Bài học: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lí 10 sách kết nối tri thức.
- Dân cư phân bố không đều.
- Một số vùng dân cư tập trung đông đúc: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu
- Một số vùng thưa dân: Bắc Á, Châu Đại Dương
![]() |
Bản đồ mật độ dân số trên thế giới năm 2020 |
- Nhân tố tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho sự cư trú của con người, nơi nào có điều tự nhiên thuận lợi thì dân cư tập trung đông đúc và ngược lại.
- Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Sự phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất nền kinh tế.
+ Dân cư tập trung đông gắn với hoạt động công nghiệp, dịch vụ.
+ Những khu vực được khai thác lâu đời thường có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.
+ Di cư có tác động lớn đến phân bố dân cư thế giới. Trong lịch sử, các luồng di dân lớn có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả một châu lục.
- Đô thị hóa là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Tỉ lệ thành thị là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hóa và là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia.
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho đô thị hóa nhưng không phải nhân tố quyết định.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Phát triển công nghiệp gắn với công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hóa. Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai quá trình song song hỗ trợ nhau cùng phát triển.
+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,... đều có tác động đến quá trình đô thị hóa.
+ Chính sách phát triển đô thị là nhân tố quyết định đến hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Ảnh hưởng tích cực | Ảnh hưởng tiêu cực | |
Về kinh tế |
- Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. - Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. - Tăng năng suất lao động. |
- Giá cả ở đô thị thường cao. - Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn. |
Về xã hội |
- Tạo thêm nhiều việc làm mới. - Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống. - Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp và một bộ phận dân cư. |
- Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị. - Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội. |
Về môi trường |
Mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống. |
Đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn. |