Luyện tập Bài tập (Chủ đề 1) CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trường hợp vật có cả động năng và thế năng

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng?

    Hướng dẫn:

    - Ô tô đang chuyển động trên đường ⇒ ô tô chỉ có động năng.

    - Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay ⇒ máy bay có động năng.

    - Một máy bay đang bay trên cao ⇒ máy bay có cả động năng và thế năng.

    - Một ô tô đang đỗ trong bến xe ⇒ ô tô không chuyển động cũng không có độ cao so với mặt đất ⇒ ô tô không động năng cũng không có thế năng.

  • Câu 2: Vận dụng
    Xác định công suất của động cơ nâng

    Một thùng hàng có trọng lượng 2000 N được động cơ của xe nâng đưa lên độ cao 2 m trong 20 s. Công suất của động cơ nâng là

    Hướng dẫn:

    Công của động cơ nâng đã thực hiện là:

    A = F.s = 2 000 . 2 = 4 000 J

    Công suất của động cơ nâng là:

    \mathrm P=\frac{\mathrm A}{\mathrm t}=\frac{4\;000}{20}=200\;\mathrm W

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng của vật

    Nếu một vật có động năng là 600 J và vận tốc của vật là 36 km/h thì khối lượng của vật là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Đổi: 36 km/h = 10 m/s

    Ta có: wđ = \frac12mv2

    ⇒ 600 = \frac12.m.102

    ⇒ m = 12 kg

  • Câu 4: Nhận biết
    Đơn vị đo thế năng trọng trường trong hệ SI

    Trong hệ SI, đơn vị đo thế năng trọng trường là gì?

    Hướng dẫn:

    Trong hệ SI, đơn vị đo thế năng trọng trường là Jun (J).

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính thế năng trọng trường của kiện hàng

    Kiện hàng được người công nhân đưa lên cao 1,2 m so với mặt đất. Chọn mặt đất là mốc thế năng. Tính thế năng trọng trường của kiện hàng, biết rằng trọng lượng của kiện hàng là 45 N.

    Hướng dẫn:

    Thế năng trọng trường của kiện hàng là: Wt = P.h = 45. 1,2 = 54 J

  • Câu 6: Nhận biết
    Công thức tính công cơ học

    Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:

    Hướng dẫn:

    Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:

    A = F.s.

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính công của đầu tàu đã sinh ra

    Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30 km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đến từ ga B đến ga C với vận tốc nhỏ hơn trước 10 km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40 000 N.

    Hướng dẫn:

    Quãng đường đi từ ga A tới ga B là:

    S1 = v1 .t1 = 30.\frac14 = 7,5 (km)

    Quãng đường đi từ ga B tới ga C là:

    S2 = v2.t2 = 20.\frac12 = 10 (km)

    Quãng đường đi từ ga A tới ga C là:

    S = S1 + S2 = 17,5 km = 17500 m

    Công của đầu tàu đã sinh ra là:

    A = F.S = 40000.17500 = 700 000 000 J 

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định công của máy cơ sinh ra

    Một máy động cơ có công suất P = 100 W, hoạt động trong t = 2 phút. Công của máy cơ sinh ra là

    Hướng dẫn:

     Ta có: P = \frac{\mathrm A}{\mathrm t} ⇒ A = P.t = 100.2.60 = 12 000 (J) = 12 kJ

  • Câu 9: Nhận biết
    Công suất

    Công suất là

    Hướng dẫn:

    Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công.

  • Câu 10: Nhận biết
    Thế năng trọng trường phụ thuộc vào yếu tố

    Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    Hướng dẫn:

    Thế năng trọng trường phụ thuộc vào:

    - Độ cao của vật so với mặt đất hoặc vị trí được chọn làm mốc tính độ cao.

    - Khối lượng của vật.

    Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính công của lực do búa thực hiện

    Búa tác dụng một lực 40 N theo hướng trục của đinh làm đinh lún sâu 1 cm vào trong gỗ. Công của lực do búa thực hiện là

    Hướng dẫn:

    Công của lực do búa thực hiện là A = F.s = 40 . 0,01 = 0,4 J

  • Câu 12: Thông hiểu
    Trường hợp không có công cơ học

    Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?

    Hướng dẫn:

    Ta có: nếu vật dịch chuyển theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.

    ⇒ Trong các trường hợp trên, trường hợp hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn không có công cơ học

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn câu trả lời đúng

    Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B họ đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. Câu trả lời nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Khi lượt đi xe chở đất nên công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về xe không có đất.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Trường hợp có thể năng thay đổi

    Trường hợp nào sau đây có thế năng thay đổi?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp máy bay đang hạ cánh có sự thay đổi độ cao ⇒ thế năng thay đổi.

  • Câu 15: Nhận biết
    Động năng và thế năng của vật

    Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại cho nhau.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo