Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Hệ quả nào dưới đây không do hiện tượng phú dưỡng gây nên?

    Hiện tượng phú dưỡng ở ao, hồ làm các loài thực vật sống dưới nước phát triển mạnh mẽ, làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dẫn đến sự suy giảm lượng oxygen trong nước, nhất là ở tầng sâu, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm các chất hữu cơ?

    Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số chất như các oxide của carbon, muối carbonate, các carbide,...

    Dãy gồm các chất hữu cơ là: CCl4, C2H5Cl, C2H5OH, C3H6O2.

  • Câu 3: Vận dụng

    Xét phản ứng thuận nghịch sau:

    CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g)

    Ở 300C, hằng số cân bằng KC = 2. Nếu nồng độ ban đầu của [CO] = 3 M và [H2] = 4 M thì khi đạt trạng thái cân bằng (ở cùng nhiệt độ) thì nồng độ CO là:

                         CO(g) + H2O(g) ⇄ CO2(g) + H2(g)

    Ban đầu (M):   3          4

    Pư (M):           x          x                x            x

    Cb (M):        3 – x    4 – x           x             x

    Hằng số cân bằng:

    {\mathrm K}_{\mathrm c}=\frac{\lbrack{\mathrm{CO}}_2brack.\lbrack{\mathrm H}_2brack}{\lbrack\mathrm{CO}brack.\lbrack{\mathrm H}_2\mathrm Obrack}=\frac{\mathrm x^2}{(3-\mathrm x).(4-\mathrm x)}=2

    ⇒ x = 2

    Khi cân bằng: [CO] = 3 - 2  = 1

  • Câu 4: Vận dụng

    Có V1 ml NaOH (pH = 12). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch NaOH mới có pH = 9. Quan hệ V1 và V2 là:

    Thể tích nước thêm vào:

    V2 = Vsau – Vtrước = Vtrước.(10pH1 – pH2 – 1)

    ⇒ V2 = V1.(1012 – 9 – 1)

    ⇒ V2 = 999V1

  • Câu 5: Vận dụng

    Cho hai dung dịch: dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2 M và KOH 0,3 M. Trộn 100 ml dung dịch A với V ml dung dịch B thu được dung dịch C có pH = 7. Giá trị của V là:

    Dung dịch C có pH = 7 \Rightarrow H+ và OH- phản ứng vừa đủ, hay nH+ = nOH-

    ∑nH+ = 2.0,1.0,1 + 0,1.0,2 = 0,04 mol

    ∑nOH− = 0, 2 V + 0,3V = 0,5V mol

    ⇒ 0,04 = 0,5V ⇒ V = 0,08 lít = 80 ml

  • Câu 6: Nhận biết

    Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau?

    Chất đồng đẳng la những chất có hành phần phân tử hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau.

    Vậy cặp chất 

    CH2=CH-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-CH=CH2. là đồng đẳng của nhau

  • Câu 7: Thông hiểu

    Dung dịch sulfuric acid đặc được dùng làm khô khí nào trong số các khí sau: CO, H2, CO2, SO2, O2 và NH3?

    Dung dịch sulfuric acid đặc được dùng làm khô khí H2, CO2, SO2, O2.

    Giải thích: Do sulfuric acid đặc có tính oxi hoá mạnh nên sẽ tác dụng được với những chất có tính khử mạnh như: NH3, CO.

  • Câu 8: Nhận biết

    Nhận xét nào sau đây không đúng?

    Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra hoàn toàn.

  • Câu 9: Nhận biết

    Trong công nghiệp, phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được dùng làm nguyên liệu để.

     Phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. 

  • Câu 10: Nhận biết

    Chất nào sau đây được sử dụng như một loại bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn; cho thủy tinh, cho gốm sứ cách điện và cao su chất lượng cao,...

    Barium sulfate (BaSO4) được sử dụng như một loại bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn; cho thủy tinh, cho gốm sứ cách điện và cao su chất lượng cao,...

  • Câu 11: Nhận biết

    Thành phần chính của quặng gypsum hay thạch cao là hợp chất nào sau đây?

    Thành phần chính của quặng gypsum hay thạch cao là CaSO4.2H2O.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho các nhận định sau:

    Phân tử ammonia và ion ammonium đều

    (1) chứa liên kết cộng hóa trị.

    (2) là base Bronsted trong nước.

    (3) là acid Bronsted trong nước.

    (4) chứa nguyên tử N có số oxi hóa là −3.

    Số nhận định đúng

    (1) Đúng.

    (2) và (3): Sai, NH3 đóng vai trò là base Bronsted trong nước, NH4+ đóng vai trò là acid Bronsted trong nước.

    (4) Đúng.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Đo pH của cốc giấm ăn được giá trị pH = 2,8. Nhận định nào sau đây không đúng?

    Ta có: pH = 2,8 ⇒ [H+] = 10-2,8

  • Câu 14: Thông hiểu

    Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

    Phương pháp chiết được dùng để tách các chất có độ hòa tan khác nhau trong các môi trường không hòa tan vào nhau.

    Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nước và dầu ăn.

  • Câu 15: Vận dụng

    Phân tích một hợp chất X, người ta thu được một số dữ liệu sau: carbon (C) chiếm 76,32%, hydrogen (H) chiếm 10,18% và còn lại ở nitrogen (N) về khối lượng. Công thức đơn giản nhất của X là

    Gọi công thức đơn giản nhất của X là CxHyNz:

    \mathrm x\;:\;\mathrm y\;:\;\mathrm z\;=\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm C}}{12}:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm H}}1:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm N}}{14}

                       =\frac{76,32}{12}:\frac{10,18}1:\frac{13,5}{14}

                        = 13 : 21 : 2

    Vậy X có công thức đơn giản nhất là: C13H21N2.

  • Câu 16: Nhận biết

    Theo thuyết Brønsted - Lowry thì acid là chất.

    Thuyết Brønsted - Lowry: Acid là chất cho proton (H+), base là chất nhận proton.

  • Câu 17: Nhận biết

    Dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn là phương pháp nào sau đây?

    Chiết lỏng - rắn: Dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm-1 và 1731 cm-1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây?

    Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm−1 và 1731 cm−1. Chất X phù hợp phải có nhóm -CHO hoặc -COOH. 

  • Câu 19: Vận dụng

    Khí sulfur dioxide thường được sử dụng như một chất bảo quản trong rượu vang. Một nguồn quan trọng của sulfur dioxide là sodium metabisulfite (Na2S2O5, khối lượng mol 190 gam/mol). Na2S2O5 phản ứng với acid như sau:
    Na2S2O5(s) + 2HCl(aq) → 2NaCl(aq) + 2SO2(g) + H2O(l).
    Khi dùng 250 gam sodium metabisulfite tác dụng với acid dư, hãy cho biết thể tích khí thu được ở điều kiện chuẩn?

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm S}_2{\mathrm O}_5}=\;\frac{250}{190}=\frac{25}{19}\;(\mathrm{mol})

               Na2S2O5(s) + 2HCl(aq) → 2NaCl(aq) + 2SO2(g) + H2O(l).

    mol:      \frac{25}{19}                      →                              \frac{50}{19} 

    \Rightarrow\;{\mathrm V}_{{\mathrm{SO}}_2}\;=\frac{50}{19}\;.24,79\;=\;65,23\;(\mathrm l)

  • Câu 20: Thông hiểu

    Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là:

    Các chất điện li khi tan trong nước phân li thành các ion:

    ⇒ Các chất điện li là: HNO2, CH3COOH, KMnO4, HCOOH, NaClO, NaOH, H2S.

  • Câu 21: Nhận biết

    Cặp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?

    Các chất có cấu tạo khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử gọi là đồng phân của nhau.

    \Rightarrow C2H5OH, CH3OCH3 là đồng phân của nhau, chúng có cùng công thức phân tử là C2H6O.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Những người đau dạ dày thường có pH nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3) trong dịch vị dạ dày. Để chữa dạ dày ta nên dùng:

    Vì pH nhỏ hơn 2 trong dịch vị dạ dày nên cần bổ sung nước đun sôi để nguội và thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3 có môi trường base để trung hòa bớt acid.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ nào sau đây là sai?

    Theo thuyết cấu tạo hóa học: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị 4. 

    ⇒ Hợp chất có cấu tạo không đúng là CH3= CHdo nguyên tử C có hóa trị 5.

  • Câu 24: Vận dụng

    Cho 2,20 gam hỗn hợp bột Fe và bột Al tác dụng với 2,56 gam bột sulfur. Phần trăm khối lượng của iron trong hỗn hợp ban đầu là:

    Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Al

    ⇒ 56x + 27y = 2,2 (*)

    Fe + S → FeS (1)

    x    → x

    2Al + 3S → Al2S(2)

    y → 3y/2

    nS = 2,56 : 32 = 0,08 mol

    ⇒ x + 3/2y = 0,08 (**)

    Từ (1) và (2) ta giải phương trình hóa học được:

    x = 0,02; y = 0,04 

    ⇒mFe = 0,02.56 = 1,12 gam 

    %mFe = 1,12 : 2,2 .100% = 50,91%

  • Câu 25: Vận dụng cao

    Nung m gam hỗn hợp bột iron và sulfur (không có không khí) rồi cho sản phẩm thu được tan hết trong dung dịch hydrochloric acid (dư) thu được 9,916 lít khí X (đkc). Đốt cháy X trong oxygen dư, dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước bromine dư thì khối lượng bromine đã phản ứng là 32 gam. Giá trị của m là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

    nkhí X = 0,4 (mol) > nBr2 = 0,2 (mol)

    ⇒ X chứa H2 và hỗn hợp rắn chứa Fe dư, FeS.

    Phương trình hóa học:

    Fe + S \xrightarrow{\mathrm t^\circ} FeS                                       (1)

    FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S                  (2)

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2                       (3)

    Đốt cháy khí X rồi dẫn qua dung dịch bromine:

    2H2S + 3O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2SO2 + 2H2O                (4)

    2H2 + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2H2O                                 (5)

    SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4     (6)

    Theo phương trình: (4), (5), (6): nH2S = nSO2 = nBr2 = 0,2 mol

    ⇒ nH2 = 0,4 − 0,2 = 0,2 (mol)

    Theo PTHH (3): nFe (dư) = nH2= 0,2 (mol)

    Theo PTHH (1) và (2) : nFe (pư) = nS = nFeS = nH2S = 0,2 (mol)

    ⇒ m = 0,2.56 + 0,2.56 + 0,2.32 = 28,8 (g)

  • Câu 26: Nhận biết

    Các acid, base, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các 

    Các acid, base, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các ion trái dấu.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Hỗn hợp các chất lỏng sau: Ethanol sôi ở 78,37oC, nước cất sôi ở 100oC và acetic sôi ở 118oC. Có thể tách riêng các chất bằng cách nào?

    Ethanol sôi ở 78,37oC, nước cất sôi ở 100oC và acetic sôi ở 118oC đều là chất lỏng có nhiệt đôi khác nhau do đó ta sử dụng phương pháp chưng cất

    (Nguyên tắc: Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế chất lỏng dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở áp suất nhất định).

  • Câu 28: Vận dụng

    Từ 800 tấn quặng pyrite sắt (FeS2) chứa 25% tạp chất không cháy, có thể sản xuất được bao nhiêu m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/ml)? Giả thiết tỉ lệ hao hụt là 5%.

    mFeS2 = 800.75% = 600 (tấn)

    Sơ đồ sản xuất H2SO4:

    FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

    120                                          196        (tấn)

    600                                            x          (tấn)

    \mathrm x\;=600.\frac{196}{120}.95\%=931\;\mathrm{tấn}

    Đổi: 1,83 g/cm3 = 1,83 tấn/m3

    mdd H2SO4 = 931 : 93% = 1001 tấn 

    \Rightarrow\mathrm a=\frac{1001}{1,83}=547\;(\mathrm m^3) 

  • Câu 29: Nhận biết

    Phổ khối lượng (MS) cho biết điều gì?

    Phổ khối lượng (MS) cho biết phân tử khối của một chất.

  • Câu 30: Nhận biết

    Những nguồn phát thải sulfur dioxide vào môi trường là

    (1) Núi lửa phun trào

    (2) Nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.

    (3) Các phương tiện giao thông vận tải.

    (4) Quá trình quang hợp của cây xanh.

    Những nguồn phát thải sulfur dioxide vào môi trường là: núi lửa phun trào, nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, các phương tiện giao thông vận tải,...

  • Câu 31: Nhận biết

    “Đất chua” là một khái niệm dân gian để chỉ loại đất có môi trường acid, vậy pH của “đất chua” có giá trị

     Độ chua của đất gây ra bởi acid ⇒ pH của “đất chua” có giá trị nhỏ hơn 7.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao. Nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. X tiếp tục tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành hợp chất Y. Công thức của X, Y lần lượt là

    Nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X ⇒ X là NO.

    N2 + O2 \overset{3000}{ightleftharpoons} NO

    X tiếp tục tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành hợp chất Y ⇒ Y là NO2

    NO + O2 ightarrow NO2

  • Câu 33: Thông hiểu

    Tiến hành tách β - carotene từ nước ép cà rốt gồm các bước sau:

    1. Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.

    2. Cho khoảng 20 mL nước ép cả rốt vào phễu chiết.

    3. Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β-carotene hoà tan trong hexane.

    4. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.

    Thứ tự đúng của quy trình là

     Thứ tự đúng của quy trình là:

    2. Cho khoảng 20 mL nước ép cả rốt vào phễu chiết.

    4. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.

    1. Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.

    3. Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β-carotene hoà tan trong hexane.

  • Câu 34: Nhận biết

    Mưa acid là hiện tượng nước mưa có lẫn các hạt acid làm cho nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5,6. Mưa acid gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cây trồng và cả sức khỏe con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa acid là do khí SO2 và khí X đã gây ô nhiễm không khí. Khí X có thể là

     Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng mưa acid là khí SO2 và khí NOx (ví dụ: NO2, ...).

  • Câu 35: Thông hiểu

    Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa là:

    HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với các chất khử (chất có khả năng tăng số oxi hóa).

    Dãy chất thỏa mãn là: Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.

  • Câu 36: Vận dụng

    Cho hỗn hợp A gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3), tiến hành phản ứng tổng hợp NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp B có tỉ khối dA/B = 0,6. Hiệu suất phản ứng là:

     Giả sử có 1 mol N2 và 3 mol H2:

                      N2 + 3H2 \overset{t^{\circ},p,xt }{ightleftharpoons} 2NH3

    Ban đầu:    1      3

    Phản ứng:  x    3x              2x

    Sau:      1 − x    3 − 3x         2x

    Ta có:

    nA = 1 + 3 = 4 mol

    nB = 1 − x + 3 − 3x + 2x = 4 − 2x (mol)

    Ở nhiệt độ không đổi thì:

    \frac{{\mathrm p}_{\mathrm A}}{{\mathrm p}_{\mathrm B}}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm A}}{{\mathrm n}_{\mathrm B}}\Rightarrow\frac{4-2\mathrm x}4=0,6\;\Rightarrow\mathrm x\;=\;0,8

    \%\mathrm H=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm N}_2\mathrm{pư}}}{{\mathrm n}_{{\mathrm N}_2\;\mathrm{bđ}}}=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm N}_2}}{{\mathrm n}_{{\mathrm N}_2\;\mathrm{bđ}}}.100\%=\frac{0,8}1.100\%=80\%

  • Câu 37: Nhận biết

    Trong các phản ứng, N2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là do trong N2 nguyên tử N có

    Trong các hợp chất, N có thể có các số oxi hóa là: -3; +1; +2; +3; +4; +5

    Trong các phản ứng, N2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là do trong N2 nguyên tử N có số oxi hóa trung gian là 0.

  • Câu 38: Thông hiểu

    Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức?

     Đồng phân vị trí nhóm chức:

    CH3CH2CH2OH

  • Câu 39: Nhận biết

    Đâu không phải ứng dụng của muối ammonium?

    Muối ammonium không ứng dụng làm thuốc bổ sung chất điện giải.

  • Câu 40: Thông hiểu

    Nồng độ mol của ion SO42- trong dung dịch Al2(SO4)3 0,05 M là

    Dung dịch Al2(SO4)3 khi phân li:

            Al2(SO4)3 → Al3+ + SO42-

    mol: 0,05       →            0,15   

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo