Aminoacetic acid (H2N–CH2–COOH) không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
Aminoacetic acid (H2N–CH2–COOH) tác dụng được với C2H5OH, NaOH, HCl và không tác dụng với NaNO3.
Aminoacetic acid (H2N–CH2–COOH) không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
Aminoacetic acid (H2N–CH2–COOH) tác dụng được với C2H5OH, NaOH, HCl và không tác dụng với NaNO3.
Trong phân tử chất nào sau đây có 2 nhóm amino (NH2) và 1 nhóm carboxyl (COOH)?
Glutamic acid: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH ⇒ có 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH.
Formic acid: HCOOH ⇒ không có nhóm NH2 và có 1 nhóm COOH.
Lysine: H2N–[CH2]4–CH(COOH)–NH2 ⇒ có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH.
Alanine: CH3–CH(NH2)–COOH ⇒ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH.
Khi trùng ngưng 13,1 gam ε-aminocaproic acid với hiệu suất 80%, ngoài amino acid còn dư người ta thu được m gam polymer và 1,44 gam nước. Giá trị của m là
ε-aminocaproic có công thức là H2N–(CH2)5–COOH.
Phản ứng trùng ngưng:
nH2N–(CH2)5–COOH [–HN–(CH2)5–CO–]n + nH2O
Bảo toàn khối lượng:
mpolymer = mamino acid p/ư – mH2O
= 13,1.80% – 1,44
= 9,04 gam
Ester X được điều chế từ α– amino acid và ethylic alcohol. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen là 51,5. Đun nóng 10,3 gam X trong 200 ml dung dịch KOH 1,4 M sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được chất rắn G (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Vậy khối lượng chất rắn G là:
MX = 51,2.2 = 103 ⇒ X là NH2CH2COOC2H5
nX = 0,1 (mol); nKOH = 0,28 (mol)
Ta coi toàn bộ quá trình gồm hai phản ứng: X bị thủy phân trong HCl và KOH tác dụng với HCl.
⇒ Chất rắn G gồm ClH3NCH2COOH (0,1 mol) và KCl (0,28 mol)
⇒ mG = 0,1.111,5 + 0,28.74,5 = 32,01 (gam)
Để trung hoà hoàn toàn 14,7 gam glutamic acid cần vừa đủ 200 ml dung dịch KOH xM. Giá trị của x là:
nglutamic acid = = 0,1 (mol)
nKOH = 2nglutamic acid = 2.0,2 = 0,1 (mol)
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất CH3–CH(NH2)–COOH?
Hợp chất CH3–CH(NH2)–COOH không có tên gọi là aniline.
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
Lysine có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên làm quỳ chuyển xanh.
Chất nào sau đây là amino acid?
Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (–NH2) và nhóm carboxyl (–COOH).
Vậy trong các hợp chất trên, amino acid là H2NCH2COOH.
pH thay đổi làm cho amino acid tích điện khác nhau và có khả năng dịch chuyển về các hướng khác nhau dưới tác dụng của điện trường. Tính chất này của amino acid được gọi là
pH thay đổi làm cho amino acid tích điện khác nhau và có khả năng dịch chuyển về các hướng khác nhau dưới tác dụng của điện trường. Tính chất này được gọi là tính điện di của amino acid.
Cho 35,6 gam alanine tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
nalanin = = 0,4 mol ⇒ nHCl = nalanine = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng:
mmuối = malanine + mHCl = 35,6 + 0,4.36,5 = 50,2 gam
Glycine tác dụng với ethylic alcohol ở nhiệt độ thích hợp thu được chất có công thức phân tử là
Phương trình phản ứng:
H2NCH2COOH + C2H5OH H2NNCH2COOC2H5 + H2O
⇒ Công thức phân tử của chất thu được là: C4H9O2N.
Khi trùng ngưng alanine ta thu được loại polymer có công thức là
Phương trình trùng ngưng alanin:
nH2N−CH(CH3)−COOH (−HN−CH(CH3)−CO−)n + nH2O
X là ester của α-amino acid có công thức là C5H11O2N. X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được 13,32 gam muối Y và 5,52 gam alcohol đơn chức Z. Vậy công thức cấu tạo của X là:
X là ester của α-amino acid có công thức là C5H11O2N ⇒ X chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2.
Gọi nX = a (mol) ⇒ nNaOH = a (mol)
Bảo toàn khối lượng cho phương trình ta có:
117a + 40a = 13,32 + 5,52
⇒ a = 0,12 mol
⇒ MZ = = 46 ( C2H5OH)
⇒ X là CH3CH2CH(NH2)COOC2H5
Cho 100 ml dung dịch amino acid X nồng độ 0,2 M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25 M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino acid là
nX = 0,02 mol; nNaOH = 0,02 mol
Ta thấy nX = nNaOH ⇒ trong X chứa 1 nhóm COOH.
Bảo toàn khối lượng:
mX = mmuối + mH2O – mNaOH
⇒ mX = 2,22 + 0,02.18 – 0,02.40 = 1,78 gam
⇒ MX = = 89 (H2N–C2H4–COOH)
Ở điều kiện thường, trạng thái và tính tan của các amino acid là
Ở điều kiện thường, các amino acid là những chất rắn. Các amino acid đều có nhiệt độ nóng chảy cao, thường dễ tan trong nước.
Để chứng minh tính chất lưỡng tính của alanine, người ta cho alanin tác dụng với các dung dịch
Để chứng minh tính chất lưỡng tính của alanine, người ta cho alanin tác dụng với các dung dịch: HCl, KOH.
Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2, chỉ cần dùng một thuốc thử là
Dùng quỳ tím:
H2NCH2COOH: Quỳ tím không chuyển màu
CH3COOH: Quỳ tím chuyển đỏ
C2H5NH2: Quỳ tím chuyển xanh
Amino acid X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5 M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1 M và KOH 3 M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm về khối lượng của nitrogen trong X là
nH2SO4 = 0,1 mol
Đặt nNaOH = a; nKOH = 3a (mol)
Ta có: nH+ = nOH– ⇒ 2nX + 2nH2SO4 = nNaOH + nKOH
⇒ 2.0,1 + 2.0,1 = a + 3a ⇒ a = 0,1
⇒ nH2O = nH+ = nOH– = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng:
mX + mH2SO4 + mNaOH + mKOH = m muối + mH2O
⇒ mX + 0,1.98 + 0,1.40 + 0,3.56 = 36,7 + 0,4.18
⇒ mX = 13,3 gam
⇒ MX = = 133
⇒ %mN = ().100% ≈ 10,526%
Số đồng phân amino acid có công thức phân tử C3H7NO2 là
Các đồng phân amino acid có công thức phân tử C3H7NO2 là:
H2N–CH2–CH2–COOH
CH3–CH(NH2)–COOH
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (aniline), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
Các chất tác dụng với dung dịch HCl là C6H5NH2 (aniline), H2NCH2COOH, CH3CH2CH2NH2.