Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 6: Hợp chất Carbonyl – Carboxylic acid

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 6: Hợp chất Carbonyl – Carboxylic acid giúp bạn học đánh giá năng lực học, sau khi kết thúc một chương học, đòi hỏi bạn học nắm chắc các kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào các dạng câu hỏi.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Một acid hữu cơ no, đơn chức, mạch hở A có công thức đơn giản nhất là CH2O. Công thức phân tử của acid hữu cơ A đó là

    Công thức đơn giản nhất là (CH2O)n

    Vì là acid hữu cơ no, đơn chức, mạch hở ⇒ Chỉ chứa 1 nhóm chức - COOH

    Vậy n chỉ có thể là 2

    ⇒ Công thức phân tử của acid hữu cơ A đó là CH3COOH.

  • Câu 2: Vận dụng

    Trung hòa 9 gam một acid no, đơn chức, mạch hở X bằng dung dịch KOH, thu được 14,7 gam muối. Công thức của X là:

    Acid no đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là: CnH2nO2.

    Ta có phản ứng:

    CnH2nO2 + KOH → CnH2n-1O2K + H2O.

    Tăng giảm khối lượng ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm C}_{\mathrm n}{\mathrm H}_{2\mathrm n}{\mathrm O}_2}=\frac{14,7-9}{39-1}=0,15\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow{\mathrm M}_{{\mathrm C}_{\mathrm n}{\mathrm H}_{2\mathrm n}{\mathrm O}_2}=\frac9{0,15}=60\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    \Rightarrow  Công thức của X là CH3COOH.

  • Câu 3: Nhận biết

    Đốt cháy hoàn toàn một aldehyde cho CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Aldehyde đó có công thức tổng quát là:

    Đốt cháy aldehyde X thu được nCO2 = nH2O \Rightarrow X là aldehyde no, mạch hở, đơn chức. 

    \Rightarrow Aldehyde đó có công thức tổng quát là: CnH2n+1CHO.

  • Câu 4: Vận dụng

    Phản ứng oxi hoá ethanol trước đây được dùng để kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông: hơi thở của tài xế được thổi vào ống thuỷ tinh chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 được tẩm trên các hạt silicagel (có màu đỏ cam). Nếu tài xế có sử dựng rượu bia, ống sẽ chuyển sang màu xanh lá cây của ion Cr3+, khoảng chuyển màu cho biết nồng độ cồn tương đối trong hơi thở. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

    C2H5OH + K2Cr2O7 (vàng cam) + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 (xanh lá cây) + K2SO4 + H2O

    Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phương trình phản ứng trên bằng bao nhiêu?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Phản ứng oxi hoá ethanol trước đây được dùng để kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông: hơi thở của tài xế được thổi vào ống thuỷ tinh chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 được tẩm trên các hạt silicagel (có màu đỏ cam). Nếu tài xế có sử dựng rượu bia, ống sẽ chuyển sang màu xanh lá cây của ion Cr3+, khoảng chuyển màu cho biết nồng độ cồn tương đối trong hơi thở. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

    C2H5OH + K2Cr2O7 (vàng cam) + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 (xanh lá cây) + K2SO4 + H2O

    Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phương trình phản ứng trên bằng bao nhiêu?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    Khi thổi hơi thở có cồn qua ống thuỷ tinh chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 được tẩm trên các hạt silicagel, xảy ra phản ứng oxi hoá ethanol:

    CH3C-1H2OH + K2Cr+62O7 (vàng cam) + H2SO→ CH3C+3OOH + Cr+32(SO4)3 (xanh lá cây) + K2SO4 + H2O

    3\times\left|\overset{-1}C\;ightarrow\;\overset{+3}C\;+\;4eight.\;

    2\times\left|\overset{+6}{{Cr}_2}\;+\;6e\;ightarrow\;\overset{+3}{{Cr}_2}ight.

    3C2H5OH + 2K2Cr2O7 (vàng cam) + 8H2SO→ 3CH3COOH + 3Cr2(SO4)3 (xanh lá cây) + 2K2SO4 + 11H2O

    Tổng hệ số cân bằng là 31

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho sơ đồ sau: Acetylene \xrightarrow{\mathrm{Lindlar},\;\mathrm t^\circ} X1 \xrightarrow{\mathrm{dd}\;{\mathrm{KMnO}}_4} X2 \xrightarrow{\mathrm{CuO},\;\mathrm t^\circ} aldehyde X3. Công thức phân tử của X3

    Sơ đồ phản ứng:

    CH\equivCH \xrightarrow{\mathrm{Lindlar},\;\mathrm t^\circ} CH2=CH2 (X1) \xrightarrow{\mathrm{dd}\;{\mathrm{KMnO}}_4} HOCH2CH2OH (X2) \xrightarrow{\mathrm{CuO},\;\mathrm t^\circ} OHC-CHO (X3)

    Vậy X3 là OHC-CHO.

  • Câu 6: Nhận biết

    Chất nào sau không thể làm mất màu dung dịch Br2?

     Chất không làm mất màu dung dịch Br2 là CH3COOH.

  • Câu 7: Thông hiểu

    So sánh nhiệt độ sôi của các chất: CH3COOH, CH3COCH3, CH3CH2CH3, C2H5OH.

    • Alcohol tạo được liên kết hydrogen liên phân tử nên các alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn so với các hydrocarbon hoặc dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương.
    • Phân tử carboxylic acid liên kết hydrogen với nhau tại thành dạng dimer hoặc dạng liên phân tử nên nhiệt độ sôi cao hơn so với các hydrocarbon, alcohol, hợp chất carbonyl có phân tử khối tương đương.
    • Hydrocarbon có nhiệt độ sôi thấp hơn ketone.

    Vậy nhiệt độ sôi của các chất: 

      CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

    Gọi nCH3CHO = a mol; nC2H2 = b mol

    ⇒ 44a + 26y = 8,04                    (1)

    Kết tủa thu được gồm Ag và Ag2C2.

    ⇒ nAg = 2.nCH3CHO = 2a mol; nAg2C2 = nC2H2 = b mol

    ⇒ 2a.108 + 240b = 55,2             (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ a = 0,1 mol; b = 0,14 mol

    Cho Ag và Ag2C2 vào HCl dư ⇒ thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.

    Bảo toàn Ag: nAgCl = 2.nAg2C2 = 0,28 mol

    ⇒ m = 108.0,1.2 + 143,5.0,28 = 61,78 gam

  • Câu 9: Nhận biết

    Aldehyde acetic không tác dụng được với

    CH3CHO + H2 \xrightarrow{\mathrm{Ni},\;\mathrm t^\circ} CH3CH2OH

    CH3CHO + 3O2 \xrightarrow{t^\circ} 2CO2 + 2H2O

    CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 \xrightarrow{t^\circ} CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

    Andehyde acetic không tác dụng được với Na.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Chất có công thức sau:

    Tên thay thế là:

    Chọn mạch chinh là mạch carbon dài nhất chứa nhóm -COOH và được đánh số bắt đầu từ nhóm -COOH

     

    3-methylbut-2-enoic acid.

  • Câu 11: Vận dụng cao

    Cho m gam hỗn hợp X gồm hai alcohol no đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp rắn Z và hỗn hợp hơi Y có tỉ khối so với hydrogen bằng 13,75. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:

    nAg = 0,6 mol

    Gọi công thức chung của 2 aldehyde là CnH2nO:

    Hỗn hợp Y gồm: CnH2nO; H2O

    nCnH2nO = nH2O = a mol

    \Rightarrow\;{\mathrm d}_{\mathrm Y/{\mathrm H}_2}\;=\;\frac{(14\mathrm n+16).\mathrm a\;+\;18\mathrm a}{2(\mathrm a+\mathrm a)}\;=\;13,75

    \Rightarrow n = 1,5

    Vậy 2 aldehyde là HCHO và CH3CHO.

    Gọi số mol HCHO và CH3CHO trong Y lần lượt là x, y mol:

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm n\;=\;\frac{1.\mathrm x+3.\mathrm y}{\mathrm x\;+\;\mathrm y}=\;1,5\\{\mathrm n}_{\mathrm{Ag}\;}=\;4\mathrm x\;+\;2\mathrm y\;=\;0,6\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,1\\\mathrm y\;=\;0,1\end{array}ight.

    m = mCH3OH + mC2H5OH = 0,1.32 + 0,1.46 = 7,8 gam

  • Câu 12: Nhận biết

    Chất nào sau đây tác dụng được với NaHCO3 tạo khí CO2?

    Acetic acid là acid hữu cơ tác dụng được với NaHCO3 tạo khí CO2:

    CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2↑ + H2O

  • Câu 13: Thông hiểu

    Khử hợp chất hữu cơ X bằng LiAlH4, thu được (CH3)2CH-CH2CH2OH. Chất X có tên là:

    3-methylbutanal

  • Câu 14: Nhận biết

    Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ từ

  • Câu 15: Nhận biết

    Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch hợp chất nào sau đây?

    Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch C2H5OH.

    C2H5OH + O2 \overset{men\:  giấm}{ightarrow} CH3COOH + H2O

  • Câu 16: Nhận biết

    2-methylpropanal là tên thay thế của chất có công thức cấu tạo thu gọn là

    CH3CH2CH2CHO: butanal

    CH3CH2CHO: propanal

    (CH3)2CHCH2CHO: 3-metyl butanal

    (CH3)2CHCHO: 2-methylpropanal

  • Câu 17: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X gồm một aldehyde đơn chức và một alcohol đơn chức cần 84,286 lít CO2 (đktc) tạo ra 54 gam nước. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen là

    nO2 = 3,4 mol; nH2O = 3 mol

    Aldehyde đơn chức no, mạch hở và alcohol đơn chức nO(X) = nX = 1 mol

    Bảo toàn nguyên tố O: {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac{1+3,4.2-3}2=2,4

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mX = 2,4.44 + 54 - 3,4.32 = 50,8 (g)

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm X/{\mathrm H}_2}=\frac{50,8}{2.1}=25,4

  • Câu 18: Thông hiểu

    Chất nào sau đây vừa phản ứng được với thuốc thử Tollens vừa phản ứng tạo iodoform?

     CH3CHO vừa phản ứng được với thuốc thử Tollens vừa phản ứng tạo iodoform

    CH3CO-H + 3I2 + 4NaOH → H-COONa + 3NaI + CHI3 + 3H2O

    CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH \overset{t^{o} }{ightarrow} CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

  • Câu 19: Thông hiểu

    Dãy chất có nhiệt độ sôi tăng dần là:

    Đối với các hợp chất hữu cơ có số carbon xấp xỉ nhau thì nhiệt độ sôi:

    Acid > alcohol > aldehyde > hydrocarbon.

    ⇒ Dãy chất có nhiệt độ sôi tăng dần là: C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

  • Câu 20: Nhận biết

    Chất nào dưới đây được sử dụng để tẩy rửa sơn mỏng tay, tẩy keo siêu dính, tẩy trên các đồ gốm sứ, thuỷ tinh; ngoài ra, còn được sử dụng làm phụ gia bảo quản thực phẩm.

    Acetone (CH3COCH3) được sử dụng để tẩy rửa sơn mỏng tay, tẩy keo siêu dính, tẩy trên các đồ gốm sứ, thuỷ tinh; ngoài ra, còn được sử dụng làm phụ gia bảo quản thực phẩm.

  • Câu 21: Nhận biết

    Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là

    Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là hợp chất carbonyl

  • Câu 22: Nhận biết

    Acetic aldehyde không tác dụng được với

     Acetic aldehyde không tác dụng được với Na.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

    Aldehyde và ketone không có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu 24: Nhận biết

    Malonic acid có công thức là:

  • Câu 25: Thông hiểu

    Acid không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hydrocarbon có công thức phù hợp là:

    Công thức đổng quát Acid là:

    CnH2n+2-2k-z(COOH)z (k = số liên kết pi + số vòng)

    Acid có 1 liên kết đôi trong hydrocarbon + đơn chức ⇒ k = 1, z = 1

    ⇒ CnH2n+2-2.1-1(COOH)1

    Hay CnH2n-1COOH (n≥2).

  • Câu 26: Nhận biết

    Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào phản ứng được với HCN cho sản phẩm là cyanohydrin?

    Hydrogen cyanide (HCN) phản ứng được với aldehyde hoặc ketone tạo thành sản phẩm là cyanohydrin.

  • Câu 27: Vận dụng

    Cho hỗn hợp A gồm 2 aldehyde là aldehyde formic và aldehyde acetic có số mol lần lượt là 0,01 mol, 0,01 mol vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng Ag thu được là:

    Ta có: 

    Aldehyde formic: HCHO → 4Ag

    Aldehyde acetic: CH3CHO → 2Ag     

    Theo sơ đồ phản ứng ta có    

    nAg = 4.nHCHO + 2.nCH3CHO 

    ⇔ 4.0,01 + 2.0,01 = 0,06 mol

    ⇒mAg = 0,06.108 = 6,48 gam

  • Câu 28: Nhận biết

    Vị chua của giấm là do chứa

     Vị chua của giấm là do chứa acetic acid

  • Câu 29: Thông hiểu

    Trong các hợp chất cho dưới đây, hợp chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

    Do hexan-2-one có phân tử khối lớn nhất. 

  • Câu 30: Vận dụng

    Cho 1,74 gam ethanedial tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là

    Ta có:

    n(CHO)2 = 1,74/ 58 = 0,03 mol

    Phương trình phản ứng

    OHC–CHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → H4NOOC–COONH4 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

    \Rightarrow nAg = 4n(CHO)2 = 0,12 mol

    \Rightarrow mAg = 12,96 gam 

  • Câu 31: Nhận biết

    (CH3)2CHCH2COOH có tên gọi theo danh pháp thay thế là

    (CH3)2CHCH2COOH có tên gọi theo danh pháp thay thế là 3-methylbutanoic acid.

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho 0,3 mol acid X đơn chức trộn với 0,25 mol ethanol đem thực hiện phản ứng ester hóa thu được thu được 18 gam ester. Tách lấy lượng alcohol và acid dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,355 lít H2 (đkc). Vậy công thức của acid và hiệu suất phản ứng ester hóa là

    nH2 = 0,095 mol ⇒ nacid và aclcohol dư = 0,19 mol

    Gọi x là hiệu suất phản ứng. Do số mol alcohol < số mol acid nên hiệu suất tính theo alcohol.

    ⇒ nacid và alcohol dư = 0,3 – 0,25x + 0,25 – 0,25x = 0,19 ⇒ x = 0,72 mol

    ⇒ nester = 0,25.0,72 = 0,18 mol ⇒ M = 100 (g/mol).

    ⇒ Ester là CH2=CH–COOC2H5.

    ⇒ Acid là CH2=CHCOOH.

  • Câu 33: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây có phản ứng tạo iodoform?

    Phản ứng tạo iodoform là phản ứng của hợp chất chứa nhóm methyl ketone (CH3CO-R) với iodine trong môi trường kiềm tạo kết tủa iodoform màu vàng.

  • Câu 34: Thông hiểu

    Nhận định nào sai trong các nhận định sau?

  • Câu 35: Thông hiểu

    X có CTPT C20H36Om. Biết X là một aldehyde no, mạch hở. Giá trị của m là

    Ta có X là một aldehyde no, mạch hở nên X chỉ chứa liên kết π ở nhóm chức CHO:

    Độ bất bão hòa trong X: 

    \mathrm k\;=\;\frac{2.20+2-36}2

    \Rightarrow m = 3

  • Câu 36: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và a mol muối natri của hai acid no đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy (CO2, hơi nước) lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn bình 1 là 3,51 gam. Phần trăm chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3 cân nặng 2,65 gam. Công thức phân tử của 2 muối natri là:

    nNa2CO3 = 0,025 mol

    Gọi công thức chung của 2 muối là CnH2n+1 COONa:
    2HCOONa + O2 \xrightarrow{t^\circ} Na2CO3 + CO2 + H2O
    0,01                             0,005    0,005    0,005
    2CnH2n+1COONa + (3n+1)O2 → Na2CO3 + (2n+1)CO2 + (2n+1)H2O
         0,04                     ←                  0,02
    Khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn bình 1 là 3,51 gam nên:

    \Rightarrow mCO2 - mH2O = 3,51 gam
    \Rightarrow 0,005.44 + 0,02.44.(2n + 1) - 0,005.18 - 0,02.18.(2n + 1) = 3,51
    \Rightarrow n = 2,75

    Vậy CT của 2 muối là C2H5COONa và C3H7COONa

  • Câu 37: Thông hiểu

    Công thức phân tử nào sau đây không thể là aldehyde?

    Công thức phân tử không thể là aldehyde là C2H6O2 vì aldehyde chứa tối thiểu 1π trong chức nên hụt tối thiểu 2H.

  • Câu 38: Vận dụng

    Hợp chất X no, mạch hở có phần trăm khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 11,11 %, còn lại là O. Trên phổ MS tìm thấy tín hiệu ứng với phân tử khối của X là 72. X không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng có phản ứng tạo iodoform. X là:

    Ta có %mO = 22,22%

    Gọi công thức tổng quát của X là: CxHyOz

    x : y : z = \frac{\%C  }{12} :\frac{\%H  }{1}:\frac{\%O  }{16}=\frac{66,67  }{12} :\frac{11,11  }{1}:\frac{22,22%  }{16}=5,5:11:1,4 = 4 : 8 : 1

    ⇒ Công thức đơn giản nhất của X là C4H8O.

    Gọi cống thức phân tử của X là (C4H8O)n

    ⇒ Mx = (4.12 + 8 + 16)n = 72n = 72 ⇒ n = 1.

    Vậy công thức phân tử của X là C4H8O.

    X không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 nên X là ketone.

    Do X có phản ứng tạo iodoform nên phân tử của X có chứa nhóm CH3CO−.

    Vậy công thức cấu tạo của X là

    CH3COCH2CH3 (ethyl methyl ketone hay butanone). 

  • Câu 39: Nhận biết

    2-methylpropanoic acid có công thức cấu tạo là

    2-methylpropanoic acid có công thức cấu tạo là (CH3)2CHCOOH.

  • Câu 40: Nhận biết

    Acid được dùng để sản xuất thuốc cảm aspirin là

     Salicylic acid được dùng sản xuất thuốc cảm aspirin, thuốc giảm đau methyl salicylate.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 6: Hợp chất Carbonyl – Carboxylic acid Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 18 lượt xem
Sắp xếp theo