Đề thi học kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi HK1 Toán 11 được biên soạn gồm các câu hỏi trắc nghiệm thuộc 5 chuyên đề với 4 mức độ giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức và khả năng giải toán lớp 11 sách Chân trời sáng tạo
  • Thời gian làm: 90 phút
  • Số câu hỏi: 45 câu
  • Số điểm tối đa: 45 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang đáy nhỏ DCM là trung điểm của BC. Giả sử (\alpha) là mặt phẳng qua M và song song với BCSA, cắt AB tại E và cắt SB tại F. Hình tạo bởi các giao tuyến của (\alpha) với các mặt bên của hình chóp là:

    Hình vẽ minh họa

    Mặt phẳng (\alpha) qua M, song song với BC nên (\alpha) cắt (ABCD) và (SBC) theo giao tuyến a, qua M và song song BC.

    Gọi E = a ∩ AB. Lúc đó (\alpha) qua E và song song SA nên (\alpha) cắt (SAB) theo giao tuyến b, qua E và song song SA.

    Gọi F = b ∩ SB.

    Tương tự, (\alpha) ∩ (SBC) = c, với c qua F và song song BC.

    Gọi Q = c ∩ SC.

    Hình tạo bởi các giao tuyến của (\alpha) với các mặt bên của hình chóp là hình thang MEFQ.

    Vì ME = CD > QF nên hình thang MEFQ có đáy lớn là FQ.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Tính giới hạn A =
\lim_{x ightarrow + \infty}\left( \frac{3x^{4} - 2x + 3}{5x^{4} + 3x +
1} ight).

    Ta có:

    A = \lim_{x ightarrow + \infty}\left(\dfrac{3x^{4} - 2x + 3}{5x^{4} + 3x + 1} ight)

    A = \lim_{x ightarrow +\infty}\dfrac{x^{4}\left( 3 - \dfrac{2}{x^{3}} + \dfrac{3}{x^{4}}ight)}{x^{4}\left( 5 + \dfrac{3}{x^{3}} + \dfrac{1}{x^{4}}ight)}

    A = \lim_{x ightarrow + \infty}\dfrac{3- \dfrac{2}{x^{3}} + \dfrac{3}{x^{4}}}{5 + \dfrac{3}{x^{3}} +\dfrac{1}{x^{4}}} = \dfrac{3}{5}

  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho dãy số (u_{n}), biết {u_n} = {\left( {\frac{{n - 1}}{{n + 1}}} ight)^{2n + 3}}. Tìm số hạng u_{n+1}

    Ta có:

    \begin{matrix}  {u_n} = {\left( {\dfrac{{n - 1}}{{n + 1}}} ight)^{2n + 3}} \hfill \\   \Rightarrow {u_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{{n + 1 - 1}}{{n + 1 + 1}}} ight)^{2\left( {n + 1} ight) + 3}} \hfill \\   \Rightarrow {u_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{n}{{n + 2}}} ight)^{2n + 5}} \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 4: Thông hiểu

    Một công ty xây dựng khảo sát 300 khách hàng xem họ có nhu cầu mua nhà ở mức giá nào. Kết quả khảo sát ghi lại ở bảng sau:

    Mức giá

    [10; 14)

    [14; 18)

    [18; 22)

    [22; 26)

    [26; 30)

    Số khách hàng

    55

    78

    110

    45

    12

    Mức giá mua nhà trung bình là

    Ta có:

    Mức giá

    [10; 14)

    [14; 18)

    [18; 22)

    [22; 26)

    [26; 30)

    Giá trị đại diện

    12

    16

    20

    24

    28

    Số khách hàng

    55

    78

    110

    45

    12

    Mức giá mua nhà trung bình là:

    \overline{x} = \frac{55.12 + 78.16 +
110.20 + 45.24 + 12.28}{55 + 78 + 110 + 45 + 12} \approx
18,41.

    Vậy mức giá mua nhà trung bình là: 18,41(triệu đồng/m^{2}).

  • Câu 5: Thông hiểu

    Phương trình  \cos\frac{\pi}{3} = \cos x có nghiệm là:

    Ta có:

    \cos\frac{\pi}{3} = \cos x

    \Leftrightarrow x = \pm \frac{\pi}{3} +k2\pi;\left( k\mathbb{\in Z} ight)

  • Câu 6: Vận dụng

    Nhiệt độ ngoài trời ở một thành phố vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể được mô phỏng bởi công thức h(t)= 29 + 3.\sin\frac{\pi}{12}(t - 9) với h tính bằng \
^{0}Ct là thời gian trong ngày tính bằng giờ. Thời gian nhiệt độ thấp nhất trong ngày là:

    Do - 1 \leq \sin\frac{\pi}{12}(t - 9)
\leq 1,\forall t nên

    \begin{matrix}
   - 3 \leqslant 3\sin \dfrac{\pi }{{12}}(t - 9) \leqslant 3 \hfill \\
   \Leftrightarrow 26 \leqslant 29 + 3\sin \dfrac{\pi }{{12}}(t - 9) \leqslant 32 \hfill \\
   \Leftrightarrow 26 \leqslant h(t) \leqslant 32 \hfill \\ 
\end{matrix}

    Do đó nhiệt độ thấp nhất trong ngày là 26^{0}C.

    Dấu bằng xảy ra\Leftrightarrow \sin\frac{\pi}{12}(t -9) = - 1

    \Leftrightarrow \frac{\pi}{12}(t - 9) = - \frac{\pi}{2} + k2\pi

    \Leftrightarrow t = 3 + 24k(k\mathbb{\in Z})

    Do 0 \leq t \leq 24 \Leftrightarrow 0
\leq 3 + 24k \leq 24 \Leftrightarrow \frac{- 3}{24} \leq k \leq
\frac{21}{24}.

    k\mathbb{\in Z} nên k = 0.

    Khi đó t = 3.

    Vậy lúc 3h là thời gian nhiệt độ thấp nhất trong ngày.

  • Câu 7: Nhận biết

    Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?

    Hai đường thẳng cắt nhau xác định mộ mặt phẳng duy nhất.

  • Câu 8: Vận dụng cao

    Cho hình chóp MQ//AD có đáy là hình thang với MN//AB. Gọi NP//BC là trọng tâm của tam giác PQ//CD; (\alpha) \equiv (MNPQ) là điểm thuộc đoạn SAB sao cho MN. Tìm x để AB.

    Đáp án: 2

    Đáp án là:

    Cho hình chóp MQ//AD có đáy là hình thang với MN//AB. Gọi NP//BC là trọng tâm của tam giác PQ//CD; (\alpha) \equiv (MNPQ) là điểm thuộc đoạn SAB sao cho MN. Tìm x để AB.

    Đáp án: 2

    Hình vẽ minh họa

    Gọi I là trung điểm cạnh AD

    Trong mặt phẳng (ABCD) giả sử IE và BC cắt nhau tại điểm Q. 

    Dễ thấy SQ = (IGE) \cap
(SBC).

    Do đó: GE//(SBC) \Leftrightarrow GE//SQ \Leftrightarrow \frac{IE}{IQ} =
\frac{IG}{IS} \Rightarrow
\frac{IE}{IQ} = \frac{1}{3}.

    Mặt khác, tam giác EIA đồng dạng với tam giác EQC nên \frac{EI}{EQ} = \frac{EA}{EC} = \frac{EA}{xEA} =\frac{1}{x}

    Suy ra EQ = x.EI.

    \Rightarrow \frac{IE}{IQ} = \frac{IE}{IE
+ EQ} = \frac{IE}{IE + x.IE} = \frac{1}{1 + x}.

    Từ và \Rightarrow \frac{1}{1 + x} =
\frac{1}{3} \Leftrightarrow x =
2.

    Vậy GE//(SBC) \Leftrightarrow x = 2.

  • Câu 9: Vận dụng

    Biết \lim_{x
ightarrow 1}\frac{f(x) - 10}{x - 1} = 5. Hỏi giá trị giới hạn \lim_{x ightarrow 1}\frac{f(x) -
10}{\left( \sqrt{x} - 1 ight)\left\lbrack \sqrt{4f(x) + 9} + 3
ightbrack} bằng bao nhiêu?

    Ta có:

    \lim_{x ightarrow 1}\frac{f(x) - 10}{x
- 1} = 5

    \Rightarrow f(1) = 10

    Khi đó: \lim_{x ightarrow 1}\frac{f(x)
- 10}{\left( \sqrt{x} - 1 ight)\left\lbrack \sqrt{4f(x) + 9} + 3
ightbrack}

    = \lim_{x ightarrow 1}\frac{\left(
f(x) - 10 ight)\left( \sqrt{x} + 1 ight)}{\left( \sqrt{x} - 1
ight)\left( \sqrt{x} + 1 ight)\left\lbrack \sqrt{4f(x) + 9} + 3
ightbrack}

    = \lim_{x ightarrow 1}\frac{\left(
f(x) - 10 ight)\left( \sqrt{x} + 1 ight)}{(x - 1)\left\lbrack
\sqrt{4f(x) + 9} + 3 ightbrack}

    = \frac{5.\left( \sqrt{1} + 1
ight)}{\left\lbrack \sqrt{4f(1) + 9} + 3 ightbrack} =
1

  • Câu 10: Thông hiểu

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

    “Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau” là sai vì hai đường thẳng đó có thể song song.

    “Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau thì song song” là sai vì hai đường thẳng đó có thể chéo nhau.

    “Hai đường thẳng không cùng nằm trên một mặt phẳng thì chéo nhau” là đúng.

    “Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song với nhau” là sai vì hai đường thẳng đó có thể chéo nhau.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Biết k là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng \frac{n}{2}, r, d, nk lần lượt là đầu mút trái, độ dài, tần số của nhóm k khi đó công thức r + \left( \dfrac{\dfrac{n}{2} -cf_{k - 1}}{n_{k}} ight).d dùng để tính:

    Trung vị được tính theo công thức r +\left( \frac{\frac{n}{2} - cf_{k - 1}}{n_{k}} ight).d.

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Giá trị của giới hạn \lim\frac{1 + a +
a^{2} + ... + a^{n}}{1 + b + b^{2} + ... + b^{n}};\left( |a| < 1,|b|
< 1 ight) bằng:

    Ta có:

    1 + a + a^{2} + ... + a^{n} là tổng n + 1 số hạng đầu tiên của cấp số nhân với số hạng đầu là 1 và công bội là a

    => 1 + a + a^{2} + ... + a^{n} =
\frac{1.\left( 1 - a^{n + 1} ight)}{1 - a} = \frac{1 - a^{n + 1}}{1 -
a}

    Tương tự:

    1 + b + b^{2} + ... + b^{n} là tổng n + 1 số hạng đầu tiên của cấp số nhân với số hạng đầu là 1 và công bội là b

    => 1 + b + b^{2} + ... + b^{n} =
\frac{1.\left( 1 - b^{n + 1} ight)}{1 - b} = \frac{1 - b^{n + 1}}{1 -
b}

    \Rightarrow \lim\frac{1 + a + a^{2} +
... + a^{n}}{1 + b + b^{2} + ... + b^{n}}

    \begin{matrix}
   = \lim \dfrac{{\dfrac{{1 - {a^{n + 1}}}}{{1 - a}}}}{{\dfrac{{1 - {b^{n + 1}}}}{{1 - b}}}} \hfill \\
   = \lim \dfrac{{1 - b}}{{1 - a}}.\dfrac{{1 - {a^{n + 1}}}}{{1 - {b^{n + 1}}}} = \dfrac{{1 - b}}{{1 - a}} \hfill \\ 
\end{matrix}

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong không gian, cho ba đường thẳng m,n,t không đồng phẳng đôi một cắt nhau. Tìm số giao điểm phân biệt của ba đường thẳng.

    Giả sử ba đường thẳng m,n,t đôi một cắt lần lượt M,N,T phân biệt và tạo thành mặt phẳng (MNT).

    => m,n,t cùng nằm trên một mặt phẳng (trái giả thiết).

    => M,N,T trùng nhau, tức là m,n,t đồng quy.

    Vậy có duy nhất một giao điểm phân biệt của ba đường thẳng đã cho.

  • Câu 14: Vận dụng

    \lim \frac{{{{( - 1)}^n}}}{{n + 5}} bằng:

    Ta có:

    0 \leqslant \left| {\frac{{{{( - 1)}^n}}}{{n + 5}}} ight| \leqslant \frac{1}{{n + 5}} < \frac{1}{n}

    Do \lim \frac{1}{n} = 0 => \lim \frac{{{{\left( { - 1} ight)}^n}}}{{n + 5}} = 0

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Cho dãy số \left(
u_{n} ight) biết \left\{
\begin{matrix}
u_{1} = 2 \\
u_{n + 1} = 2u_{n - 1} + 3;(n \geq 2) \\
\end{matrix} ight.. Số hạng có ba chữ số lớn nhất của dãy là:

    Tìm số hạng tổng quát của dãy số

    Dự đoán u_{n} = 5.2^{n - 1} - 3;(n \geq
2)

    Ta chứng minh theo phương pháp quy nạp

    Với n = 1 ta có: u_{2} = 5.2 - 3 = 7(tm)

    Giả sử u_{k} = 5.2^{k - 1} - 3, khi đó ta có:

    u_{k + 1} = 2u_{k} + 3

    = 2\left( 5.2^{k - 1} - 3 ight) +
3

    = 5.2^{k} - 3

    Vậy công thức tổng quát được chứng minh theo nguyên lí quy nạp.

    Ta có: u_{n} < 1000 \Rightarrow 2^{n -
1} < \frac{1003}{5} = 200,6

    2^{7} = 128;2^{8} = 256

    Nên ta chọn 2^{n - 1} = 2^{7} \Rightarrow
n = 8

    Vậy u_{8} là số hạng cần tìm.

  • Câu 16: Nhận biết

    Cho mặt phẳng (\alpha) và điểm H không thuộc mặt phẳng (\alpha). Số đường thẳng đi qua H và song song với (\alpha)

    Có vô số đường thẳng đi qua H và song song với (\alpha) với điểm H không thuộc mặt phẳng (\alpha).

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho cấp số cộng \left( u_{n} ight) với \left\{ \begin{matrix}
u_{2} + u_{3} - u_{6} = 7 \\
u_{4} + u_{8} = - 14 \\
\end{matrix} ight.. Công thức số hạng tổng quát của cấp số cộng này là:

    Ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
u_{2} + u_{3} - u_{6} = 7 \\
u_{4} + u_{8} = - 14 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
\left( u_{1} + d ight) + \left( u_{1} + 2d ight) - \left( u_{1} + 5d
ight) = 7 \\
\left( u_{1} + 3d ight) + \left( u_{1} + 7d ight) = - 14 \\
\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
u_{1} - 2d = 7 \\
2u_{1} + 10d = - 14 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
u_{1} = 3 \\
d = - 2 \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow u_{n} = 3 + (n - 1)( - 2) =
5 - 2n

  • Câu 18: Thông hiểu

    Biết rằng f(x) =\left\{ \begin{matrix}\dfrac{x^{2} - 1}{\sqrt{x} - 1}\ \ \ \ \ \ \ \ khi\ x eq 1 \\a\ \ \ khi\ x eq 1 \\\end{matrix} ight. liên tục trên \lbrack 0;1brack với a là tham số. Khẳng định nào sau đây về giá trị a là đúng?

    Ta có:

    Hàm số xác định và liên tục trên \lbrack
0;1brack

    Khi đó f(x) liên tục trên \lbrack 0;1brack khi và chỉ khi \lim_{x ightarrow 1^{-}}f(x) = f(1)\ \ \
(*)

    Ta có:

    f(1) = a

    \lim_{x ightarrow 1^{-}}f(x) = \lim_{x
ightarrow 1^{-}}\frac{x^{2} - 1}{\sqrt{x} - 1} = \lim_{x ightarrow 1^{-}}\left\lbrack (x +
1)\left( \sqrt{x} + 1 ight) ightbrack = 4

    (*) \Leftrightarrow a = 4

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và BC, lấy điểm P trên cạnh BD sao cho BP = 3PD và I là giao điểm của NP và CD. Giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP) là giao điểm của hai đường nào trong các cặp đường thẳng sau?

    Hình vẽ minh họa:

    Giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP) là K.

    Vậy giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP) là giao điểm của hai đường MI và AD.

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho dãy số (u_{n}) với u_{n}=\frac{3}{2}.5^{n}. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    Ta có: \frac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}} = \dfrac{{\dfrac{3}{2}{{.5}^{n + 1}}}}{{\dfrac{3}{2}{{.5}^n}}} = 5 > 1

    => (u_{n}) là một cấp số nhân với công bội là q = 5

    Số hạng đầu tiên của dãy là: {u_1} = \frac{3}{2}{.5^1} = \frac{{15}}{2}

  • Câu 21: Thông hiểu

    Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C'. Gọi M là trung điểm của BC. Điểm M' là ảnh của điểm M qua phép chiếu song song phương CC', mặt phẳng chiếu (A'B'C'). Chọn khẳng định đúng?

    Hình vẽ minh họa

    Ta có phép chiếu song song phương CC', biến C thành C', biến B thành B'.

    Do M là trung điểm của BC suy ra M' là trung điểm của B'C' vì phép chiếu song song bảo toàn thứ tự của ba điểm thẳng hàng và bảo toàn tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên cùng một đường thẳng hoặc trên hai đường thẳng song song.

    Vậy khẳng định đúng là: M'C' =
M'B'

  • Câu 22: Nhận biết

    Cho dãy số (un) với u_{n} = \frac{an^{2}}{n + 1} ( a là hằng số). Hỏi un + 1 là số hạng nào sau đây?

    Ta có u_{n + 1} = \frac{a \cdot (n +
1)^{2}}{(n + 1) + 1} = \frac{a(n + 1)^{2}}{n + 2}

  • Câu 23: Thông hiểu

    Một cấp số cộng có 8 số hạng. Số hạng đầu là 5, số hạng thứ tám là 40. Khi đó công sai d của cấp số cộng đó là bao nhiêu?

    Theo bài ra ta có: \left\{ \begin{matrix}
u_{1} = 5 \\
40 = u_{8} \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
u_{1} = 5 \\
40 = u_{1} + 7d \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
u_{1} = 5 \\
d = 5 \\
\end{matrix} ight.

  • Câu 24: Vận dụng

    Chiều cao của 50 học sinh (chính xác đến cm) và nhóm được các kết quả như sau:

    Chiều cao (cm)

    Số học sinh

    [150; 154]

    5

    [155; 159]

    2

    [160; 164]

    6

    [165; 169]

    8

    [170; 174]

    9

    [175; 179]

    11

    [180; 184]

    6

    [185; 189]

    3

    Tìm trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên. (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

    Ta có:

    Chiều cao (cm)

    Số học sinh

    Tần số tích lũy

    (149,5; 154,5]

    5

    5

    (154,5; 159,5]

    2

    7

    (159,5; 164,5]

    6

    13

    (164,5; 169,5]

    8

    21

    (169,5; 174,5]

    9

    30

    (174,5; 179,5]

    11

    41

    (179,5; 184,5]

    6

    47

    (184,5; 189,5]

    3

    50

    Tổng

    N = 50

     

    Ta có: \frac{N}{2} = \frac{50}{2} =25

    => Nhóm chứa trung vị là (169,5; 174,5]

    Khi đó: \left\{ \begin{matrix}l = 169,5,\dfrac{N}{2} = 25 \\m = 21,f = 9,d = 174,5 - 169,5 = 5 \\\end{matrix} ight.

    Trung vị của mẫu số liệu là:

    M_{e} = L + \dfrac{\dfrac{N}{2} -m}{f}.d

    \Rightarrow M_{e} = 169,5 + \frac{25 -21}{9}.5 \approx 171,7

  • Câu 25: Nhận biết

    Giá trị của \lim\frac{2}{n + 1} bằng:

    Với mọi a>0 nhỏ tùy ý, ta chọn n_{a} =
\left\lbrack \frac{2}{a} - 1 ightbrack + 1

    Suy ra \frac{2}{n + 1} < a\ ,\ \
\forall n > n_{0} = > \lim\frac{2}{n + 1} = 0

  • Câu 26: Nhận biết

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

    Theo công thức cộng

    \cos(a + b) = \cos a.cosb - \sin
a.sinb.

  • Câu 27: Nhận biết

    Khảo sát thời gian tập thể dục của một nhóm học sinh lớp 11 thu được kết quả ghi trong bảng thống kê sau:

    Thời gian (phút)

    [0; 20)

    [20; 40)

    [40; 60)

    [60; 80)

    [80; 100)

    Số học sinh

    5

    9

    12

    10

    6

    Giá trị đại diện của nhóm \lbrack
40;60) là:

    Giá trị đại diện của nhóm \lbrack
40;60) là: c = \frac{40 + 60}{2} =
50

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho dãy số {u_n} = \frac{{{2^{n - 1}} + 1}}{n}. Số hạng thứ 10 của dãy số đó là:

    Ta có: {u_{10}} = \frac{{{2^{10 - 1}} + 1}}{{10}} = 51,3

  • Câu 29: Thông hiểu

    Cho góc \alpha thỏa mãn \cot\left( \frac{5\pi}{2} - \alpha ight) =
2. Tính giá trị biểu thức T =
\tan\left( \alpha + \frac{\pi}{4} ight)

    Ta có:

    T = \tan\left( \alpha + \frac{\pi}{4}
ight)

    \Rightarrow T = \dfrac{\tan\alpha +\tan\dfrac{\pi}{4}}{1 - \tan\alpha.\tan\dfrac{\pi}{4}}

    \Rightarrow T = \frac{\tan\alpha + 1}{1- \tan\alpha}

    Theo bài ra ta có:

    \cot\left( \frac{5\pi}{2} - \alpha
ight) = 2

    \Leftrightarrow \cot\left( 2\pi +
\frac{\pi}{2} - \alpha ight) = 2

    \Leftrightarrow \cot\left( \frac{\pi}{2}
- \alpha ight) = 2

    \Leftrightarrow \tan\alpha =
2

    Khi đó giá trị biểu thức T là: T = \frac{2 + 1}{1 - 2} = -
3

  • Câu 30: Vận dụng cao

    Nếu \tan\alpha\tan\beta là hai nghiệm của phương trình x^{2} - px + q = 0;(q eq 0) thì P = cos^{2}(\alpha + \beta) + p\sin(\alpha +
\beta).cos(\alpha + \beta) + qsin^{2}(\alpha + \beta) bằng:

    Ta có: \tan\alpha\tan\beta là hai nghiệm của phương trình x^{2} - px + q = 0;(q eq 0)nên theo định lí Vi – ét ta có: \left\{ \begin{matrix}
\tan\alpha + \tan\beta = p \\
\tan\alpha.tan\beta = q \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow \tan(\alpha + \beta) =
\frac{\tan\alpha + \tan\beta}{1 - \tan\alpha.tan\beta} = \frac{p}{1 -
q}

    Khi đó:

    P = \cos^{2}(\alpha + \beta) +p\sin(\alpha + \beta).\cos(\alpha + \beta) + q\sin^{2}(\alpha +\beta)

    P = \cos^{2}(\alpha + \beta).\left\lbrack1 + p\tan(\alpha + \beta) + q\tan^{2}(\alpha + \beta)ightbrack

    P = \frac{1 + p\tan(\alpha + \beta) +q\tan^{2}(\alpha + \beta)}{1 + \tan^{2}(\alpha + \beta)}

    P = \dfrac{1 + p.\dfrac{p}{1 - q} +q.\left( \dfrac{p}{1 - q} ight)^{2}}{1 + \left( \dfrac{p}{1 - q}ight)^{2}}

    P = \dfrac{(1 - q)^{2} + p^{2}(1 - q) +q.p^{2}}{(1 - q)^{2} + p^{2}}

    P = \dfrac{(1 - q)^{2} + p^{2} - p^{2}.q+ q.p^{2}}{(1 - q)^{2} + p^{2}}

    P = 1

  • Câu 31: Nhận biết

    Điểm cuối của góc lượng giác a ở góc phần tư thứ mấy nếu \sin\alpha;cos\alpha cùng dấu?

    Điểm cuối của góc lượng giác a ở góc phần tư thứ I hoặc thứ III thì \sin\alpha;cos\alpha cùng dấu

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho hình chóp tam giác S.ABC. Gọi điểm I là trung điểm của AB, lấy điểm M di động trên đoạn AI. Mặt phẳng (\alpha) qua M song song với (SIC). Xác định hình tạo bởi các giao tuyến của mặt phẳng (\alpha) với các mặt của tứ diện.

    Hình vẽ minh họa

    Trong mặt phẳng (SAB), qua M kẻ đường thẳng song song với SI cắt SA tại P.

    Trong mặt phẳng (ABC), qua M kẻ đường thẳng song song với IC cắt AC tại N.

    Thiết diện là tam giác MNP.

    Ta có: \frac{MP}{SI} = \frac{MN}{CI}
\Rightarrow MP = MN

    Vậy hình tạo bởi các giao tuyến của mặt phẳng (\alpha) với tứ diện là tam giác MNP cân tại M.

  • Câu 33: Vận dụng

    Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' , tâm của các mặt bên (ABB'A');(BCC'B');(ACC'A') lần lượt là M,N,P. Hình chiếu của điểm P qua phép chiếu song song phương BC', mặt phẳng chiếu (AB'C) là:

    Hình vẽ minh họa

    Gọi Q là ảnh của P qua phép chiếu song song phương BC' lên mặt phẳng (AB'C).

    Ta có PQ//BC'PQ \subset (ABC').

    AN là giao tuyến của hai mặt phẳng (ABC')(AB'C) nên Q \in AN.

    Lại có P là trung điểm của AC' nên PQ là đường trung bình của tam giác ANC'

    => P là trung điểm của AN.

  • Câu 34: Vận dụng

    Cho tứ diện ABCD có độ dài tất cả các cạnh bằng x. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Tính diện tích thiết diện tạo bởi mặt phẳng (CDG) và tứ diện ABCD?

    Hình vẽ minh họa:

    Gọi M,N lần lượt là trung điểm các cạnh AB,BC

    \Rightarrow AN \cap MC = G

    Ta có: (CDG) \cap AB = M

    Suy ra tam giác MCD là thiết diện của mặt phẳng (CDG) và tứ diện ABCD

    Tam giác ABD đều cạnh bằng xM là trung điểm của AB

    \Rightarrow MD =
\frac{x\sqrt{3}}{2}

    Tam giác ABC đều cạnh bằng xM là trung điểm của AB

    \Rightarrow MC =
\frac{x\sqrt{3}}{2}

    Gọi H là trung điểm của CD \Rightarrow
MH\bot CD

    \Rightarrow S_{MCD} =
\frac{1}{2}MH.CD

    Ta có: MH = \sqrt{MC^{2} -
HC^{2}}

    \Leftrightarrow MH = \sqrt{MC^{2} -
\frac{CD^{2}}{2}}

    \Leftrightarrow MH =
\frac{x\sqrt{2}}{2}

    \Rightarrow S_{MCD} =
\frac{1}{2}.\frac{x\sqrt{2}}{2}.x = \frac{x^{2}\sqrt{2}}{4}

  • Câu 35: Thông hiểu

    Thực hiện đo chiều cao của 100 học sinh lớp 11 thu được kết quả ghi trong bảng sau:

    Chiều cao (cm)

    Số học sinh

    [150; 155)

    5

    [155; 160)

    18

    [160; 165)

    x

    [165; 170)

    26

    [170; 175)

    y

    [175; 180)

    3

    Biết rằng số học sinh của nhóm số liệu thứ ba gập 5 lần số học sinh của nhóm số liệu thứ năm. Xác định giá trị x và y còn thiếu trong bảng?

    Đáp án:

    x = 40

    y = 5

    Đáp án là:

    Thực hiện đo chiều cao của 100 học sinh lớp 11 thu được kết quả ghi trong bảng sau:

    Chiều cao (cm)

    Số học sinh

    [150; 155)

    5

    [155; 160)

    18

    [160; 165)

    x

    [165; 170)

    26

    [170; 175)

    y

    [175; 180)

    3

    Biết rằng số học sinh của nhóm số liệu thứ ba gập 5 lần số học sinh của nhóm số liệu thứ năm. Xác định giá trị x và y còn thiếu trong bảng?

    Đáp án:

    x = 40

    y = 5

    Ta có 100 học sinh tham gia đo chiều cao khi đó:

    5 + 18 + x + 26 + y + 3 = 100

    => x + y = 48 (*)

    Mặt khác số học sinh của nhóm số liệu thứ ba gập 5 lần số học sinh của nhóm số liệu thứ năm suy ra x = 5y (**)

    Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình: \left\{ \begin{matrix}x + y = 48 \\x = 5y \\\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}x = 40 \\y = 5 \\\end{matrix} ight.

  • Câu 36: Nhận biết

    Đồ thị hàm số y = \cos x - \frac{\pi }{4} đi qua điểm nào sau đây?

     Thay giá trị x =  - \frac{\pi }{2};y = \frac{\pi }{4} vào hàm số ta có:

    \cos \left( { - \frac{\pi }{2}} ight) - \frac{\pi }{4} =- \frac{\pi }{4}

    Vậy điểm thuộc đồ thị hàm số là: y = \cos x - \frac{\pi }{4}

  • Câu 37: Nhận biết

    Giải phương trình: \sqrt 3 \tan 2x - 3 = 0

     Giải phương trình:

    \begin{matrix}  \sqrt 3 \tan 2x - 3 = 0 \hfill \\   \Leftrightarrow \tan 2x = \sqrt 3  \hfill \\   \Leftrightarrow 2x = \dfrac{\pi }{3} + k\pi  \hfill \\   \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{k\pi }}{2};\left( {k \in \mathbb{Z}} ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 38: Vận dụng

    Một bệnh nhân hàng ngày phải uống 150mg thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu. Sau một ngày hàm lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu trong cơ thể vẫn còn 6\% lượng thuốc của ngày hôm trước. Các mệnh đề sau đúng hay sai?

    a) Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu còn trong cơ thể sau ngày đầu tiên uống thuốc là 9(mg). Đúng||Sai

    b) Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu có trong cơ thể sau khi uống viên thuốc của ngày thứ 2 159(mg). Đúng||Sai

    c) Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu có trong cơ thể sau khi uống viên thuốc của ngày thứ 4 170(mg). Sai||Đúng

    d) Ước tính lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu trong cơ thể nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong một thời gian 30 ngày là 159,57mg. Đúng||Sai

    Đáp án là:

    Một bệnh nhân hàng ngày phải uống 150mg thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu. Sau một ngày hàm lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu trong cơ thể vẫn còn 6\% lượng thuốc của ngày hôm trước. Các mệnh đề sau đúng hay sai?

    a) Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu còn trong cơ thể sau ngày đầu tiên uống thuốc là 9(mg). Đúng||Sai

    b) Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu có trong cơ thể sau khi uống viên thuốc của ngày thứ 2 159(mg). Đúng||Sai

    c) Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu có trong cơ thể sau khi uống viên thuốc của ngày thứ 4 170(mg). Sai||Đúng

    d) Ước tính lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu trong cơ thể nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong một thời gian 30 ngày là 159,57mg. Đúng||Sai

    a) Ta có hàm lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu có trong cơ thể sau ngày đầu còn 150 \times 6\%= 9(mg), suy ra mệnh đề đúng.

    b) Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu sau khi uống ở ngày thứ 2 là: 150 \times 6\% + 150 = 159(mg) suy ra mệnh đề đúng.

    c) Gọi u_{n} là lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu trong cơ thể bệnh nhân sau khi uống ở ngày thứ n

    Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu sau khi uống ở ngày thứ 1 là: u_{1} = 150(mg)

    Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu sau khi uống ở ngày thứ 2 là:

    u_{2} = u_{1} \times 6\% + 150= 150 \times 6\% + 150 = 150 \times (0,06 + 1)

    Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu sau khi uống ở ngày thứ 3 là:

    u_{3} = u_{2}.6\% + 150 = 150\times (0,06 + 1) \times 0,06 + 150

    = 150 \times (0,06^{2} + 0,06 +
1)

    Lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu sau khi uống ở ngày thứ 4 là:

    u_{4} = u_{3} \times 6\% + 150= 150 \times (0,06^{2} + 0,06 + 1) \times 0,06 + 150

    = 150 \times (0,06^{3} + 0,06^{2} + 0,06
+ 1) = 159,5724(mg)

    Suy ra mệnh đề sai.

    d) Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong thời gian 30 ngày. Khi đó lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu trong cơ thể được ước lượng là:

    S = 150 \times \left( 1 + 0,06 +
0,06^{2} + \ldots + 0,06^{29} ight)

    = 150 \times u_{1}\frac{1 - q^{30}}{1 -
q} = 150 \times 1 \times \frac{1 - 0,06^{30}}{1 - 0,06}

    = \frac{7500}{47} \approx
159,57mg

    Vậy lượng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh bạch hầu trong cơ thể được ước lượng trong 30 ngày là 159,57mg, suy ra mệnh đề đúng.

  • Câu 39: Nhận biết

    Cho hàm số y =
f(x) liên tục trên (a;b). Điều kiện cần và đủ để hàm số liên tục trên \lbrack a;bbrack là:

    Ta có:

    Hàm số y = f(x) liên tục trên (a;b)

    Điều kiện cần và đủ để hàm số liên tục trên \lbrack a;bbrack là: \left\{ \begin{gathered}
  \mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f\left( x ight) = f\left( a ight) \hfill \\
  \mathop {\lim }\limits_{x \to {b^ - }} f\left( x ight) = f\left( b ight) \hfill \\ 
\end{gathered}  ight.

  • Câu 40: Vận dụng cao

    Hình chữ nhật ABCD có hai đỉnh A, B thuộc trục Ox, hai đỉnh C, D thuộc đồ thị hàm số y = cos x (như hình vẽ). Biết rằng AB = \frac{2\pi}{3}. Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu?

    Gọi C(a;cosa) \Rightarrow D\left( a +\frac{2\pi}{3};cos\left( a + \frac{2\pi}{3} ight) ight)

    Do ABCD là hình chữ nhật nên AB // CD

    => y_{C} = y_{D} \Rightarrow \cos a =\cos\left( a + \frac{2\pi}{3} ight)

    => a = - a - \frac{2\pi}{3}\Rightarrow a = - \frac{\pi}{3} \Rightarrow AD = \left| \cos\left( -\frac{\pi}{3} ight) ight| = \frac{1}{2}

    Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng AB.BC =\frac{\pi}{3}

  • Câu 41: Vận dụng cao

    Cho hàm số y =
2x^{3} + ax^{2} + bx + c;(a,b,c \in R) thỏa mãn 9a + 3b + c < −54a − b + c > 2. Gọi S là số giao điểm của đồ thị hàm số đã cho với trục Ox. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

    Hàm số đã cho xác định trên \mathbb{R}.

    Ta có: a − b + c > 2 ⇔ a − b + c − 2 > 0f(−1) = −2 + a − b + c nên f(−1) > 0.

    Mặt khác 9a + 3b + c < −54 ⇔ 9a + 3b + c + 54 < 0f(3) = 54 + 9a + 3b + c nên f(3) < 0.

    Ta lại có \lim_{x ightarrow - \infty}y
= - \infty nên tồn tại số m < −1 sao cho f(m) < 0 và \lim_{x ightarrow + \infty}y = +
\infty nên tồn tại số k > 0 sao cho f(3) > 0.

    Vậy f(m) . f(−1) < 0 nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc (m; −1).

    f(−1) . f(3) < 0 nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc (−1; 3).

    f(3) . f(k) < 0 nên phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc (3; k).

    Từ đó suy ra đồ thị hàm số có 3 điểm chung với trục hoành.

  • Câu 42: Vận dụng

    Gọi \alpha là nghiệm trong khoảng (\pi ; 2 \pi) của phương trình \cos x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}, nếu biểu diễn \alpha  = \frac{{a\pi }}{b} với a, b là hai số nguyên và \frac {a}{b} là phân số tối giản thì a.b bằng bao nhiêu?

    Phương trình \cos x = \frac{{\sqrt 3 }}{2} \Leftrightarrow x =  \pm \frac{\pi }{6} + k2\pi \,\left( {k \in \mathbb{Z}} ight).

    Với x \in \left( {\pi ;2\pi } ight) \Rightarrow x = \frac{{11\pi }}{6}.

    Suy ra a =11 và b = 6 .

    Vậy a.b=66.

  • Câu 43: Nhận biết

    Tìm số hạng thứ 11 của cấp số cộng có số hạng đầu bằng 3 và công sai d = −2?

    Ta có: u_{11} = u_{1} + 10d = -
17

  • Câu 44: Thông hiểu

    Cho cấp số nhân \left( u_{n} ight)u_{1} = - 3;q = - 2. Tính tổng 10 số hạng đầu tiên của cấp số nhân đã cho.

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}u_{1} = - 3 \\q = - 2 \\\end{matrix} ight.

    \Rightarrow S_{10} = u_{1}.\frac{1 -q^{10}}{1 - q} = ( - 3).\frac{1 - ( - 2)^{10}}{1 + 2} =1023

  • Câu 45: Thông hiểu

    Đồ thị hàm số y = \cos \left( {x - \frac{\pi }{2}} ight) được suy từ đồ thị (C) của hàm số bằng cách:

    Nhắc lại lý thuyết:

    Cho (C) là đồ thị của hàm số y = f\left( x ight)p > 0, ta có:

    + Tịnh tiến (C) lên p trên đơn vị thì được đồ thị của hàm số y = f\left( x ight) + p.

    + Tịnh tiến (C) xuống dưới p đơn vị thì được đồ thị của hàm số y = f\left( x ight) - p

    + Tịnh tiến (C) sang trái p đơn vị thì được đồ thị của hàm số y = f\left( {x + p} ight)

    + Tịnh tiến (C) sang phải p đơn vị thì được đồ thị của hàm số y = f\left( {x - p} ight)

    Vậy đồ thị hàm số y = \cos \left( {x - \frac{\pi }{2}} ight) được suy từ đồ thị hàm số y = \cos x bằng cách tịnh tiến sang phải \frac{\pi }{2} đơn vị.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo