mol.

    ⇒ %Cl = (0.1.35,5)/5,05 . 100% = 70,29%

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

    nC = nCO2 = nBaCO3 = 0,1 mol.

    mH = mT – mCl – mC = 5,5 – 0,1.12 – 0,1.35,5 = 0,3 gam.

    Giả sử nX = nC = 0,1 mol ⇒ số H = 0,3/0,1 = 3 nguyên tử

    Vậy CTĐGN của T là CH3Cl.

    Vậy xét đáp án ta có đáp án đúng là: 70,29 % và CH3Cl.

  • Câu 5: Nhận biết

    Số công thức cấu tạo ứng với hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H9Cl là:

     Ứng với công thức phân tử C3H9N có số công thức cấu tạo là:

    CH3–CH2–CH2–NH2

    CH3–CH(NH2)–CH3

    CH3–CH2–NH–CH3

    N(CH3)3

  • Câu 6: Vận dụng

    Hợp chất X có thành phần phần trăm về khối lượng: C (85,8%) và H (14,2%). Công thức phân tử của hợp chất X là:

     Gọi công thức phân tử của X là CxHy:

    \mathrm x\;:\;\mathrm y\;=\;\frac{85,8}{12}:\frac{14,2}1=7,15:14,2\;=\;1:2

    ⇒ Công thức đơn giản nhất của X là CH2

    ⇒ Công thức phân tử có thể: C2H4, C3H6, C4H8,...

    Xét các đáp án chọn C4H8

  • Câu 7: Nhận biết

    Những hợp chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là:

    Những hợp chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là đồng đẳng

  • Câu 8: Vận dụng

    Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mC = 54,54%; %mH = 9,09% còn lại là oxygen. Phân tử khối của X được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 88. Công thức phân tử của X là

    Ta có

    %O = 100% - %C - %H = 100% - 54,54% - 9,09% = 36,37%

    Đặt công thức đơn giản nhất của X là CxHyOz

    Ta có:

    x:y:z=\frac{\%C}{12}:\frac{\%H}1:\frac{\%O}{16}

    =\frac{54,54\%}{12}:\frac{\;9,09\%}1:\frac{36,37\;\;}{16} ≈ 2: 4 : 1

    Công thức đơn giản nhất của X là C2H4O và công thức phân tử của X có dạng (C2H4O)n 

    Phân tử khối của X được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 88 và tính được:

    (C2H4O)n = 88 ⇒ n = 2 

    Vậy công thức phân tử của X là C4H8O2.

  • Câu 9: Nhận biết

    Phương pháp sắc kí cột 

  • Câu 10: Thông hiểu

    Tỉ khối hơi cuả chất X so với hyđrogen bằng 23. Phân tử khối của X là

     Tỉ khối hơi cuả chất X so với hyđrogen bằng 23

    \Rightarrow \frac{M_{X} }{M_{H_{2} } }=23 

    ⇒ MX = 23.2 = 46 gam/mol

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho biết nhiệt độ sôi của ethanol là 78,37oC, của nước là 100°C. Đề xuất giải pháp để tách ethanol ra khỏi nước.

    Dùng biện pháp chưng cất để tách riêng ethanol ra khỏi nước, Đun nóng hỗn hợp ethanol và nước tới nhiệt độ trên 78,37oC và dưới 100oC để ethanol bay hơi. Dẫn hơi ethanol qua hệ thống làm lạnh ta thu được ethanol dạng lỏng.

  • Câu 12: Nhận biết
    Cho phản ứng:
    CH\equivCH + CH3COOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm{xt}} CH3COOCH=CH2
    Phản ứng trên thuộc loại phản ứng
  • Câu 13: Vận dụng

    Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hydrocarbon X thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hydrocarbon X đem đốt cháy (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hydrocarbon đó là:

    Gọi công thức phân tử của X là CxHy có thể tích là 1 lít.

    VCO2 = VCxHy

    \Rightarrow x = 1

    \Rightarrow Công thức phân tử của X là CH4.

  • Câu 14: Nhận biết

    Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau

    Trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.

  • Câu 15: Vận dụng

    Lycopen có công thức phân tử C40H56, là chất màu đỏ trong quả cà chua, có cấu tạo mạch hở, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Số kết đôi đó có trong phân tử licopen là

     Licopen có công thức phân tử C40H56 có độ bất bão hòa: 

    \mathrm k\;=\;\frac{40.2+\;2\;-\;56}2\;=\;13

    Mà C40H82 là alkane \Rightarrow Licopen không có vòng, mạch hở.

    Vậy Licopen mạch hở có13 nối đôi.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho công thức cấu tạo sau:

    CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử carbon tính từ phải sang trái có giá trị lần lượt là

    Cách xác định số oxi hóa C trong chất hữu cơ.

    CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO

    ⇒ CH3|CHOH| CH|CCl|CHO

    ⇒ -3 | 0 | -1 | +1 | +1

    Vậy số oxi hóa của các nguyên tử carbon tính từ phải sang trái có giá trị lần lượt là +1 ; +1 ; -1 ; 0 ; -3

  • Câu 17: Nhận biết

    Khi một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon được thay thế bằng một hay nhiều nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác (thường chứa oxygen, nitrogen, sulfur, halogen, ...), thu được:

    Khi một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon được thay thế bằng một hay nhiều nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác (thường chứa oxygen, nitrogen, sulfur, halogen, ...), thu được dẫn xuất hydrocacbon.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Tỉ lệ (tối giản) số nguyên tử C, H, O, Cl trong phân tử CHCl2COOH (dichloroethanoic acid) lần lượt là

    Tỉ lệ (tối giản) số nguyên tử C, H, O, Cl trong phân tử CHCl2COOH có công thức phân tử C2H2O2Cl2 lần lượt là 1:1:1:1.

  • Câu 19: Nhận biết

    Chất nào dưới đây không phải là hợp chất hữu cơ.

    Acetic acid: CH3COOH

    Urea: (NH2)2CO

    Ethanol: C2H5OH

    Methane: CH4.

    (NH2)2CO là hợp chất vô cơ không phải hợp chất hữu cơ.

  • Câu 20: Nhận biết

    Từ phổ MS của acetone người ta xác định được ion phân từ [CH3COCH3+] có giá trị m/z bằng 58. Vậy phân tử khối của acetone là:

    Từ phổ MS của acetone người ta xác định được ion phân từ [CH3COCH3+] có giá trị m/z bằng 58. Vậy phân tử khối của acetone là 58.

  • Câu 21: Vận dụng

    Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:

    m/z

    Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là

    Quan sát phổ khối lượng ta thấy, mảnh ion phân tử ứng với tín hiệu có giá trị m/z lớn nhất là 46.

    \Rightarrow Phân tử khối của hợp chất hữu cơ là 46.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
  • Câu 23: Thông hiểu

    Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6HOH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là:

    Đồng đẳng là các chất hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 trong phân tử và có tính chất hóa học tương tự nhau.

    C6H5CH2OH (Y); C6H5CH2CH2OH (T) cùng thuộc dãy đồng đẳng của alcohol thơm.

  • Câu 24: Nhận biết

    Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết ba?

    Công thức cấu tạo của C2H2 là: H–C≡C–H hay viết gọn là HC≡CH. Có 1 liên kết ba. 

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho dãy chất: CH4; C6H6; C6H5OH; C2H5ZnI; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng?

    CH4; C6H6; C6H5OH; C2H5ZnI; C2H5PH2 đều là hợp chất hữu cơ. 

  • Câu 26: Thông hiểu

    Có thể chiết hoạt chất curcumin từ củ nghệ bằng phương pháp nào?

    Có thể chiết hoạt chất curcumin từ củ nghệ bằng phương pháp chiết (chất lỏng - rắn)

  • Câu 27: Vận dụng

    Cho các chất có công thức cấu tạo: CH3 CHO (A), CH3COOH (B), CH3CH2OCH3 (C), CH3CH2CHO (D), CH3COCH3 (E) và CH3CH2COOH (F). Số cặp chất là đồng đẳng của nhau là:

     A và D: thuộc cùng dãy đồng đẳng vì hơn kém nhau nhóm CH2, có công thức chung CnH2n+1CHO.

    B và F: thuộc cùng dãy đồng đẳng vì hơn kém nhau nhóm CH2, có công thức chung CnH2n+1COOH.

  • Câu 28: Nhận biết

    Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ethylene glycol C2H6O2 là:

    Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ethylene glycol C2H6O2 là CH3O.

  • Câu 29: Nhận biết

    Để tách các chất rắn hữu cơ ra khỏi hỗn hợp có thể dùng phương pháp

     Phương pháp kết tinh là phương pháp tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.

  • Câu 30: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Đồng đẳng là những chất có cấu tạo hoá học tương tự nhau nên có tính chất hoá học cơ bản giống nhau, nhưng phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.

  • Câu 31: Vận dụng

    Hình dưới đây mô tả phương pháp tách và tinh chế nào?

     Hình bên dưới mô ta phương pháp chiết lỏng - lỏng

  • Câu 32: Nhận biết

    Trong phân tử hợp chất hữu cơ carbon có hóa trị

    Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV.

  • Câu 33: Nhận biết

    Hợp chất hữu cơ được phân thành:

    Hợp chất hữu cơ được phân thành hai nhóm lớn: Hydrocarbon và dẫn xuất của Hydrocarbon.

  • Câu 34: Vận dụng

    Khi thực hiện tách hỗn hợp của 3 chất A, B và C bằng sắc ký cột, người ta sẽ thu được các chất theo tự tự nào sau đây. (Biết chất A tan tốt trong pha động, hấp phụ tốt trên pha tĩnh, chất B tan tốt trong pha động, hấp phụ kém trên pha tĩnh và chất C kém tan trong pha động, hấp thụ tốt trên pha tĩnh).

    Chất B tan tốt trong pha động, hấp phụ kém trên pha tĩnh nên sẽ được pha động kéo đi ra khỏi hỗn hợp đầu tiên.

    Chất A tan tốt trong pha động, tuy nhiên cũng hấp phụ tốt trên pha tĩnh nên sẽ bị kéo đi chậm hơn so với chất B.

    Chất C kém tan trong pha động, hấp thụ tốt trên pha tĩnh nên sẽ được pha tĩnh giữ lại lâu và được tách ra khỏi hỗn hợp cuối cùng.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Chloroform (CHCl3) nóng chảy ở -64C và sôi ở 61C (dưới áp suất khí quyển). Nó là dung môi để hòa tan nhiều chất béo như mỡ bò, để bôi trơn. Làm thế nào để tách được chloroform từ dung dịch mỡ bò trong chloroform?

    Chloroform và mỡ bò có nhiệt độ sôi khác nhau nên có thể chưng cất hỗn hợp để tách.

  • Câu 36: Thông hiểu

    Hợp chất hữu cơ A có công thức đơn giản nhất là CH2O. Biết phân tử khối của hợp chất bằng 180 g/mol. Công thức phân tử của A là:

    Gọi công thức phân tử của A là (CH2O)n.

    Ta có MA = 180 g/mol

    \Rightarrow 30n = 180

    \Rightarrow n = 6

    Vậy CTPT của A là: C6H12O6.

  • Câu 37: Vận dụng

    Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng công thức phân tử C4H11N?

    Số đồng phân của C4H11N là 8

    CH3–CH2–CH2–CH2–NH2

    CH3–CH(CH3)CH2NH2

    CH3–C(NH2)(CH3)–CH3

    CH3–CH2–CH(NH2)–CH3

    CH3–CH2–CH2–NH–CH3

    CH3–CH(CH3)–NH–CH3

    CH3–CH2–NH–CH2–CH3

    (CH3)2–N–C2H5

  • Câu 38: Nhận biết

    Chất nào sau đây là hydrocarbon?

  • Câu 39: Nhận biết

    Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn dùng phương pháp nào sau đây?

    Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp chưng cất.

  • Câu 40: Vận dụng

    Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen là 21. Công thức phân tử của X là 

    Vì tỉ khối hơi của X so với hydrogen là 21 nên:

    MX = 21.MH2 = 21.2 = 42 (g/mol)

    Vậy X là C3H6

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo