Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho phản ứng sau:

    SO2(g) + \frac12O2(g) → SO3(l)        (1) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = −144,2 kJ

    Biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO2 là −296,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của SO3

    SO2(g) + \frac12O2(g) → SO3             \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = −144,2 kJ

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO3(l)) – \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO2(g)) – \frac12\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(O2(g))

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO3(l)) = –144,2 − 296,8 = −441 kJ. 

  • Câu 2: Nhận biết

    Phương trình nhiệt hóa học là

    Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Phản ứng phân huỷ Fe(OH)3(s) không cần cung cấp nhiệt độ liên tục.

    (2) Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.

    (3) Hoà tan NH4Cl(s) vào nước là quá trình thu nhiệt.

    (4) Để giữ ấm cơ thể, trước khi lặn, người ta thường uống nước mắm cốt.

    Số phát biểu đúng

    (1) Sai. Phản ứng phân huỷ Fe(OH)3(s) cần cung cấp nhiệt độ liên tục.

    (2) Sai. Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại (như NaH, CaH2,...).

    (3) Đúng.

    (4) Đúng.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy acetylene (C2H2):

    2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(l)  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −2600,4 kJ

    Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là −393,5 kJ/mol và −285,8 kJ/mol.

    Nhiệt tạo thành chuẩn của acetylene (C2H2) là

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(sp) – \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(cđ) = −2600,4 

    ⇒ 4.(−393,5) + 2.(−285,8) − 5.0 − 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(C2H2) = −2600,4 

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(C2H2) = +227,4 kJ/mol

  • Câu 5: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?

    Phản ứng giữa H2 và Br2 cần đun nóng, phản ứng diễn ra chậm; phản ứng giữa I2 và H2 cần đun nóng để diễn ra, phản ứng là thuận nghịch. 

  • Câu 6: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn m gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối Cu(NO3)2 và hỗn hợp khí gồm NO; NO2 có số mol lần lượt là 0,1 và 0,2 mol. Giá trị của m là:

    nNO = 0,1 mol

    Quá trình nhường electron:

    \overset0{\mathrm{Cu}}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e

    0,25        ←      0,5 mol

    Quá trình nhận electron:

    \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm N}

             0,3 ← 0,1 mol

    \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;1\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm N}

             0,2 ← 0,2 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn e ta có ne cho = ne nhận = 0,5 mol

    ⇒ nCu = ne cho : 2 = 0,25 mol

    ⇒ m = 0,25.64 = 16 g

  • Câu 7: Thông hiểu

    Trong tự nhiên và cuộc sống, có nhiều phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ khác nhau phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng. Nhận định nào sau đây là sai?

    Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Vì xăng dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn.

    \Rightarrow Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxygen.

  • Câu 8: Nhận biết

    Cho phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2, mỗi nguyên tử nguyên tử Zn đã

    Trong phản ứng đã xảy ra quá trình:

    \overset0{\mathrm{Zn}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Zn}}\;+2\mathrm e

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho phản ứng hóa học sau: 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g).

    Trong khoảng thời gian 420 giây, nồng độ SO2 giảm từ 0,027 M xuống 0,0194 M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ SO2 trong khoảng thời gian trên là

    Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ SO2 trong 420 giây là: 

    \overline{\mathrm v}=-\frac12.\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm{SO}}_2}}{\triangle\mathrm t}=-\frac12.\frac{0,0194-0,027}{420}\approx9.10^{-6}\;(\mathrm M/\mathrm s)

  • Câu 10: Nhận biết

     Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch acid trong dãy nào dưới đây:

    Do HF ăn mòn thủy tinh nên không đựng được trong bình thủy tinh.

    \Rightarrow Phương án đúng là: HCl, H2SO4, HNO3.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho các phản ứng hoá học sau:

    (a) CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2.

    (b) CH4 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} C + 2H2.

    (c) 2AI(OH)3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Al2O3 + 3H2O.

    (d) 2NaHCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Na2CO3 + CO2 + H2O.

    Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử là

    Chỉ có phản ứng b) có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử:

    \overset{-4}{\mathrm C}\overset{+1}{{\mathrm H}_4}\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\;\overset0{\mathrm C}\;+\;2{\overset0{\mathrm H}}_2.

  • Câu 12: Nhận biết

    Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HBr, quỳ tím

    Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HBr, quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ của những phản ứng nào sau đây sẽ bị thay đổi?

    (1) 2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s).

    (2) 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l).

    (3) C(s) + O2(g) → CO2(g).

    (4) CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g).

     Khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ của những phản ứng có chất khí tham gia sẽ thay đổi.

    ⇒ Các phản ứng có tốc độ thay đổi là:

    2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l);

    C(s) + O2(g) → CO2(g).

  • Câu 14: Nhận biết

    Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất?

    Các phân tử càng lớn và càng nhiều electron thì sự hỗn loạn của lớp vỏ electron càng lớn, tương tác khuếch tán giữa các phân tử càng mạnh ⇒ Tương tác van der Waals càng lớn.

    Từ F2 đến I2 các phân tử có độ lớn tăng dần (vì bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I) và số electron tăng dần ⇒ Tương tác van der Waals tăng dần.

    Vậy tương tác van der Waals mạnh nhất ở I2.

  • Câu 15: Nhận biết

    Hydrochloric acid phản ứng được với chất nào sau đây?

    Hydrochloric acid phản ứng được với NaOH:

    HCl + NaOH ightarrow NaCl + H2O

  • Câu 16: Vận dụng

    Chất độc màu da cam dioxin gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Nó phân hủy vô cùng chậm trong đất. Nghiên cứu cho thấy phải mất tám năm để lượng dioxin trong đất giảm đi một nửa. Nếu một mảnh đất có chứa 0,352 mg dioxin thì sau bao lâu lượng dioxin còn lại là 2,2.10-5 g dioxin?

    Từ 0,352 mg dioxin phân hủy còn lại là 2,2.10-5 g dioxin tức đã giảm:

    \frac{0,352.10^{-3}}{2,2.10^{-5}}=16=2^4\;\mathrm{lần}

    \Rightarrow Thời gian cần thiết để 0,352 mg dioxin phân hủy còn lại là 2,2.10-5 g dioxin là:

    8.4 = 32 năm 

  • Câu 17: Vận dụng

    Tốc độ của một phản ứng tăng lên bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ của phản ứng từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC, tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

    Cứ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần

    Vậy tăng từ 00C lên 400C thì tốc độ phản ứng tăng lên là:

    {\mathrm v}_2=2^\frac{240-200}{10}{\mathrm v}_1=2^4.{\mathrm v}_1=16{\mathrm v}_1

    Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần.

  • Câu 18: Vận dụng

    Thêm 78 ml dung dịch AgNO3 10% (D = 1,09 g/ml) vào dung dịch có chứa 3,88 g hỗn hợp KBr và NaI. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch HCl 1,5 M. Phần trăm khối lượng KBr trong hỗn hợp muối ban đầu là

     mdd AgNO3 = D.V = 1,09.78 = 85,02 g

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{AgNO}}_3}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;{\mathrm{AgNO}}_3}}.100\%\;\Leftrightarrow10\%\;=\;\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{AgNO}}_3}}{85,02}.100\%

    ⇔ mAgNO3 = 8,502g ⇔ nAgNO3 = 0,05 mol 

    KBr + AgNO3 → KNO3 + AgBr

    x            x

    NaI + AgNO3 → AgI + NaNO3

    y           y

    Phần nước lọc phản ứng tác dụng với dung dịch HCl ⇒ AgNO3 còn dư 

    \mathrm{CM}\;(\mathrm{HCl})\;=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm V}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{HCl}}\;}\Leftrightarrow1,5\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}}{13,3.10^{-3}}

    \Leftrightarrow nHCl = 0,02 mol 

     AgNO3 + HCl → AgCl + HNO

      0,02       0,02

     Ta có hệ phương trình: 

    \left\{\begin{array}{l}119\mathrm x\;+\;150\mathrm y\;=\;3,88\\\mathrm x\;+\;\mathrm y\;+\;0,02\;=\;0,05\;\end{array}\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,02\\\mathrm y\;=\;0,01\end{array}ight.ight.

    Phần trăm khối lượng của KBr:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{KBr}}=\frac{0,02.119}{3,88}.100\%\;=61,34\%

  • Câu 19: Thông hiểu

    Hiện tượng nào xảy ra khi đưa một dây đồng mảnh, được uốn thành lò xo, hơ nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn vào lọ thủy tinh đựng đầy khí chlorine, có chứa một ít nước ở đáy lọ?

    Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu, khi khói tan lớp nước ở đáy lọ có màu xanh nhạt

  • Câu 20: Nhận biết

    Ở điều kiện thường, halogen nào sau đây là chất lỏng?

    Ở điều kiện thường, bromine là chất lỏng.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Trong phản ứng điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muối potassium chlorate, những biện pháp nào dưới đây được sử dụng nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng?

    (1) Dùng chất xúc tác MnO2.

    (2) Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao.

    (3) Dùng phương pháp đẩy nước để thu khí oxygen.

    (4) Dùng potassium chlorate và manganese dioxide khan.

    Hãy chọn các biện pháp đúng?

     Các biện pháp được sử dụng nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng:

    (1) Dùng chất xúc tác MnO2

    (2) Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao

    (4) Dùng potassium chlorate và manganese dioxide khan

  • Câu 22: Thông hiểu

    Khí hydrogen chloride là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch hydrohalic acid. Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hydrogen chloride trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình như hình vẽ mô tả dưới đây:

    Nguyên nhân của hiện tượng đó là

    HCl tan mạnh trong nước làm giảm áp suất trong bình \Rightarrow có hiện tượng nước phun mạnh vào bình.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Cho các phản ứng:

    (1) SiO2 + dung dịch HF →

    (2) F2 + H2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ}

    (3) AgBr \xrightarrow{\mathrm{as}}

    (4) Br2 + NaI (dư) →

    Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là

    (1) SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

    (2) F2 + H2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 4HF + O2

    (3) AgBr \xrightarrow{\mathrm{as}} 2Ag + Br2

    (4) Br2 + NaI (dư) → NaBr + I2

     \Rightarrow Các phản ứng tạo ra đơn chất là: (1); (2); (4).

  • Câu 24: Thông hiểu
    Phản ứng hóa học nào sau đây là sai?

    AgNO3 không phản ứng với HF.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Sắp xếp theo chiều tăng dần xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy HX (X là halogen)?

    Độ dài liên kết: Là khoảng cách giữa hai hạt nhân của các nguyên tử tương tác với nhau. 

    \Rightarrow Nguyên tử có bán kính càng nhỏ \Rightarrow độ dài liên kết càng nhỏ 

    \Rightarrow Độ dài liên kết: HF < HCl < HBr < HI.

  • Câu 26: Nhận biết

    Cho phản ứng hóa học: H2(g) + I2(g) → HI(g). Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ chất sản phẩm là:

    Chất sản phẩm là HI. Tốc độ phản ứng tính theo nồng độ chất sản phẩm là: \overline{\mathrm v}=\frac12.\frac{\triangle{\mathrm C}_{\mathrm{HI}}}{\triangle_{\mathrm t}}.

  • Câu 27: Vận dụng

    Cho m gam KClO3 tác dụng với HCl đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí Cl2 ở đkc. Biết lượng Cl2 sinh ra phản ứng vừa đủ với 0,56 gam Fe. Xác định m và V.

    nFe = 0,01 (mol)

    Phương trình phản ứng:

            KClO3 + 6HCl → 3Cl2 + KCl + 3H2O

    mol: 0,005     ←        0,015

              3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3

    mol: 0,015 ← 0,01

    Vậy:

    m = 0,005.122,5 = 0,6125 gam

    V = 0,015.24,79 = 0,37185 lít.

  • Câu 28: Nhận biết

     Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì

    Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì tốc độ phản ứng tăng.

  • Câu 29: Nhận biết

    Dẫn khí chlorine vào dung dịch KBr xảy ra phản ứng hoá học:

    Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

    Trong phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá chất nào?

    Trong phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá KBr:

    {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;2\mathrm K\overset{-1}{\mathrm{Br}}\;ightarrow\;2\mathrm K\overset{+1}{\mathrm{Cl}}\;+\;\overset0{{\mathrm{Br}}_2}

  • Câu 30: Nhận biết

    Cho phản ứng: 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O. Trong phản ứng trên, chất khử là

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố:

    2\overset{-3}{\mathrm N}{\mathrm H}_3\;+\;3\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\mathrm O\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm N}}_2\;+\;3\overset0{\mathrm{Cu}}\;+\;3{\mathrm H}_2\mathrm O

    Trong phản ứng, nguyên tử N trong phân tử NH3 nhường electron ⇒ NH3 đóng vai trò là chất khử.

  • Câu 31: Vận dụng

    Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2

    Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl 

    {\mathrm n}_{{\mathrm I}_2}=\frac{2,54}{254}=0,01\;(\mathrm{mol})\;=\;{\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}

    VChlorine = 0,01.24,79 = 0,2479 L = 247,9 mL. 

  • Câu 32: Vận dụng cao

    Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (sơ đồ minh họa). Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất.

    Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL-1 ở 30oC). 

    Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m3 acid thương phẩm trên? Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng. 

    Khối lượng acid thương phẩm được tạo ra cùng 200 gam xút:

    {\mathrm m}_{\mathrm{acid}}=\frac{200}{40}.36,5.\frac{60}{100}.\frac{80}{100}=87,6\;\mathrm{gam}

    Khối lượng dung dịch acid thương phẩm 32% được tạo ra cùng 200 gam xút:

    {\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{acid}}=\frac{87,6}{32\%}=273,75\;\mathrm{gam}

    Thể tích dung dịch acid thương phẩm 32% được tạo ra cùng 200 gam xút:

    \mathrm V\;=\;\frac{\mathrm m}{\mathrm D}=\frac{273,75}{1,153}=237,4\;(\mathrm{mL})

    Vậy với 200 tấn = 200.106 gam xút thì lượng acid thương phẩm được tạo thành tương ứng là:

    237,4.106 mL = 237,4 m3.

  • Câu 33: Nhận biết

    Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?

    Cl2 không được dùng để sát trùng vết thương trong y tế.

  • Câu 34: Thông hiểu

    Cách làm nào sau đây sẽ làm củ khoai tây nhanh chín nhất?

    Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh.

    Nướng ở 180oC sẽ làm củ khoai nhanh chín nhất.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương, do đó phải thêm dấu trừ trong biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng.

  • Câu 36: Vận dụng

    Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước thải là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta đó là dùng chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với sô dân Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày thì lượng chlorine mà các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng mỗi ngày cho việc xử lí nước là

    Khối lượng khí clo cần dùng là: 200.3.106.5 = 3.106 (g) = 3,103 (kg)

  • Câu 37: Vận dụng

    Cho 200 ml dung dịch AgNO3 0,1M tác dụng với 100 ml dung dịch FeCl2 0,1M thu được chất rắn có khối lượng là

    nAgNO3 = 0,02 mol; nFeCl2 = 0,01 mol

    FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

    0,01  →  0,02             →             0,02

    \Rightarrow mkết tủa = mAgCl = 0,02.143,5 = 2,87 gam

  • Câu 38: Thông hiểu

    Số oxi hoá của Cl trong các chất NaOCl, NaClO2, NaClO3, NaClO4 lần lượt là:

    Áp dụng quy tắcvề xác định số oxi hóa ta có:

    \mathrm {Na}\overset{+1}{\mathrm{Cl}}\mathrm O,\;\mathrm {Na}\overset{+3}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_2,\;\mathrm {Na}\overset{+5}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_3,\;\mathrm {Na}\overset{+7}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_4.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch NH4Cl, FeCl3, MgBr2, CuBr2?

     Cho dung dịch NaOH tác dụng lần lượt với các mẫu thử nhận ra:

    - Dung dịch NH4Cl: Có khí mùi khai thoát ra

    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3↑ + H2O

    - Dung dịch FeCl3: có kết tủa nâu đỏ

    3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓(nâu đỏ) + 3NaCl

    - Dung dịch MgBr2: có kết tủa màu tắng

    2NaOH + MgBr2 → Mg(OH)2↓(trắng) + 2NaBr

    - Dung dịch CuBr2: có kết tủa xanh

    2NaOH + CuBr2 → Cu(OH)2↓( xanh) + 2NaBr

  • Câu 40: Nhận biết
    Phản ứng giữa chất nào sau đây với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

    NaCl tác dụng với H2SO4 đặc chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.

    2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 33 lượt xem
Sắp xếp theo