Sản phẩm của phản ứng: CoCl2 + NH3 + NH4Cl + H2O2 → là
Phương trình phản ứng:
2CoCl2 + 10NH3 + 2NH4Cl + H2O2 → 2[Co(NH3)6]Cl3 + 2H2O
Sản phẩm của phản ứng: CoCl2 + NH3 + NH4Cl + H2O2 → là
Phương trình phản ứng:
2CoCl2 + 10NH3 + 2NH4Cl + H2O2 → 2[Co(NH3)6]Cl3 + 2H2O
Phức nào sau đây có dạng vuông phẳng?
Dạng hình học:
[PtCl4]2–: Vuông phẳng
[Fe(CO)5]: Lưỡng chóp tam giác
[Cd(NH3)4]2+: Tứ diện
[Co(NH3)6]3+: Bát diện
Phức chất [Co(NH3)6]3+ có dạng hình học nào?
Phức chất [Co(NH3)6]3+ có trung tâm tạo 6 liên kết σ với các phối tử nên có dạng hình học bát diện.
Số lượng phối tử trong phức chất [PtCl2(NH3)2] là
Các phối tử trong phức là Cl– và NH3 ⇒ số lượng phối tử trong phức là 4.
Chọn câu đúng.
Ion phức được tạo thành nhờ liên kết:
Ion phức được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị và ion.
Phức chất nào sau đây không mang điện tích?
Phức chất [Ni(CO)4] dạng phân tử không mang điện tích.
Hợp chất nào sau đây của Ag là phức chất?
Hợp chất [Ag(NH3)2]OH (thuốc thử Tollens) là phức chất.
Từ công thức lewis của NH3 (hình dưới), giải thích vì sao phân tử NH3 có thể đóng vai trò là phối tử?
Từ công thức Lewis của NH3, ta thấy phân tử NH3 còn một cặp electron chưa tham gia liên kết. Cặp electron chưa tham gia liên kết này có thể tạo liên kết cho nhận với orbital trống của nguyên tử trung tâm tạo phức chất.
Do đó phân tử NH3 có thể đóng vai trò là phối tử.
Cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại có orbital trống đã nhận cặp electron chưa liên kết của phối tử được gọi là
Nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại có orbital trống đã nhận cặp electron chưa liên kết của phối tử.
Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)]+, [Fe2(OH)2]4+, [Cu3(OH)4]2+, [FeF6]3–, [PtCl4]2–, [Co(NH3)3(NO2)3]. Số phức đơn nhân là
Phức chất đơn nhân là phức chất chỉ có một ion trung tâm.
→ Các phức đơn nhân là: [Ag(NH3)]+, [FeF6]3–, [PtCl4]2–, [Co(NH3)3(NO2)3].
Nguyên tử trung tâm và số phối tử của phức chất K3[Fe(SO4)2Cl2] là:
Phức chất K3[Fe(SO4)2Cl2]:
- Nguyên tử trung tâm là: Fe.
- Các phối tử là SO42– và Cl–.
Sắt trong máu tồn tại ở dạng phức chất
Sắt trong máu tồn tại ở dạng phức chất bát diện ion iron(II).
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là phức chất?
Hợp chất K4[Fe(CN)6] là phức, các hợp chất còn lại là muối kép.
Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết
Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết cho – nhận.
Tính số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(1) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.
(2) Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết σ với các phối tử luôn có dạng hình học là tứ diện.
(3) Giống như phân tử amionia (), phân tử methyl amine (
) cũng có thể đóng vai trò là phối tử do có cặp electron chưa liên kết.
(4) Phức chất đơn giản thường có một nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bằng liên kết cộng hóa trị.
(1) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích ⇒ đúng.
(2) Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết σ với các phối tử luôn có dạng hình học là tứ diện ⇒ sai vì ngoài dạng hình học là tứ diện còn có thể là dạng vuông phẳng.
(3) Giống như phân tử amionia, phân tử methyl amine cũng có thể đóng vai trò là phối tử do có cặp electron chưa liên kết ⇒ đúng.
(4) Phức chất đơn giản thường có một nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bằng liên kết cộng hóa trị ⇒ sai vì nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bằng liên kết cho – nhận.
Phức chất nào là ít phổ biến nhất?
Phức chất có dạng hình học phổ biến là bát diện, tứ diện và vuông phẳng.
Nguyên tử trung tâm của phức [Fe(OH2)6](NO3)3.3H2O là:
Nguyên tử trung tâm của phức là: Fe.
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phức chất [Cu(H2O)6]2+?
Phức chất mang điện tích +2.
Khi cho copper(II) sulfate vào nước thì hình thành phức chất bát diện với các phối tử là 6 phân tử H2O. Công thức của phức chất là
Khi cho copper(II) sulfate vào nước thì hình thành phức chất bát diện với các phối tử là 6 phân tử H2O. Công thức của phức chất là [Cu(OH2)6]2+.
Chú ý: Theo IUPAC, khi viết công thức của phức chất nên hướng nguyên tử cho cặp electron hóa trị riêng trong phối tử về phía nguyên tử trung tâm.
Ví dụ: Nên viết [Cu(OH2)6]2+ thay vì [Fe(H2O)6]2+.
Kết quả phân tích một phức chất của platinum(II) cho biết có 65% khối lượng Pt, 24% Cl, 6% NH3 và 6%H2O. Xác định công thức phân tử của phức chất, biết rằng đây là phức chất một nhân và Pt(II) có số phối trí là 4.
Công thức phân tử của phức chất có dạng: Ptx(H2O)y(NH3)zClt.
Từ kết quả phân tích phức chất ta có:
x : y : z : t = :
:
:
= 1 : 1: 1 : 2
Nên công thức đơn giản có dạng: [Pt(H2O)(NH3)Cl2]n
Mà đây là phức chất có một nhân và Pt(II) có số phối trí là 4 nên n = 1.
Vậy công thức phân tử của phức chất là: [Pt(H2O)(NH3)Cl2]