Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Xác định chất chỉ có tính khử

    Chất nào sau đây chỉ có tính khử?

    Hướng dẫn:

    Chất chỉ có tính khử khi chỉ có khả năng nhường eletcron.

    ⇒ Fe là chất chỉ có tính khử.

  • Câu 2: Nhận biết
    Ion có số oxi hóa +2

    Ion có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Fe+3(OH)3, Al+3Cl3-1, Fe+2SO4, Na+12O-2

  • Câu 3: Nhận biết
    Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2

    Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2

    Hướng dẫn:

    Gọi số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là x:

    ⇒ x + (–2).2 = 0 ⇒ x = +4.

  • Câu 4: Nhận biết
    Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu hỏi, chọn Đúng hoặc Sai

    Trong phản ứng oxi hóa - khử

    a) Chất bị oxi hóa cho electron và chất bị khử nhận electron. Đúng||Sai

    b) Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy ra đồng thời.Đúng||Sai

    c) Chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. Sai||Đúng

    d) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa. Sai||Đúng

    Đáp án là:

    Trong phản ứng oxi hóa - khử

    a) Chất bị oxi hóa cho electron và chất bị khử nhận electron. Đúng||Sai

    b) Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy ra đồng thời.Đúng||Sai

    c) Chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. Sai||Đúng

    d) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa. Sai||Đúng

    a) Đúng

    b) Đúng

    Trong phản ứng oxi hóa – khử quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.

    c) Sai vì

    chất chứa nguyên tố có số oxi hóa cực đại có thể là chất oxi hóa hoặc chất khử:

    HNO3 chứa N+5 (N có số oxi hóa cực đại) là chất oxi hóa trong phản ứng:

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

    HCl chứa H+1 (số oxi hóa cực đại) là chất khử trong phản ứng:

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    d) Sai vì

    Quá trường nhường electron là quá trình oxi háo, quá trình nhận electron là quá trình khử.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính chất của oxygen trong phản ứng đốt cháy nhiên liệu

    Khí oxygen thể hiện tính chất gì khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu?

    Hướng dẫn:

    Các phản ứng đốt cháy nhiên liệu oxygen dạng O2 tạo thành H2O và CO2.

    Số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2 ⇒ Oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa.

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định số oxi hóa của S trong SO3

    Trong hợp chất SO3, số oxi hoá của sulfur (lưu huỳnh) là

    Hướng dẫn:

    Gọi số oxi hóa của S trong SO3 là x, ta có:

    x + (–2).3 = 0 ⇒ x = +6

  • Câu 7: Nhận biết
    Xác định hợp chất trong đó iron có số oxi hóa +2

    Iron có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong hợp chất FeSO4 iron có số oxi hóa +2.

    Trong các hợp chất Fe2O3, FeCl3, Fe(OH)3, iron có số oxi hóa +3.

  • Câu 8: Nhận biết
    Phản ứng oxi hóa - khử

    Phản ứng oxi hóa - khử là 

    Hướng dẫn:

    Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự dịch chuyển electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định vai trò của NO2 trong phản ứng

    Vai trò của NO2 trong phản ứng NO2 + NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O là

    Hướng dẫn:

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố trong phản ứng là:

    \overset{+4}{\mathrm N}{\mathrm O}_2\;+\;\mathrm{NaOH}\;ightarrow\;\mathrm{Na}\overset{+3}{\mathrm N}{\mathrm O}_2\;+\;\mathrm{Na}\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Nguyên tử N trong NO2 vừa nhường electron, vừa nhận electron NO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định phương trình oxi hóa khử

    Phương trình phản ứng oxi hoá - khử là phương trình nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Phương trình Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag vì có sự thay đổi số oxi hóa Fe lên Fe+3 và Ag+ xuống Ag

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định số oxi hoá của nguyên tử N trong các phân tử

    Cho các phân tử có công thức cấu tạo sau:

    Số oxi hoá của nguyên tử N trong các phân tử trên lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa ta có: \overset0{{\mathrm N}_2};\;\overset{-3}{\mathrm N}{\mathrm H}_3;\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phương trình phản ứng không thể hiện tính khử của NH3

    Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của ammonia (NH3)? 

    Hướng dẫn:

    Ta thấy phản ứng: NH3 + HCI → NH4CI không có sự thay đổi số oxi hóa ⇒ phản ứng không phải phản ứng oxi hóa khử hay không thể hiện tính khử của ammonia.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm nhận xét sai

    Cho vào ống nghiệm 2 – 3 ml dung dịch H2SO4 1 M, sau đó thả vài mẩu kẽm hạt vào. Kẽm phản ứng với H2SO4 theo phương trình hoá học:

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Nhận xét nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng hóa học, xảy ra các quá trình:

    \overset0{\mathrm{Zn}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Zn}}\;+\;2\mathrm e

    \overset{+1}{2\mathrm H}\;+2\mathrm e\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm H}}_2

    Zn nhường electron nên là chất khử ⇒ đúng.

    Quá trình H+ nhận electron là quá trình khử ⇒ đúng.

    Quá trình H+ nhận electron là quá trình oxi hoá ⇒ sai.

    Ion H+ đã nhận electron nên H+ là chất oxi hoá ⇒ đúng.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định dãy các hợp chất trong đó số oxi hóa của N bằng nhau

    Số oxi hóa của nguyên tố N trong dãy các hợp chất nào dưới đây bằng nhau?

    Hướng dẫn:

    Trong NaNO3, HNO3, Fe(NO3)3; N2O5: số oxi hóa của N là +5

    Trong NH3, NaNH2: số oxi hóa của N là -3; trong NO2 là +4; trong NO là +2.

    Trong CH3NH2, số oxi hóa của N là -3, trong HNO2 là +3.

    Trong KNO2, C6H5NO2 số oxi hóa của N là +3, trong NH4NO3 là -3 và +5.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính thể tích khí NO thu được

    Cho 1,8 gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch acid nitric đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO (ở 25oC, 1 bar, là chất khí duy nhất) và muối Mg(NO3)2. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

     Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử:

    \overset0{\mathrm{Mg}}\;+\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3\;ightarrow\overset{+2}{\;\mathrm{Mg}}{({\mathrm{NO}}_3)}_2\;+\;\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    \Rightarrow Phương trình cân bằng là:

    3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    Theo bài ra ta có:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}=\frac{1,8}{24}=0,075\;(\mathrm{mol})

    Theo phương trình hóa học:

    {\mathrm n}_{\mathrm{NO}}=\frac{0,075.2}3=0,05\;(\mathrm{mol})

    ⇒ VNO = 0,05.24,79 = 1,2395 lít

  • Câu 16: Vận dụng
    Tỉ lệ chất khử : chất oxi hoá ở phương trình hóa học

    Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 có màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen theo phản ứng hóa học sau:

    CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O

    Tỉ lệ chất khử : chất oxi hoá ở phương trình hóa học trên là

    Hướng dẫn:

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố trong phản ứng:

    \overset{+6}{\mathrm{Cr}}{\mathrm O}_3\;+\;{\overset{-2}{\mathrm C}}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2\;+\;{\overset{+3}{\mathrm{Cr}}}_2{\mathrm O}_3\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Các quá trình xảy ra:

    2\times \parallel \overset{+6}{\mathrm{Cr}}\;+3\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+3}{\mathrm{Cr}}

    \;1\times\parallel{\overset{-2}{\mathrm C}}_2ightarrow\;2\overset{+4}{\mathrm C}\;+12\mathrm e

    ⇒ Chất khử là C2H5OH, chất oxi hóa là CrO3

    Cân bằng phương trình phản ứng: 4CrO3 + C2H5OH → 2CO2↑ + 2Cr2O3 + 3H2O

    ⇒ Tỉ lệ chất khử : chất oxi hoá là 1 : 4.

  • Câu 17: Vận dụng
    Xác định hệ số nguyên tối giản của chất oxi hóa và chất khử

    Cho sơ đồ phản ứng:

    KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O

    Hệ số (nguyên, tối giản) của chất oxi hóa, chất khử là

    Hướng dẫn:

     Số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi:

    \mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4\;+\;{\mathrm H}_2{\overset{-1}{\mathrm O}}_2\;+\;{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\overset0{\mathrm O}}_2+\;{\mathrm K}_2{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{KMnO}}_4:\;\mathrm{chất}\;\mathrm{oxi}\;\mathrm{hóa}\;\\{\mathrm H}_2{\mathrm O}_2:\;\mathrm{chất}\;\mathrm{khử}\end{array}ight.

    Các quá trình nhường nhận electron:

    Vậy hệ số của KMnO4 là 2, hệ số của H2O2 là 5.

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định tổng hệ số cân bằng

    Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (d + e) bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

    d: N2O

    e: H2O

    Tổng (d +e) = 3 + 15 = 18

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính thể tích khí nitrogen monooxide tạo thành

    Cho sơ đồ của phản ứng oxi hóa - khử sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O.
    Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam magnesium vào dung dịch nitric acid loãng. Tính thể tích khí nitrogen monooxide (NO) tạo thành ở điều kiện chuẩn.

    Hướng dẫn:

    - Lập phương trình phản ứng:

     Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử:

    \overset0{\mathrm{Mg}}\;+\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mg}(}{\mathrm{NO}}_3)_2\;+\;\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Thăng bằng electron:

    3\times \parallel \overset0{\mathrm{Mg}}ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mg}}\;+\;2\mathrm e

    2\times \parallel \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm eightarrow\;\overset{+2}{\mathrm N}

    Cân bằng phản ứng: 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2

    - Tính thể tích khí NO:

    nMg = 0,3 (mol)

            3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2

    mol: 0,3                    →                        0,2

    ⇒ VNO = 0,2.24,79 = 4,958 (lít)

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Xác định khối lượng Fe2(SO4)3

    Hòa tan hoàn toàn một lượng 31,32 gam một oxit Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch A và 4,872 lít khí SO2 (sản phầm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch A, thu được m gam muối Fe2(SO4)3 khan. Xác định giá trị m là:

    Hướng dẫn:

    Quy đổi hỗn hợp oxide Fe thành Fe và O

    Gọi x, y lần lượt là số mol của của Fe và O

    nSO2 = 4,872 : 22,4 = 0,2175 mol

    Quá trình nhường e

    Fe0 → Fe+3 + 3e

    x → 3x

    Quá trình nhận e

    O0 + 2e → O-2

    x → 2y

    S+6 + 2e → S+4

    0,435 ← 0,2175

    Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có:

    3x = 2y + 0,29 → 3x - 2y = 0,435    (1)

    Ta có theo đề bài: 56x + 16y = 31,32   (2)

    Từ (1) và (2) → x = 0,435 và y = 0,435

    Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

    nFe2(SO4)3 = 1/2nFe = 0,2175 mol

    → mFe2(SO4)3 = 0,2175. 400 = 87 (g)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 15 lượt xem
Sắp xếp theo