Lực ma sát CTST (phần 2)

  • Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

    - Em bé đang cầm chai nước trên tay: nhờ có lực ma sát giữa tay và chai nước mà em bé có thể cầm được chai nước ⇒ lực ma sát có ích.

    - Ốc vít bắt chặt vào với nhau: nhờ có lực ma sát giữa ốc và vít nên chúng mới bám chặt vào nhau ⇒ lực ma sát có ích.

    - Con người đi lại được trên mặt đất: nhờ có lực ma sát giữa chân người với mặt đất đã giúp con người có thể di chuyển được ⇒ lực ma sát có ích.

    - Lốp xe ô tô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng: do lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của lốp xe và mặt đường lớn nên sau một thời gian đi lại, lốp xe ôtô bị mòn ⇒ lực ma sát có hại.

  • Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Phát biểu sau đây là đúng là: Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại. Vì:

    + Khi ta đi ô tô xuống dốc, ta dùng phanh để làm cho ô tô đi chậm lại hoặc dừng hẳn tránh tai nạn khi tham gia giao thông. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.

    + Lực ma sát xuất hiện làm mòn lốp xe ô tô khi chúng chuyển động trên đường. Lực ma sát trong trường hợp này có hại.

  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo