Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

Chuyên đề Góc với đường tròn gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Góc ở tâm

Định nghĩa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

- Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.

  • Nếu 0^{0} < \alpha <
180^{0} thì cung nằm bên trong góc gọi là cung nhỉ, cung nằm bên ngoài góc gọi là cung lớn.
  • Nếu \alpha = 180^{0} thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
  • Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.
  • Góc bẹt chắn nửa đường tròn.
  • Kí hiệu cung AB là: \widehat{AB}.

2. Số đo cung

  • Số đo của cung AB được kí hiệu là sd\widehat{AB}.
  • Số đo của cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.
  • Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360^{0} và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
  • Số đo của nửa đường tròn bằng 180^{0}. Cung cả đường tròn có số đo bằng 360^{0}. Cung không có số đo 0^{0} (cung có hai mút trùng nhau).

3. So sánh hai cung

Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau:

  • Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
  • Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Định lí: Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì:

sd\widehat{AB} = sd\widehat{AC} +
sd\widehat{CB}

Dạng 1: Tính số đo góc ở tâm và số đo của cung bị chắn.

Phương pháp giải

Để tính số đo của góc ở tâm, số đo của cung bị chắn ta sử dụng các kiến thức sau:

Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360^{0} và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).

Số đo của nửa đường tròn bằng 180^{0}. Cung cả đường tròn có số đo 360^{0}.

Sử dụng tỉ số lượng giác của một góc nhọn để tính góc. Sử dụng quan hệ đường kính và dây cung.

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

Chú ý: Khi nhắc tới một cung là nhắc tới cung nhỏ.

Ví dụ: Cho đường tròn (O;R) và dây cung MN = R\sqrt{3}. Tính số đo của hai cung MN.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

Kẻ OH\bot MN \equiv H

\Rightarrow HM = HN (định lí về đường kính vuông góc với dây cung)

Do đó HM = HN = \frac{MN}{2} =
\frac{R\sqrt{3}}{2}

Ta có: \cos\widehat{HMO} = \dfrac{HM}{MO}= \dfrac{\dfrac{R\sqrt{3}}{2}}{R} = \dfrac{\sqrt{3}}{2}

\Rightarrow \widehat{HMO} = 30^{0}
\Rightarrow \widehat{MON} = 120^{0}

Suy ra số đo cung nhỏ MN bằng \widehat{MON} = 120^{0}

số đo cung lớn MN bằng 360^{0} - 120^{0} = 240^{0}

Ví dụ: Cho đường tròn (O) dây cung AB. Tiếp tuyến của (O) tại AB cắt nhau tại M. Biết rằng \widehat{AMB} = 50^{0}.

a) Tính số đo cung AB.

b) Trên nửa mặt phẳng bờ OB (không chứa điểm A), kẻ đường thẳng d qua O và song song với BM, d cắt (O) tại D. Tính số đo cung AD.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

MA;MB là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) nên MA\bot OA;MB\bot OB

Xét tứ giác AOBM có:

\widehat{AOB} = 360^{0} - \left(
\widehat{MAO} + \widehat{MBO} + \widehat{AMB} \right)

= 360^{0} - \left( 90^{0} + 90^{0} +
50^{0} \right) = 130^{0}

sd\widehat{AB} = \widehat{AOB} =
130^{0}

b) Ta có: sd\widehat{ADB} = 360^{0} -
sd\widehat{AB} = 360^{0} - 130^{0} = 230^{0}

Mặt khác OD//BMBM\bot OB \Rightarrow OD\bot OB hay sd\widehat{BOD} = 90^{0}

\Rightarrow sd\widehat{BOD} =
sd\widehat{ADB} - sd\widehat{BD} = 230^{0} - 90^{0} =
140^{0}

Ví dụ: Cho tam giác đều ABC. Vẽ đường tròn (I) đường kính BC cắt các cạnh AB;AC lần lượt tại D;E.

a) Tính số đo mỗi cung BD (cung lớn và cung nhỏ).

b) Chứng minh rằng: \widehat{BD} =
\widehat{DE} = \widehat{EC}

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

a) Ta có: IB = ID( = R) suy ra tam giác IBD cân tại I.

\widehat{DBI} = 60^{0} (tam giác ABC đều)

Do đó \Delta IBD đều.

Suy ra \widehat{BID} = 60^{0} \Rightarrow
sd\widehat{BD} = 60^{0}

Vậy sd\widehat{BD} lớn= 360^{0} - 60^{0} = 300^{0}

b) Ta có: sd\widehat{BD} =
60^{0}

Tương tự ta cũng có sd\widehat{EC} =
60^{0}

Suy ra sd\widehat{DE} = sd\widehat{BC} -
sd\widehat{BD} - sd\widehat{EC} = 60^{0}

Ta có:

sd\widehat{BD} = sd\widehat{DE} =
sd\widehat{EC} nên \widehat{BD} =
\widehat{DE} = \widehat{EC}.

Ví dụ: Cho đường tròn (O;R), lấy B \in (O). Gọi H là trung điểm đoạn OB. Dây CD vuông góc với OB tại H. Tính số đo cung nhỏ và cung lớn CD.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

Ta có: OB = OC( = R) suy ra \Delta BOC cân tại O.

Lại có: BO\bot CD tại trung điểm của OB.

Suy ra \Delta BOC cân tại C

Do đó \Delta BOC đều.

Chứng minh tương tự ta được: \Delta
BOD đều.

Suy ra sd\widehat{CBD} = \widehat{COD} =
\widehat{COB} + \widehat{BOD} = 120^{0}

Suy ra sd\widehat{CD} = 360^{0} - 120^{0}
= 240^{0}

Dạng 2: Chứng minh hai cung bằng nhau

Phương pháp giải

Sử dụng các định lí, hệ quả và ứng dụng kiến thức đã học vào để chứng minh hai góc ở tâm bằng nhau hoặc hau dây bằng nhau suy ra hai cung bằng nhau.

Ví dụ: Cho tam giác ABC đều. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa A, vẽ nửa đường tròn đường kính BC. Lấy điểm D thuộc nửa đường tròn sao cho sd\widehat{CD} = 60^{0}. Gọi I là giao điểm của ADBC. Chứng minh rằng BI = 2CI.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

Gọi O là tâm của nửa đường tròn đường kính BC.

Ta có: sd\widehat{CD} = 60^{0} nên \Delta OCD đều

\Rightarrow \widehat{OCD} =
\widehat{ABC} = 60^{0}

Do đó: \Delta AIB\sim\Delta DIC(g -
g)

\Rightarrow \frac{BI}{CI} =
\frac{AB}{CD}AB = BC;CD = OC( =
R)

\Rightarrow \frac{BI}{CI} = \frac{BC}{OC}
= 2 \Rightarrow BI = 2CI

Ví dụ: Cho hai đường tròn (O;R)(O';R') cắt nhau tại hai điểm AB. Kẻ các đường kính AOC;AO'D. Hãy so sánh số đo (độ) của hai cung nhỏ BCBD của hai đường tròn, biết rằng R > R'.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

Ta có: R > R' (giả thiết) nên OA > OA'

Xét tam giác AOO' ta có: OA > OA' nên \widehat{AOO'} >
\widehat{AO'O}

\Rightarrow 2\widehat{AOO'} >
2\widehat{AO'O} \Rightarrow \widehat{AOB} <
\widehat{AO'B}

\Rightarrow \widehat{BOC} <
\widehat{BO'D}(hai góc kề bù với hai góc trên)

Vậy số đo (độ) của cung nhỏ BC lớn hơn số đo (độ) của cung nhỏ BD.

Ví dụ: Trên cung nhỏ AB của (O), cho hai điểm CD sao cho cung AB được chia thành ba cung bằng nhau \widehat{AC} = \widehat{CD} =
\widehat{BD}. Bán kính OCOD cắt dây AB lần lượt tại EF.

a) Hãy so sánh các đoạn thẳng AE;FB.

b) Chứng minh các đường thẳng ABCD song song.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

a) Xét tam giác OFBOEA ta có:

OA = OB = R

\widehat{AOC} = \widehat{DOB} (do \widehat{AC} =
\widehat{BD})

\widehat{OAB} = \widehat{OBA} (tam giác OAB cân tại O do OA = OB
= R)

Do đó \Delta OEA = \Delta OFB(g - c -
g)

\Rightarrow AE = FB

b) Do \Delta OEA = \Delta OFB \Rightarrow
OE = OF suy ra \Delta OEF cân tại O.

Suy ra 2\widehat{OEF} = 180^{0} -
\widehat{EOF} (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Chứng minh tương tự \Delta OCD cân tại O nên 2\widehat{OCD} = 180^{0} - \widehat{COD} (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: \widehat{OEF} =
\widehat{OCD} mà hai góc này ở vị trí đồng vị.

Vậy AB//CD (cặp góc đồng vị bằng nhau).

Ví dụ: Cho hai đường tròn bằng nhau (O)(O') cắt nhau tại AB. Kẻ dây AM của đường tròn (O) và dây BN của đường tròn (O') sao cho AM//BN. Chứng minh \widehat{AM} = \widehat{BN}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9

AM//BN nên \widehat{MAB} = \widehat{ABN} (so le trong) (1)

Mặt khác OA = OB = O'A =
O'B

Suy ra tứ giác OAO'B là hình thoi

\Leftrightarrow \widehat{OAB} =
\widehat{ABO'} (2)

Từ (1) và (2) suy ra \widehat{MAO} =
\widehat{NBO'}

Ta có: \Delta MOA cân tại O\Delta
NO'B cân tại O' có góc ở đáy bằng nhau

\Rightarrow \widehat{MOA} =
\widehat{NO'B}

Do đó \Delta MOA = \Delta NO'B(c - g
- c)

\Rightarrow AM = BN

Mặt khác hai đường tròn (O)(O') bằng nhau nên \widehat{AM} = \widehat{BN}.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho đường tròn (O;R) và điểm M nằm ngoài đường tròn đó. Gọi MA;MB là hai tiếp tuyến với đường tròn tại AB. Tính số đo góc ở tâm tạo bởi hai bán kính OA;Ob nếu:

a) \widehat{AMB} = 70^{0}

b) MA = R

c) MO = 2R

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ (O), đường kính BC. Đường tròn (O) cắt  lần lượt tại M;N.

a) Chứng minh các cung nhỏ BMCN có số đo bằng nhau.

b) Tính \widehat{MON}, biết \widehat{BAC} = 40^{0}.

Bài 3: Trên một đường tròn (O)sd\widehat{MP} = 100^{0}. Gọi N;Q lần lượt là điểm đối xứng của M;P qua O. Trên cung PQ lấy C làm điểm chính giữa, trên cung MN lấy D làm điểm chính giữa. Tính số đo cung nhỏ CD.

Bài 4: Cho đường tròn (O;R), lấy điểm M nằm ngoài (O) sao cho OM = 2R. Từ M kẻ tiếp tuyến MAMB với (O) (với A;B các tiếp điểm).

a) Tính \widehat{AOM}.

b) Tính \widehat{AOB} và số đo cung AB nhỏ.

c) Biết OM cắt (O) tại C. Chứng minh C là điểm chính giữa của cung nhỏ.

Bài 5: Cho hai tiếp tuyến tại A;B của đường tròn (O) cắt nhau tại K, biết \widehat{AKB} = 50^{0}KO cắt (O) tại M.

a) Tính \widehat{AOM};\widehat{BOM}.

b) Số đo cung nhỏ \widehat{AB} bằng bao nhiêu?

Bài 6: Cho đường tròn (O) đường kính AB, vẽ góc ở tâm \widehat{AOC} = 50^{0}. Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chứng minh ba điểm COE thẳng hàng. Từ đó tính số đo cung nhỏ BE.

Bài 7: Cho đường tròn (O;R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho OA = 2R. Từ điểm A vẽ hai tiếp tuyến AB;AC tới đường tròn (với B;C là các tiếp điểm). Tìm số đo cung lớn \widehat{BC} của đường tròn.

Bài 8: Cho đường tròn đường kính AB và dây AC. Chứng minh rằng \widehat{BAC} =
\frac{1}{2}sd\widehat{BC}.

Bài 9: Cho tam giác ABC\widehat{B} = 70^{0};\widehat{C} =
50^{0}. Đường tròn (O) nội tiếp tam giác đó tiếp xúc với các cạnh AB;BC;CA theo thứ tự tại D;E;F. Tính số đo cung \widehat{DE};\widehat{EF};\widehat{FD}.

Bài 10: Cho nửa đường tròn (O) đường kính 20cm, điểm C là điểm chính giữa của nửa đường tròn. Lấy điểm H thuộc OA sao cho OH
= 6cm. Đường vuông góc với OA tại H cắt nửa đường tròn tại D. Vẽ dây AE song song với AD. Gọi K là hình chiếu của E trên AB. Tính diện tích tam giác AEK.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️