Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Hóa 12 gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gồm 4 mức độ giúp bạn học ôn tập, tự đánh giá năng lực học một cách chính xác nhất.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

     X là Gly-Ala-Ala có MX = 75 + 89.2 – 2.18 = 217

    Gly-Ala-Ala + 3NaOH → hh muối + H2O

             0,1            →                            0,1

    Bảo toàn khối lượng:

    mchất rắn = mX + mNaOH ban đầu – mH2O

    = 0,1.217 + 0,4.40 – 0,1.18 = 35,9 gam

  • Câu 2: Thông hiểu

    Hexapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Ala-Gly-Val có khối lượng phân tử là

  • Câu 3: Nhận biết

    Các peptit có từ 11-50 gốc α-amino axit được gọi là:

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m1 – m2 = 7,0. Công thức phân tử của X là

    PTPƯ:

    X + HCl dư → XHCl

    X + NaOH → X(-H)Na + H2O.

    Theo bài ra ta có:

    Ta có MHCl = 36,5 là số không nguyên mà (-H)(Na) luôn là số nguyên mà m1 – m2 = 7,0 là số nguyên nên số nhóm -NH2 trong X phải là số chẵn

    Xét đáp án ta có:

    B, D không thõa mãn.

    A, C phù hợp do có 2 nhóm -NH2.

    Do đó từ: m1 - m2 = 7 ⇒ 73 - 22.n = 7 (n là số nhóm COOH)

    ⇒ n = 3.

    Vậy C đúng.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Este nào sau đây khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol nước?

  • Câu 6: Nhận biết

    Peptit có CTCT như sau: H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(COOH)CH(CH3)2.Tên gọi đúng của peptit trên là

  • Câu 7: Vận dụng cao

    Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (tạo bởi các α–amino axit có một nhóm – NH2 và một nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 10% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn có khối lượng nhiều hơn khối lượng X là 29 gam. Số liên kết peptit trong một phân tử X là

    Gọi số mắt xích trong X là n ta có

    X + nKOH → hh rắn + H2O

    Vì X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và dung dịch KOH lấy dư 10%

    → nKOH = 1,1.n.nX = 1,1.n.0,1 = 0,11n

    BTKL : mX + mKOH = mchất rắn + mH2O

    → m + 0,11.n.56 = m + 29 + 18.0,1

    → n = 5 → m + 0,11.n.56 = m + 29 + 18.0,1

    → n = 5

    → số liên kết peptit trong X là: 5 – 1 = 4.

  • Câu 8: Nhận biết

    Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?

    Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí ở điều kiện thường.

  • Câu 9: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, x mol chất béo trên tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 6M. Giá trị của x là

    Do chất béo luôn có 3 liên kết pi ở 3 gốc COO

    Đốt cháy chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol

    Tổng quát : nCO2 – nH2O = (tổng số liên kết pi – 1) . nbéo

    => tổng số liên kết pi= 9

    Trong đó có 3 pi của COO không thể tham gia phản ứng với Br2

    => nBr2 = (9 – 3).nbéo = 6 mol

    Vậy ta có

    1 mol chất béo phản ứng tối đa với 6 mol Br2

    x mol chất béo phản ứng tối đa 0,6 mol Br2

    => x = 0,6 : 6 = 0,1 mol

  • Câu 10: Nhận biết

    Glucozơ là một hợp chất:

    Cacbohiđrat được phân làm ba nhóm chính sau:

    + Monosaccarit: glucozơ, fructozơ (C6H12O6)

    + Đisaccarit: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11)

    + Polisaccarit: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n

  • Câu 11: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho 7,35 gam axit glutamic phản ứng với 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 250 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là

    naxit glutamic = 7,35/147 = 0,05 mol

    nHCl = 0,14 mol 

    nNaOH = 0,25 > 2naxit glutamic + nHCl

    Chất rắn khan bao gồm muối của axit glutamic, NaCl, NaOH dư.

    nH2O = 2.naxit glutamic + nHCl = 0,24 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    m = maxit glutamic + mHCl + mNaOH - mH2O

    = 7,35 + 0,14.36,5 + 0,25.40 - 0,24.18

    =  m = 18,14 gam

  • Câu 13: Nhận biết

    Tại sao tơ poliamit lại kém bền về mặt hóa học?

  • Câu 14: Nhận biết

    Hợp chất không tan trong nước là

    Dầu lạc là chất béo do đó không bị hòa tan trong nước.

  • Câu 15: Nhận biết

    Trong số các loại tơ sau: tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Có bao nhiêu chất thuộc loại tơ bán tổng hợp?

  • Câu 16: Nhận biết

    Công thức của alanin là

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    1. Tất cả amin axit đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

    2. Tất cả amino axit đều tan trong nước.

    3. Tất cả amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

    4. Tất cả amino axit đều có vị chua.

    Số phát biểu đúng

  • Câu 18: Thông hiểu

    Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

    Xà phòng hóa tristearin là phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm:

    (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.

    → Sản phẩm thu được là C17H35COONa và glixerol

  • Câu 19: Vận dụng

    Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột bằng enzim thu được dung dịch X. Lên men rượu X thu được dung dịch Y. Y tham gia được phản ứng tráng gương. Cho Na dư vào Y thì số chất tối đa tác dụng được với Na là bao nhiêu? Biết rằng: enzim không tham gia được phản ứng này và giả thiết các monosaccarit chỉ phản ứng ở dạng mạch hở.

    Tinh bột bị thủy phân hoàn toàn thành glucozơ:
                  (C6H10O5)n + H2O \xrightarrow{enzim} nC6H12O6
    Tiếp tục lên men X thu được dung dịch Y.
                  C6H12O6 \xrightarrow{lên\;men,\;32-35^\circ C} 2CO2 + 2C2H5OH
    Mặt khác Y tham gia được phản ứng tráng gương

    \Rightarrow Trong dung dịch Y ngoài C2H5OH còn có C6H12O6 dư. Các chất này tồn tại trong dung dịch. Khi cho tác dụng với Na, Na sẽ tác dụng với nước trong dung dịch trước tạo thành NaOH:
                      Na + H2O ightarrow NaOH + 1/2H2
    Nhưng do Na dư nên sau khi tác dụng hết với H2O sẽ tác dụng tiếp với C2H5OH:
                     C2H5OH + Na ightarrow C2H5ONa + 1/2H2
    Vậy Na tác dụng được với 2 chất.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Polime được dùng để sản xuất:

    Polime có nhiều ứng dụng như làm các loại vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: Chất dẻo, tơ, sợi, cao su, keo dán.

  • Câu 21: Vận dụng cao

    Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6-tribrom anilin là

     C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr

    Số mol C6H2Br3NH3 là:

      n\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{44}{330}\;mol

    Theo pt:

    nBr_2\;=\;3.n_{C6H2Br3NH3\;}=\;3.\frac{4,4}{330}\;=0,04\;\;mol

    \Rightarrow mBr2 = 0,04.160 = 6,4 (gam)

    \Rightarrow m_{ddBr23\%}\;=\;6,4:3\%\;=\frac{640}3\;gam

    \Rightarrow V_{Br2cần\;dùng\;}=\;\frac mD\;=\;\frac{640}{3.\;1,3}\;=\;164,1\;(ml)\\

     

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:

     Các chất tác dụng với HCl là: C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2CH2NH2.

    C6H5NH2 + HCl ightarrow C6H5NH3Cl

    H2NCH2COOH + HCl ightarrow ClH3NCH2COOH

    CH3CH2CH2NH2 + HCl ightarrow CH3CH2CH2NH3Cl

  • Câu 23: Thông hiểu

    Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3-CH2-NH-CH3?

     Tên amin bậc II: Tên gốc hiđrocacbon + amin

    Có 2 gốc hiđrocacbon là metyl và etyl thì đọc etyl trước

    => Tên gọi: Etylmetylamin

  • Câu 24: Vận dụng

    Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lít CO2, 1,4 lít N2 và 10,125gam H2O. Công thức của X là

    nCO2 = 0,375 mol \Rightarrow nC = nCO2 = 0,375 mol

    nN2 = 0,0625 mol \Rightarrow nN = 2nN2 = 0,125 mol

    nH2O = 0,5625 mol \RightarrownH = 2nH2O = 1,125 mol

    Vậy ta có:

    ⇒ nC:nH:nO = 0,375:1,125:0,125 = 3: 9:1

    ⇒ Công thức phân tử của X là C3H9N

  • Câu 25: Nhận biết

    Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

    Metyl fomat và axit axetic có cùng công thức phân tử: C2H4O2.

    Mantozơ và saccarozơ có công thức phân tử: C12H22O11.

    Fructozơ và glucozơ có công thức phân tử: C6H12O6.

    Tinh bột và xenlulozơ.đều có CTPT tổng quát là (C6H10O5)n nhưng hệ số n ở tinh bột và xenlulozơ khác nhau → chúng không phải đồng phân của nhau.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala với Gly – Ala – Gly là:

    A đúng vì Gly – Ala – Gly phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được phức có màu tím đặc trưng gọi là phản ứng màu biure. Gly – Ala là đipeptit không có hiện tượng.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được khi ở bảng sau:

    Chất

    Thuốc thử

    Hiện tượng

    X

    Quỳ tím

    Quỳ tím chuyển sang màu xanh

    Y

    AgNO3/NH3/to

    Tạo kết tủa Ag

    Z

    Nước brom

    Tạo kết tủa trắng

    Các chất X, Y, Z lần lượt là:

    • X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh → X là etylamin
    • Y tạo kết tủa bạc với AgNO3/NH3/to → Y có nhóm CHO vậy Y là glucozơ
    • Z tạo kết tủa trắng với nước brom → Z là anilin.
  • Câu 28: Vận dụng

    Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nếu phân tử khối của X là 50000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

     {\mathrm n}_{\mathrm X}\;=\;\frac{500}{50000}=\;0,01\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{alanin}}\;=\;\frac{178}{89}=2\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow Số mắt xích alanin là

    \mathrm n\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{ala}}}{{\mathrm n}_{\mathrm x}}=\;\frac2{0,01}=\;200

  • Câu 29: Thông hiểu

    Polime được trùng hợp từ etilen. Hỏi 280 gam polietilen đã được trùng hợp từ tối thiểu bao nhiêu phân tử etilen?

     {\mathrm n}_{\mathrm{etilen}}\;=\;\frac{280}{28}=\;10\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow số phân tử etilen = 10.6,023.1023 = 6,023.1024

  • Câu 30: Nhận biết

    Tơ sợi axetat được sản xuất từ:

    Tơ axetat được sản xuất từ xenlulozơ và anhiđrit axetic:

    [C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(CH3COO)3]n + 3nCH3COOH

  • Câu 31: Thông hiểu

    Khi đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Trong mật ong có tới 40% chất X làm cho mật ong có vị ngọt sắc. X là chất nào trong các chất sau:

    nCO2:nH2O = 1:1 ⇒ số C:số H = 1:2

    Vì X có trong mật ong chiếm 40% làm mật ong có vị ngọt sắc

    ⇒ X là fructozo (C6H12O6)

  • Câu 32: Nhận biết

    Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

     Axit glutamic: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH

  • Câu 33: Thông hiểu

    Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

    Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

    Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền.

    \Rightarrow Các chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là: (1), (3), (5)

  • Câu 34: Vận dụng

    Cho các phản ứng sau

    (1) Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

    (2) Fe + Cl2 → FeCl2

    (3) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

    (4) Ca + FeCl2(dd) → CaCl2 + Fe

    (5) Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

    Trong các phản ứng trên, số phản ứng viết không đúng là

     Các phản ứng sai là (2),(4):

    (2) 2Fe +3 Cl2 ightarrow 2FeCl3

    (4) Ca + 2H2O ightarrow Ca(OH)2 + H2

         Ca(OH)2 + FeCl2 ightarrow Fe(OH)2 + CaCl2

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH, NH3. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là :

  • Câu 36: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây không hoàn toàn đúng?

  • Câu 37: Nhận biết

    Amino axit X có phân tử khối bằng 147, tên của X là:

    Axit glutamic: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH

    → Maxit glutamic : 147.

  • Câu 38: Nhận biết

    Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, đơn chức và axit cacboxylic không no, có một liên kết đôi C=C, đơn chức là:

    Este tạo thành có k = 2 (một liên kết π trong C=O và một liên kết π của C=C); và có 2 oxi

    => Công thức tổng quát:

    CnH2n + 2 – 2kO2  <=> CnH2n - 2O2 (do k = 2).

    Ancol no nhỏ nhất có 1C, axit nhỏ nhất có liên kết C=C có 3C => n ≥ 4.

    Vậy công thức của este cần tìm là CnH2n - 2O2 (n ≥ 4).

     

  • Câu 39: Nhận biết

    Công thức phân tử của đimetylamin là:

  • Câu 40: Thông hiểu

    Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo