Đề thi HK2 Hóa 12 Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi HK2 Hóa 12 được biên soạn giúp bạn học có thêm tài liệu ôn thi, củng cố nội dung kiến thức môn Hóa học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng cao

    Hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp. Hòa tan hết 23 gam trên vào nước thu được dung dịch X và 5,6 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,09 mol Na2SO4 vào dung dịch X thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,105 mol Na2SO4 vào dung dịch X thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định 2 kim loại kiềm.

     nH2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol

    Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm: M

    Gọi số mol trong 23 gam hỗn hợp đầu: M = x mol và Ba = y mol.

    Phương trình phản ứng:

    2M + 2H2O → 2MOH + H2 ↑ (1)

    x          x                    0,5x

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑ (2)

    y              y                     y

    nH2 = 0,25 mol nên:

    0,5x + y = 0,25 => x + 2y = 0,5 (3)

    Khi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Na2SO4:

    Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH (4)

    Khi cho thêm 0,09 mol Na2SO4 thì trong dung dịch còn dư Ba(OH)2

    y > 0,09.

    Khi cho thêm 0,105 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Na2SO4 nên

    y < 0,105.

    Mặt khác:

    x + 2y = 0,5 (3) => x = 0,5 - 2y (3)

    Mx + 137y = 23 (5)

    Thế (3) vào (5) ta được

    M.(0,5 - 2y) + 137y = 23

    0,5M - 2My + 137y = 23

    0,5M - y(2M - 137) = 23

    y = (23 - 0,5M): (137 - 2M)

    Mặt khác: 0,09 < y < 0,105 → 29,7 < M < 33,34

    Khối lượng mol trung bình của 2 kim loại kiềm liên tiếp là: 29,7 < M < 33,34.

    Hai kim loại đó là Na (Na = 23) và K (K = 39).

  • Câu 2: Nhận biết

    Cấu hình electron không đúng là

     Z = 24, cấu hình e của Cr là: 1s22s22p63s23p63d54s1

    • Khi nhường 2e thành ion Cr2+, cấu hình của Cr2+ là: 1s22s22p63s23p63d4
    •  Khi nhường 3e thành ion Cr3+, cấu hình của Cr3+ là: 1s22s22p63s23p63d3
  • Câu 3: Vận dụng

    Hòa tan 1,02 gam oxit của một kim loại có công thức là R2O3 tác dụng vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 0,2M. Công thức oxit đó là:

    nHCl = 0,3.0,2 = 0,06 mol

    Gọi x là số mol của oxit có công thức tổng quát là R2O3

    Phương trình phản ứng tổng quát:

    R2O3 + 6HCl → 2RCl3 + 3H2O

    x mol → 6x mol

    Ta có: 6x = 0,06 => x = 0,01 mol

    => MR2O3 = 1,02/0,01 = 102 (g/mol)

    => MR = (102 - 3.12)/2 = 27 (g/mol)

    Vậy kim loại đó là Al, công thức oxit là Al2O3.

  • Câu 4: Vận dụng

    Nung nóng 3,0 mol CrO3 ở 420oC thì tạo thành oxit crom có màu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 85%, thể tích khí O2 (đktc) là

     Phương trình phản ứng

    4CrO3 \overset{420^{o}C }{ightarrow}2Cr2O3 + 3O2

    3                     → 2,25

    Thể tích khí O2 thực tế thu được là:

    V = 2,25.22,4.85% = 42,84 lít.

  • Câu 5: Vận dụng

    Dung dịch X chứa 5 loại ion Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl và 0,2 mol NO3. Thêm dần V ml dung dịch Na2CO3 2M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là:

     Theo định luật bảo toàn ion:

    2.(nMg2+ + nBa2+ + nCa2+) = nCl+ nNO3= 0,4 mol

    ⇒ nMg2+ + nBa2+ + nCa2+ = 0,2 mol = nCO32−

    ⇒ V=(0,2/2)1000 = 100ml

  • Câu 6: Nhận biết

    Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được khí X. Chất khí X là:

    Khi nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, phản ứng xảy ra theo phương trình:

    CaCO3(s) \xrightarrow{t^o} CaO(s) + CO2(g)

    Theo phương trình phản ứng, sản phẩm khí thu được là khí CO2 và chất rắn là CaO.

  • Câu 7: Nhận biết

    Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

  • Câu 8: Nhận biết

    Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại nào?

    Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại K.

    Nếu M+ là các ion Li+, Na+ hay NH4+ thì hợp chất được gọi là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).

  • Câu 9: Vận dụng

    Nung 34,6 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2, NaHCO3 và KHCO3, thu được 3,6 gam H2O và m gam hỗn hợp các muối cacbonat. Giá trị của m là

    Ca(HCO3)2  \xrightarrow{t^\circ} CaCO3 + CO2 + H2O

    2NaHCO3 \xrightarrow{t^\circ} Na2CO3 + CO2 + H2O

    2KHCO3 \xrightarrow{t^\circ} K2CO3 + CO2 + H2O

    Theo các phương trình hóa học ta có:

    nCO2 = nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mmuối hidrocacbonat = mmuối cacbonat +  mCO2 + mH2O

    \Rightarrow 34,6 = m + 0,2.44+ 3,6

    \Rightarrow→ m = 22,2 gam

  • Câu 10: Thông hiểu

    Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả hai điện cực (ngay từ lúc mới bắt đầu điện phân)?

    Điện phân K2SO4:

    Ở catot (-): H2O, K

    2H2O + 2e ightarrow H2 + 2OH- 

    Ở anot (+): H2O, SO42- 

    2H2O ightarrow O2 + 4H+ + 4e

  • Câu 11: Nhận biết

    Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch NaOH loãng thu được 5,376 lít H2 (đktc). Nếu nung nóng m gam hỗn hợp X để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, thu được chắt rắn Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M tạo 4,4352 lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

    Hỗn hợp X tác dụng với NaOH, chỉ có Al tham gia phản ứng tạo khí H2:

     nH2 = 0,24 mol \Rightarrow nAl = 0,24/1,5 = 0,16 mol

    Phản ứng nhiệt nhôm:

                           2Al + Fe2O3 ightarrow Al2O3 + 2Fe

    ban đầu:       0,16        x

    Phản ứng:      2x          x               x         2x

    Sau p/ư:      0,16 - 2x   0              x          2x

    Al và sắt phản ứng với axit tạo khí:

    2Al + 6H+ ightarrow 2Al3+ + 3H2

    Fe + 2H+  ightarrow Fe2+ + H2

    Al2O3 + 6H+ ightarrow 2Al3+ + 3H2O

    nH2 = 0,198 \Rightarrow 3.(0,16-2x)/2 + 2x = 0,198 \Rightarrow x = 0,042

    nH+ = nHCl + 2nH2SO4

    \Rightarrow (V + 2.0,5V)/1000 = 3.(0,16 - 2.0,042) + 4.0,042 + 6.0,042

    \Rightarrow V = 324 ml

  • Câu 13: Thông hiểu

    Cho 5,04 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 2,016 lít khí ở đktc. Kim loại đó là

    nH2 = 2,016 : 22,4 = 0,09 mol

    Giả sử kim loại là M, có hóa trị là n.

    2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

    2                                               n

    \frac{5,04}M                                      0,09    (mol)

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    \frac{5,04}M.n = 0,18

    ⇔ 28n = M

    Lập bảng ta được:

    n 1 2 3
    M 28 (Loại) 56 (Fe) 84 (Loại)

    Vậy n = 2; M = 56 thỏa mãn, kim loại cần tìm là Fe.

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, thu được hỗn hợp Y gồm bốn chất nặng 6,384 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành 9,062 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm của khối lượng của từng chất trong X lần lượt là.

    Đặt số mol FeO, Fe2O3 lần lượt là x, y mol

    ⇒ x+ y = 0,04 mol (1)

    Bản chất phản ứng: CO + O (oxit) → CO2

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nO (oxit)= nCO2= nBaCO3= 9,062:197= 0,046 mol

    Khi cho CO qua hỗn hợp X thì khối lượng chất rắn giảm. Lượng giảm chính là lượng O trong oxit tách ra

    ⇒ mhỗn hợp X = mY + mO (oxit tách ra)= 4,784 + 0,046.16 = 5,52 gam

    ⇒ 72x + 160y = 5,52 gam (2)

    Giải hệ phương trình (1), (2) ta có x = 0,01; y = 0,03

    mFeO= 0,01.72 = 0,72 gam ⇒ %mFeO = 0,72 : 5,52 .100% =  13,04% 

    %Fe2O3 = 100% - 13,04% =  86,96% 

  • Câu 15: Vận dụng

    Khử hết m gam Fe3O4 bằng CO thu được hỗn hợp A gồm FeO và Fe. A tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H2SO4 1M cho ra 4,48 lít khí (đktc). Tính m?

    Cho hỗn A gồm FeO và Fe tan vừa đủ vào dung dịch H2SO4

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

    FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

    => nFe = nH2 = 0,2 mol

    => nFeO = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol

    Bảo toàn Fe: nFe + nFeO = 3nFe3O4

    => nFe3O4 = 0,1 mol => mFe3O4 = 0,1. 232 = 23,2 gam

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho các kim loại: Ba, Mg, Fe, Al và Ag. Nếu chỉ dùng H2SO4 loãng, có thể nhận biết được những kim loại nào ở trên?

    Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.

    - Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.

    - Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.

    + Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.

    ⇒ kim loại ban đầu là Fe.

    FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

    + Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 ⇒ kim loại ban đầu là Al.

    Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3

    2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2

    + Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 ⇒ kim loại ban đầu là Mg.

    MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 (đặc nóng) → cAl2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O

    Tỉ lệ a : b là

    Xác định sự thay đổi số oxi hóa 

    \overset0{\mathrm{Al}}\;+\;{\mathrm H}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4\;ightarrow\;{\overset{+3}{\mathrm{Al}}}_2{({\mathrm{SO}}_4)}_3\;+\;\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    2x

    3x

    Al0 → Al+3 +3e

    S+6 + 2e → S+4

    2Al + 6H2SO4→ Al2(SO4) + 3SO2 + 6H2O

    Vậy tỉ lệ giữa a : b = 2:6 = 1 : 3

  • Câu 18: Thông hiểu

    Ni tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • Câu 19: Nhận biết

    Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

    Những tính chất vật lí do các electron tự do gây ra là:

    Tính dẻo

    Tính dẫn điện, dẫn nhiệt

    Tính ánh kim

    Tính cứng là tính chất không do các electron tự do gây ra.

  • Câu 20: Vận dụng

    Đốt hỗn hợp gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí oxi, sau một thời gian thu được m gam chất rắn. Đem chất rắn này tác dụng với dung dịch HCl dư , sau phản ứng hoàn toàn có 3,36 lít (đktc) khí thoát ra và 6,4 gam kim loại không tan. Giá trị của m là:

    Chất rắn phản ứng được với dung dịch HCl là Fe

    PTHH:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Ta có: nFe dư = nH2 = 0,15 mol

    \RightarrowSố mol Fe phản ứng với oxi là: 0,25 mol

    Kim loại không tan là Cu:

    nCu dư = 6,4/64 = 0,1 mol

    ⇒nCu pư = 0,2 − 0,1 = 0,1 mol

    Kim loại dư nên chỉ sinh ra hợp chất sắt (II)

    Quá trình cho và nhận e:

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\overset{2+}{\mathrm{Fe}}\;+\;2\mathrm e                                         \mathrm O\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\overset{2-}{\mathrm O}

    \overset0{\mathrm{Cu}}\;ightarrow\overset{2+}{\mathrm{Fe}}\;+\;\;2\mathrm e

    Bảo toàn electron:

    2nO = 2nFe + 2nCu = 0,5 + 0,2 ⇒ nO = 0,35 mol 

    ⇒ m = 56.0,4 + 64.0,2 + 16.0,35 = 40,8 gam

  • Câu 21: Vận dụng

    Cho m gam hỗn hợp Ca và Al vào nước dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,584 lít khí H2 (đktc) và 1,54 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

    nH2 = 0,16 mol

    Chất rắn không tan chình là Al dư

    Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    x →                  x             → x

    Ca(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2

    x                → 2x                            → 3x

    Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

    nH2 = 4x = 0,16 mol

    => x = 0,04 mol

    => m = mCa + mAl = 40.0,04 + 27.2.0,04 + 1,54 = 5,3 gam.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Điều nào sau đây không đúng với canxi?

     Ta có Ca + H2 → CaH2 (canxi hidrua).

    Trong phương trình này Ca đóng vai trò là chất khử (bị oxi hóa).

  • Câu 23: Vận dụng

    Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì

    Các quá trình điện phân tại các điện cực:

    + Cực dương (anot): 

    2Cl- ightarrow Cl2 + 2e

    + Cực âm (catot): 

    2H2O + 2e ightarrow H2 + 2OH-

    Phương trình điện phân:

    2NaCl + 2H2O ightarrow 2NaOH + Cl2\uparrow + H2\uparrow

  • Câu 24: Vận dụng cao

    Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t phút, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của \overset{+5}{\mathrm N}). Giá trị của t là:

     nAgNO3 bđ = 0,15 mol

    Ag+ + 1e ightarrow Ag                                                    3Fe  +  8H+ + 2NO3- ightarrow sp

    x    ightarrow  x  ightarrow x                                                     3x/8 \leftarrow  x

    2H2O ightarrow 4H+ + 4e + O2                                     Fe + 2Ag+ ightarrow Fe2+ + 2Ag

                     x   ightarrow x                                              0,15 - x

    msau - mtrước = mAg - mFe phản ứng

    \;14,5\;-\;12,6\;=\;108.(10,15\;-\;\mathrm x)\;-\;56.(\frac{3\mathrm x}8+\frac{0,15-\mathrm x}2)

    \Rightarrow x = 0,1 

    Ta có:

    \mathrm{ne}\;=\;\mathrm x\;=\;\frac{\mathrm{It}}{\mathrm F}

    \Rightarrow t = 3600s = 60 phút

  • Câu 25: Vận dụng

     Cho 0,88 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,85 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là:

    Gọi công thức chung của kim loại và oxit là MOx (0 < x < 1) với số mol là a

    Ta có sơ đồ phản ứng:

    MOx \xrightarrow{+\mathrm{HCl}} MCl2 + H2O + H2

    mhh = a(M + 16x) = 0,88                    (1)

    mmuối = a(M + 71) = 2,85                   (2)

    Chia từng vế của (1) cho (2) ta được:

    \frac{\mathrm M\;+\;16\mathrm x}{\mathrm M\;+\;71}\;=\;\frac{0,88}{2,85}

    \Rightarrow 1,97M = 62,48 – 45,6x

    Vì 0 < x < 1 nên 8,7 < MM < 31,7

    Vậy M là magie (Mg) hoặc beri (Be)

    Dựa vào đáp án chọn Mg

  • Câu 26: Nhận biết

     Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?

     Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6

    \Rightarrow cấu hình e của M là: 1s22s22p63s1

    \Rightarrow ZM = 11 (Na)

    Vậy M là natri

  • Câu 27: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HNO3 dư, sau đó cô cạn, thu được 0,224 lít khí NO (đktc) duy nhất và m gam muối khan. Giá trị m là:

     nNO = 0,01 mol \Rightarrow nNO3- = 0,03 mol

    mmuối = mkim loại + m NO3- = 2 + 0,03.62 = 3,86 gam

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo ra sản phẩm là:

    Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo ra sản phẩm là:

    Phương trình hóa học minh họa

    2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O.

  • Câu 29: Nhận biết

    Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng

    Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.

  • Câu 30: Thông hiểu

    So sánh không đúng là

  • Câu 31: Nhận biết

    Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là

  • Câu 32: Nhận biết

    Để sản xuất ancol etylic thay thế tinh bột bằng:

  • Câu 33: Nhận biết

    Loại quặng nào có hàm lượng sắt cao nhất?

     Quặng có hàm lượng cao nhất là Manhetit (Fe3O4)

  • Câu 34: Thông hiểu

    Cho các dung dịch: H2SO4, NaOH đặc, NH3, NaCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

    Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là H2SO4, NH3

    Phương trình phản ứng minh họa

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

  • Câu 35: Thông hiểu

    Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới. trong cà phê có lượng đáng kể của chất cafein (C8H10O2N4). Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ sẽ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. Để xác nhận trong cafein có nguyên tố N, người ta chuyển nguyên tố đó thành chất nào sau đây?

  • Câu 36: Nhận biết

    Các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện là:

    Tinh thể kim loại có ba kiểu mạng phổ biến sau:

    Mạng tinh thể lục phương: Be, Mg, Zn,...

    Mạng tinh thể lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al,...

    Mạng tinh thể lập phương tâm khối: Li, Na, K, V, Mo,...

  • Câu 37: Vận dụng

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1): Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

    (2): Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4

    (3): Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.

    (4): Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

    (5): Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

    Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là:

     Ăn mòn xảy ra ở các thí nghiệm:

    (1) Kẽm bị ăn mòn điện hóa học.

    (2) Fe bị ăn mòn điện hóa học vì Cu giải phóng ra bám trên bề mặt của Fe tạo thành vô số pin điện hoá:

           Anot (-): Fe ightarrow Fe2+ + 2e

          Catot (+): Cu2+ + 2e ightarrow Cu

    (3) Fe bị ăn mòn hóa học

            Fe + 2H+ ightarrow Fe2+ + H2

    (4) Fe bị ăn mòn hóa học

            Fe + 2H+ ightarrow Fe2+ + H2

    (5) Fe bị ăn mòn điện hóa học 

             Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

    Cu bám trên bề mặt của Fe tạo thành vô số pin điện hoá

            Catot (-): Fe → Fe2+ + 2e

             Anot (+): Cu2+ + 2e → Cu

    Nếu Cu2+ hết: 2H+ + 2e → H2

  • Câu 38: Thông hiểu

    Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

    Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

  • Câu 39: Vận dụng

    Cứ 1 tấn quặng FeCO3 hàm lượng 80% đem luyện gang (95% sắt) thì thu được 378 kg gang thành phẩm. Hiệu suất của quá trình phản ứng là:

     Khối lượng FeCO3 có trong quặng:

    {\mathrm m}_{{\mathrm{FeCO}}_3}\;=\;\frac{1.80}{100}=0,8\;\mathrm{tấn}\;=\;800\;\mathrm{kg}

    Trong 116 kg FeCO3 có 56 kg Fe

    Vậy trong 800 kg FeCO3 có x gam Fe

    \Rightarrow\mathrm x\;=\;\frac{800.56}{116}=386,21\;\mathrm{kg}

    Khối lượng gang theo lý thuyết thu được là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{gang}\;\mathrm{lí}\;\mathrm{thuyết}}=\frac{386,21}{95}.100\;=\;406,54\;\mathrm{kg}

    Hiệu suất của quá trình phản ứng là:

    \mathrm H\;=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{gang}\;\mathrm{tt}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{gang}\;\mathrm{lt}}}.100\%

           =\;\frac{378}{406,54}.100\%

            = 92,98%

  • Câu 40: Thông hiểu

    Tiến hành thí nghiệm cho mảnh nhôm vào dung dịch axit HCl. Nhỏ dung dịch NaOH vừa đủ vào dung dich thu được sau phản ứng, hiện tượng xảy ra là:

     Cho lá nhôm vào dung dịch HCl có khí bay lên

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Dung dịch sau phản ứng thu được là AlCl3

    Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, có kết tủa keo trắng xuất hiện.

    3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi HK2 Hóa 12 Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo