1. Khái niệm
- Là thể loại tự sự cỡ nhỏ, hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong không gian, thời gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; ít nhân vật.
- Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết ám ảnh, ý tưởng sâu sắc được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.
- Về đề tài: TN đề cập đến mọi đề tài phong phú, đa dạng, chạm đến mọi ngóc ngách đời sống con người.
- Về cốt truyện: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
+ Truyện ngắn không có cốt truyện( cốt truyện mờ nhạt)
+ Truyện ngắn có cốt truyện
- Về tình huống truyện: Đó là cái tình thế nảy ra truyện, là lát cắt của đời sống, là một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc…
+ Tình huống hành động
+ Tình huống tâm trạng
+ Tình huống nhận thức
- Về nhân vật: NV là linh hồn của tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Nhân vật phải được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, vừa mang tính chung phổ quát vừa mang tính riêng độc đáo.
- Về ngôn ngữ: chọn lọc, cô đúc, hiện đại còn có các tính chất: tính biểu cảm, tính chính xác, tính hình tượng, tính hệ thống, tính đa thanh, tính đối thoại.
- Truyện dân gian
- Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm)
- Truyện hiện đại (truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài)
- Khái niệm: Là vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật
- Vai trò: Giúp nhà văn phản ánh cuộc sống trong tính đa dạng và phức tạp của nó; mang đến cho người đọc góc độ tiếp cận mới, đồng thời hình thành cá tính cho nhà văn
Người kể chuyện hạn tri (ngôi kể thứ nhất) |
Người kể chuyện toàn tri (ngôi kể thứ 3) | |
Biểu hiện |
|
|
Ưu điểm |
|
|
Hạn chế |
|
|
- Sương Nguyệt Minh tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn sinh năm 1958
- Quê: xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ( chú ý sông Châu)
- Gia đình: Nho học
- Bản thân: từng là một người lính. Ông viết văn bằng sự trải nghiệm và thể nghiệm của một con người đi ra từ cuộc chiến
- Phong cách sáng tác:
- Truyện ngắn Người về bến sông Châu được nhà văn Sương Nguyệt Minh sáng tác năm 1997.
- Truyện ngắn đã được chuyển thể thành phim có tên “Người trở về”
- Tóm tắt truyện: Tác phẩm kể về sự bất hạnh mà những người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu sau năm 1975. Trong chiến tranh, cô Mây là nữ y tá dũng cảm. Hòa bình lập lại, cô trở về nhà thì thấy bản thân bị gọi là liệt sĩ, người yêu cũ tưởng cô đã hy sinh nên đi lấy vợ. Chịu đựng vết thương từ chiến trường, cô lại nhận thêm những thương tổn trong cuộc sống mới. Mây sống lặng lẽ trong nỗi cô đơn ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp ông chèo đò, chở đám bạn của Mai đi học, nhận làm y tá ở trạm xá xã, nhận đỡ đẻ cho cô Thanh trong tình huống nguy kịch, cứu được cả hai mẹ con cô. Thím Ba chết vì vướng bom bị, dì Mây lại nhận nuôi bé Cún, dì gặp lại chú Quang- người thương binh dì cứu ở chiến trường. Kết thúc truyện là sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
- Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
- Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
- Hậu quả của chiến tranh: Nhiều người đã hy sinh; Nhà cửa bị phá hủy, Nhiều đứa trẻ không có nơi nương tựa…
Câu hỏi gợi dẫn |
Gợi ý trả lời |
Tóm tắt sự việc chính của phần này. |
|
Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì? |
|
Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách? |
|
Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc? |
|
Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào? |
|
Câu 1 : Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Các phần |
Sự kiện chính |
P1: từ đầu đến “dì ngồi như tượng” |
|
P2: từ “Sáng” đến “Sóng nước lao xao |
|
P3: từ “Làng xây trạm xá mới.” đến “con đường về bến” |
|
P4: từ “Tháng Ba lại về.” đến hết |
|
- Cách xây dựng cốt truyện của tác giả: Các sự kiện tạo thành cốt truyện chủ yếu được sắp xếp theo trật tự thời gian, có xen kẽ một vài đoạn hồi tưởng vừa đủ để tạo sức gợi, cung cấp những thông tin cần thiết về cuộc đời nhân vật (trước khi nhập ngũ, hoàn cảnh bị thương tật). Các sự kiện chính được liên kết mạch lạc, dễ theo dõi.
Câu 2 : Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm đó với các nhân vật khác trong truyện.
- Nhân vật trung tâm: Dì Mây
- Sơ đồ trung tâm:
- Sơ đồ dựa trên 2 trục:
Câu 3 : Phân tích tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.
- Vị tha, giàu đức hy sinh: Dì Mây trở về từ chiến trường vào đúng ngày chú San, người yêu của dì đi lấy vợ. Chú San biết tin, tìm gặp dì Mây để ngỏ ý muốn quay lại, nhưng dì từ chối.
- Nhân hậu, tốt bụng: Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ, dì đã giúp đỡ đẻ; dì nhận chăm sóc con của thím Ba khi thím mất.
- Dũng cảm, gan dạ: cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng…
⇒ Cuộc đời của dì Mây nhiều đau khổ, bất hạnh.
Câu 4 : Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
- Tả cảnh sống động; chọn đặc tả những cảnh nhằm ngụ ý hoặc chuẩn bị cho việc bộc lộ tâm trạng nhân vật: cảnh đám rước dâu qua sông, cảnh bến sông Châu lúc chập tối như báo hiệu tình huống trớ trêu, sóng gió sắp xảy ra. Cảnh đám cưới bên nhà chú San được tả sống động, hồi hộp, kịch tính; cảnh bến sông Châu mênh mang thời chiến tranh qua hồi tưởng của nhân vật đậm màu sắc sử thi, lãng mạn (đoạn 1); cảnh bầu trời, đêm sông Châu vào cuối thu bí ẩn, huyền diệu, buồn đẹp, bộc lộ tâm trạng, tình cảm gắn bó tha thiết của nhân vật đối với làng quê bên bến sông Châu (đoạn 4).
- Tả diễn biến tâm lý: diễn tả tâm lí cha con gặp nhau ở bến sông Châu giàu tính tạo hình, có sức gợi và gây xúc động; diễn tả tâm lí nhân vật San và Mây lúc gặp nhau có sự đa dạng về cung bậc tình cảm, rất hồi hộp, kịch tính: lúc đau khổ, uất ức, lúc như mê lịm đi, lúc bừng tỉnh, lúc nhớ thương da diết, cồn cào; lúc tỉnh táo, cương quyết.
Câu 5 : Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
- Câu chuyện diễn ra ở 2 không gian chính: không gian sinh hoạt gia đình (nhà ông ngoại và nhà chú San), không gian sông nước (bến sông - lều cỏ). Không gian nhà ông ngoại được tập trung thể hiện trong đoạn 1, ngày dì Mây về làng; không gian nhà chú San được đặc tả ở đoạn 3 gắn với việc sinh nở của cô Thanh. Không gian bến sông - lều cỏ chủ yếu nổi bật ở đoạn 2 và 4. Trong đoạn 4, không gian chiến trường cũng được gợi nhắc qua lời kể của công binh xây cầu.
- Thời gian: ngày đầu tiên dì Mây trở về sau chiến tranh; những ngày tháng dì Mây sống ở bến sông Châu (chèo đò chở học sinh qua sông, làm ý tá ở trạm xá, nuôi nấng thằng Cún). Thời gian tuyến tính được xen kẽ bởi những khoảng thời gian quá khứ được gợi lại qua các hồi ức, đối thoại (nhan sắc, tình yêu của dì Mây và chú San trước chiến tranh, tình huống dì Mây bị thương ngoài mặt trận vì che chắn cho thương binh Quang).
- Tác giả miêu tả một số hình ảnh như dòng sông, con đò, cây cầu… vừa có nghĩa thực vừa mang tính ẩn dụ, biểu tượng. Dòng sông gợi lên ý nghĩa về dòng đời bí ẩn, nhiều biến động, sóng gió (như tình yêu của dì Mây và chú San), nhiều hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ (như cuộc đời dì Mây, thím Ba, thằng Cún); con đò là hình ảnh tượng trưng cho thân phận con người (dì mây “lỡ đò”), cho sự chia li, sự chuyên chở, nâng đỡ (dì Mây chèo đò đưa chú San đi học nước ngoài, dì Mây hào phóng đưa học sinh qua sông, dì Mây đỡ đẻ cho cô Thanh); cây cầu là hình ảnh tượng trưng cho chiến tranh phá hoại ;cho sự kiến thiết, xây dựng , cho sự hàn gắn, kết nối, nghĩa tình (kết nối giữa quá khứ và hiện tại, nghĩa tình giữa dì Mây và thằng Cún, dì Mây và chú Quang), …
Câu 6 : Nhận xét về điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện trong văn bản.
- Điểm nhìn trần thuật: người kể chuyện có khả năng di chuyển điểm nhìn linh hoạt, từ điểm nhìn bên ngoài (kể những điều nhân vật không thấy, không biết) sang điểm nhìn bên trong (kể thông qua cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật Mai) và ngược lại.
- Người kể chuyện: có khả năng thâm nhập vào đời sống nội tâm phức tạp của các nhân vật (Mây, San, Mai, người ông), thường xuyên mượn vị trí quan sát, thái độ, cảm nhận của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này, điểm nhìn nghệ thuật có sự chuyển đổi linh hoạt giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật dì Mây, San và
Câu 7 : Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng).
Truyện “Người ở bến sông Châu” muốn nói về hiện thức tàn khốc của cuộc chiến tranh. Con người phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Như nhân vật dì Mây trong truyện, chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, một thân thể lành lặn cùng mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm bài học cần phải biết trân trọng cuộc sống ngày hôm nay và biết ơn những con người đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước.