Đề thi giữa học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Hóa 10 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 0,5 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.

    - Khi đốt cháy 1 mol CH4 tỏa ra 890,36 kJ

    - Để tạo thành 1 mol CaO bằng cách nung CaCO3 cần 178,29 kJ

    \Rightarrow Để tạo thành 0,5 mol CaO bằng cách nung CaCO3 cần 89,145 kJ

    \Rightarrow Số mol CH4 cần dùng để đốt cháy là: 89,145 : 890,36 = 0,1 mol

    \Rightarrow Số gam CH4 cần dùng để đốt cháy là: 0,1.16 = 1,6 (gam)

  • Câu 2: Nhận biết

    Trong hợp chất SO3, số oxi hoá của sulfur (lưu huỳnh) là

    Trong hợp chất SO3, số oxi hoá của sulfur (lưu huỳnh) là +6.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Số oxi hóa của nguyên tố N trong dãy các hợp chất nào dưới đây bằng nhau?

    Trong NaNO3, HNO3, Fe(NO3)3; N2O5: số oxi hóa của N là +5

    Trong NH3, NaNH2: số oxi hóa của N là -3; trong NO2 là +4; trong NO là +2.

    Trong CH3NH2, số oxi hóa của N là -3, trong HNO2 là +3.

    Trong KNO2, C6H5NO2 số oxi hóa của N là +3, trong NH4NO3 là -3 và +5.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

    CO (g) + O2 (g) ⟶ CO2 (g)                                        \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -283,0 kJ

    Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2: (CO2 (g)) = –393,5 kJ/mol.

    Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO2(g)).1 – [\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO(g)) + \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(O2(g)).\frac12]

    \Rightarrow –283 = –393,5.1 – [\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO(g)) + 0.\frac12]

    \Rightarrow \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO(g)) = –110,5 kJ

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + …

    Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

    Vì x = 3 thì số oxi hóa của M trước và sau phản ứng không thay đổi vẫn là +3.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho sơ đồ phản ứng :

    FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

    Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là:

    Ta có quá trình nhường nhận electron:

    Cân bằng phương trình phản ứng ta có:

    FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O

    \Rightarrow Tổng hệ số các chất sau phản ứng = 1 + 2 +5 +2 =10

  • Câu 7: Nhận biết

    Trong hợp chất, số oxi hóa của kim loại nhóm IA là bao nhiêu?

    Trong hợp chất, số oxi hóa của kim loại nhóm IA là +1.

  • Câu 8: Nhận biết

    Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) đối với chất tan trong dung dịch được xác định trong điều kiện nồng độ là

     Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học được xác định trong điều kiện chuẩn: Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25oC (hay 298K). 

  • Câu 9: Nhận biết

    Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng

    Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Hòa tan viên vitamin C sủi (là muối carbonate và acid hữu cơ) vào cốc nước, hai thành phần trên tiếp xúc với nhau, tạo ra lượng lớn khí CO2 giúp viên sủi hòa tan nhanh và làm giảm nhiệt độ cốc nước. Phản ứng xảy ra là phản ứng

    Khi phản ứng xảy ra làm giảm nhiệt độ của cốc nước ⇒ Phản ứng là phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 11: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch tác dụng được với chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa - khử?

    Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

    Dung dịch X gồm: Fe2+, Fe3+, H+, SO42-.

    Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

    Khi NaOH phản ứng với Fe2+, Fe3+ và H+ đều là phản ứng trao đổi (không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố).

  • Câu 12: Nhận biết

    Phản ứng thu nhiệt là

    Phản ứng thu nhiệt là phản ứng thu năng lượng dưới dạng nhiệt.

  • Câu 13: Nhận biết

    Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất khử trong các phản ứng?

    Trong hợp chất, K chỉ có số oxi hóa +1. Do đó khi tham gia phản ứng hóa học, K chỉ đóng vai trò là chất khử.

    Chú ý: Trong hợp chất, H ngoài số oxi hóa +1, còn có số oxi hóa -1 (trong H2O2,...) 

  • Câu 14: Vận dụng

    CS2 là nguyên liệu phổ biến dùng trong tổng hợp hoá hữu cơ của các ngành công nghiệp. CS2 dễ dàng bốc cháy trong oxygen theo phương trình:

    CS2 + O2 → CO2 + SO2

    Khi lấy 0,5 mol CS2 tác dụng với 1,2 mol O2 thì tổng số mol khí thu được sau phản ứng là

    CS2 + O2 → CO2 + SO2

    Xét tỉ lệ:

    \frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{CS}}_2}}1=\frac{0,5}1=0,5>\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}}3=\frac{1,2}3=0,4

    \Rightarrow CS2 dư, O2 hết \Rightarrow Tính toán theo O2

    CS2 + O2 → CO2 + SO2

               1,2       0,4      0,8

    \Rightarrow Hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2 (0,4 mol) và SO2 (0,8 mol)

    \Rightarrow Tổng số mol khí thu được sau phản ứng là 0,4 + 0,8 = 1,2 mol

  • Câu 15: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    Với phản ứng thu nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm, do đó phản ứng diễn ra kèm theo sự hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt. 

  • Câu 16: Thông hiểu

    Sản xuất gang, khí CO khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng:

    Fe2O3 + 3CO \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe + 3CO2

    Trong phản ứng trên, chất oxi hóa là 

    Ta có:

    {\overset{+3}{\mathrm{Fe}}}_2{\mathrm O}_3\;+\;3\overset{+2}{\mathrm C}\mathrm O\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\;2\overset0{\mathrm{Fe}}\;+\;3\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2

    Ta thấy nguyên tử C trong phân tử CO nhường electron ⇒ CO đóng vai trò là chất khử trong phản ứng.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho các phản ứng sau:

    (1) C(s) + O2(g) → CO2(g)                                          \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -393,5 kJ

    (2) 2Al(s) + \frac32 O2 (g) → Al2O3(s)                                \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -1675,7 kJ

    (3) CH4(g) + 2O2 (g) → CO2(g) + 2H2O(l)                  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -890,36 kJ

    (4) C2H2(g) + \frac52O2(g) → 2CO2(g) + H2O(l)                \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -1299,58 kJ

    Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất?

    Phản ứng tỏa nhiệt biến thiên enthalpy có giá trị âm. Biến thiên enthalpy càng âm, phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt.

    \Rightarrow Phản ứng tỏa nhiều nhiệt nhất là phản ứng (4).

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Copper(II) sulfate được sử dụng làm nguyên liệu trong phân bón, làm thuốc kháng nấm. Ngoài ra, còn dùng để diệt rêu - tảo trong bể bơi,…. Copper(II) sulfate được sản xuất chủ yếu sử dụng từ nguồn nguyên liệu tái chế. Phế liệu được tinh chế cùng kim loại nóng chảy được đổ vào nước để tạo thành những mảnh xốp. Hỗn hợp này được hòa tan trong dung dịch sulfuric acid loãng trong không khí theo phương trình: Cu + O2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O (1). Ngoài ra, copper (II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với dung dịch sunfuric acid đặc, nóng: Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O (2). Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Ta có:

    Cu + O2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O         (1)

    \Rightarrow Phương trình cân bằng: 2Cu + O2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + 2H2O

    Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O        (2)

    Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

    - Cách (1) không sinh ra khí SO2 gây ô nhiễm môi trường \Rightarrow Cách thứ (1) ít làm ô nhiễm môi trường hơn cách thứ (2).

    - Với cùng một lượng đồng phế thải thì sử dụng cả cách trên đều cho cùng lượng CuSO4 do số mol của Cu và của CuSO4 trong cả hai phương trình đều bằng nhau

    - Tổng hệ số cân bằng của (1) là 9. Tổng hệ số cân bằng của (2) là 7

    \Rightarrow Tổng hệ số cân bằng của (1) và (2) là 16.

    - (1) và (2) đều có chất khử là Cu. (1) có chất oxi hóa là O2, (2) có chất oxi hóa là H2SO4

    \Rightarrow Cả hai phương trình có cùng chất khử nhưng chất oxi hóa khác nhau.

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho các phản ứng:

    (1) 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI

    (2) 4K2SO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3K2SO4 + K2S

    (3) 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO

    (4) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    (5) 2KClO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2KCl + 3O2

    Số phản ứng tự oxi hoá – khử là

    Phản ứng tự oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

    (1) 3{\overset0{\mathrm I}}_2\;+\;3{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm O}\;ightarrow\;\overset{+1}{\mathrm H}\overset{+5}{\mathrm I}{\overset{-2}{\mathrm O}}_3\;+\;5\overset{+1}{\mathrm H}\overset{-1}{\mathrm I}

    (2) 4{\overset{+1}{\mathrm K}}_2\overset{+4}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_3\;\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}3{\overset{+1}{\mathrm K}}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;+\;{\overset{+1}{\mathrm K}}_2\overset{-2}{\mathrm S}

    (3) \;3\overset{+4}{\mathrm N}{\overset{-2}{\mathrm O}}_2\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm O}\;ightarrow\;2\overset{+1}{\mathrm H}\overset{+5}{\mathrm N}{\overset{-2}{\mathrm O}}_3\;+\;\overset{-2}{\mathrm N}\overset{-2}{\mathrm O}

    (4) \overset0{\mathrm{Ca}}\;+\;2{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\mathrm O\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Ca}}{(\mathrm{OH})}_2\;+\;{\overset0{\mathrm H}}_2

    (5) 2\overset{+1}{\mathrm K}\overset{+5}{\mathrm{Cl}}{\overset{-2}{\mathrm O}}_3\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\;2\overset{+1}{\mathrm K}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;+\;3{\overset0{\mathrm O}}_2

    \Rightarrow (1), (2), (3) và (4) là phản ứng tự oxi hóa – khử.

  • Câu 20: Nhận biết

    Trong phản ứng oxi hóa - khử, số oxi hóa của chất khử (hay chất bị oxi hóa)

    Trong phản ứng oxi hóa - khử, số oxi hóa của chất khử (hay chất bị oxi hóa) tăng lên.

  • Câu 21: Vận dụng

    Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)       ΔH = -92kJ

    Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và N - H lần lượt là 946 và 391. Năng lượng liên kết của H - H trong H2

       ΔH = EN≡N + 3EH-H – 6EN-H = –92 (kJ)

    ⇒ 3.EH–H = –92 – 946 + 6.391 

    ⇒ EH–H = 436 kJ/mol.

  • Câu 22: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

    Oxi hóa glucose thành CO2 và H2O, tương tự phản ứng đốt cháy glucose là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Trong các phản ứng hóa học, SO2 có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử vì

    - Lưu huỳnh có các mức số oxi hóa: -2, 0, +4, +6.

    - S trong SO2 có mức oxi hóa là +4, đây là mức oxi hóa trung gian của S.

    \Rightarrow Trong các phản ứng hóa học, S có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử.

  • Câu 24: Nhận biết

    Loại liên kết nào sau đây được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với F, O hoặc N) với một nguyên tử khác thường là F, N hoặc O?

    Loại liên kết được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với F, O hoặc N) với một nguyên tử khác thường là F, N hoặc O là liên kết hydrogen.

  • Câu 25: Nhận biết

    Quá trình oxi hóa là quá trình

    Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Cho quá trình: \overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;1\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Fe}}.

    Trong các kết luận sau, kết luận nào là đúng?

    Quá trình nhận electron gọi là quá trình khử (sự khử).

  • Câu 27: Thông hiểu

    Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?

    Khi nung vôi người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò vì:

    - Phản ứng đốt cháy than là phản ứng tỏa nhiệt.

    - Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt.

    - Nhiệt tỏa ra trong quá trình đốt cháy than sẽ cung cấp cho quá trình nung vôi.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của AgBr (s), CuO (s), Fe3O4 (s), MgCl2 (s) lần lượt là -99,51 kJ/mol; -157,30 kJ/mol; -1121,00 kJ/mol và -641,60 kJ/mol. Chiều sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ bền nhiệt là

    Giá trị tuyệt đối của enthalpy tạo thành càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều \Rightarrow Độ bền nhiệt càng tăng

    Chiều sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ bền nhiệt là: Fe3O4, MgCl2, CuO, AgBr.

  • Câu 29: Vận dụng

    Sodium percarbonate (Na2CO3.3H2O2) có tính oxi hoá nên được dùng làm chất tẩy trắng đa năng, thân thiện với môi trường như bột giặt đồ. Sodium percarbonate có tính chất kép của Na2CO3 và H2O2. Cho các dung dịch sau: MnO2, KMnO4, HCl loãng, Na2SO3 loãng. Số chất trong các chất trên phản ứng với sodium percarbonate thì sodium percarbonate chỉ bị khử?

    Sodium percarbonate bị khử hay sodium percarbonate là chất oxi hoá trong phản ứng.

    - KMnO4 và MnO2 là các chất oxi hoá \Rightarrow Loại

    - HCl là acid phản ứng với muối carbonate tạo khí CO2 \Rightarrow Đây là phản ứng trao đổi \Rightarrow Loại

    - Khi tác dụng với Na2SO3 loãng:

    3Na2SO3 + Na2CO3.3H2O2 → 3Na2SO4 + Na2CO3 + 3H2O

  • Câu 30: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

    Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của ít nhất một nguyên tố hóa học.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Cho phản ứng: Al + O2 → Al2O3, trong phản ứng trên, 1 phân tử O2 nhận bao nhiêu electron?

    Quá trình nhận electron của phân tử O2:

    {\overset0{3\mathrm O}}_2+12\mathrm eightarrow2{\mathrm{Al}}_2{\overset{-2}{\mathrm O}}_3

  • Câu 32: Thông hiểu

    Phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol carbon graphite trong khí oxygen dư (ở điều kiện chuẩn) tạo ra 1 mol CO2, nhiệt lượng toả ra là 393,5 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) là

    Phản ứng tỏa nhiệt \Rightarrow Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 là –393,5 kJ/ mol.

  • Câu 33: Nhận biết

    Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) ightarrow 2H2O(g) theo năng lượng liên kết là:

    Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2H2 (g) + O2 (g) ightarrow 2H2O (g) theo năng lượng liên kết là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 2Eb(H-H) + Eb(O=O) – 4Eb(O-H).

  • Câu 34: Nhận biết

    Chromium có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

    Áp dụng các quy tắc xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong hợp chất ta có:

    {\overset{+3}{\mathrm{Cr}}}_2{\mathrm O}_3;\;{\mathrm K}_2{\overset{+6}{\mathrm{Cr}}}_2{\mathrm O}_7;\;\mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Cr}}{\mathrm O}_4;\;\overset{+2}{\mathrm{Cr}}{\mathrm{SO}}_4.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho các đơn chất sau đây: C(graphite, s), Br2(g), Na(s), Na(g), Hg(l), Hg(s), Cl2(g). Có bao nhiêu đơn chất có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 0?

    Các đơn chất C (graphite, s), Na (s), Hg (l), Cl2(g) bền có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 0.

  • Câu 36: Thông hiểu

    Cho phương trình nhiệt hoá học: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = – 571,68 kJ.

    Phản ứng trên là phản ứng

    Ta có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

    Vậy phản ứng trên là phản ứng toả nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt.

  • Câu 37: Vận dụng

    Cho phản ứng: 2Cl2(g) + 2H2O(g) → 4HCl(g) + O2(g)                 ∆H
    Biết tổng năng lượng liên kết trong mỗi chất như sau:

    Chất Cl2H2HClO2
    Eb (kJ/mol)242,4971432498,7

    Giá trị ∆H và đặc điểm của phản ứng trên là

     ∆H = 2.Eb(Cl2) + 2.Eb(H2O) – 4Eb(HCl) – Eb(O2)

           = 2.242,4 + 2. 971 – 4.432 – 498,7 

           = 200,1 kJ 

    Phản ứng có  ∆H < 0 \Rightarrow Phản ứng thu nhiệt

  • Câu 38: Vận dụng

    Cho giản đồ năng lượng sau:

    Phát biểu đúng là:

    Phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(cđ) > \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(sp) nên ta có:

    - Phản ứng tỏa nhiệt 

    - Phản ứng không cần cung cấp nhiệt liên tục.

    - Nhiệt lượng toả ra của phản ứng là 1450 kJ.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:

    2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) +H2O(g)        (1)

    4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s)        (2)

    Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ

    Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại ⇒ Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt.

    Khi ngừng đun nóng, phản ứng (2) tiếp tục xảy ra ⇒ Phản ứng (2 là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 40: Nhận biết

    Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) đối với chất khí được xác định trong điều kiện áp suất là

    Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) đối với chất khí được xác định trong điều kiện áp suất là 1 bar.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo