Bài tập cuối chương 6 Một số yếu tố thống kê và xác suất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Mô tả không gian mẫu

    Gieo hai đồng xu cân đối, đồng chất một lần. Kí hiệu S, N lần lượt chỉ đồng xu lật sấp, lật ngửa. Các kết quả có thể xảy ra là:

    Hướng dẫn:

    Liệt kê được tất cả các kết quả theo bảng sau:

    Vậy các kết quả có thể xảy ra là: {SS; SN; NS; NN}.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn phương án thích hợp

    Thống kê khối lượng rau thu hoạch một vụ (đơn vị: tạ) của mỗi hộ gia đình trong 38 hộ gia đình tham gia chương trình trồng rau theo tiêu chuẩn nhà nước đề ra như sau:

    5

    5

    6

    6

    6

    7

    4

    4

    5

    5

    7

    8

    8

    9

    4

    5

    7

    4

    10

    7

    7

    7

    6

    6

    5

    7

    8

    9

    8

    8

    9

    9

    9

    8

    7

    5

    10

    8

    Giá trị nào lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Trong bảng dữ liệu đã cho, giá trị lớn nhất bằng 10.

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Chọn kết quả chính xác

    Điểm thi giữa kì môn Tiếng Anh lớp 9A biểu diễn bởi biểu đồ sau:

    Lớp 9A có số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5) chiếm 50% tổng số học sinh cả lớp. Số học sinh có điểm thuộc nhóm [8,5; 10) bằng 50% số học sinh số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5), số học sinh có điểm thuộc nhóm [4; 5,5) chiếm 12,5% tổng số học sinh cả lớp. Biết số học sinh có điểm thuộc nhóm [5,5; 7) là 5 học sinh.

    Theo quy định của lớp phần thưởng cho học sinh có điểm từ 8,5 điểm mỗi học sinh 5 quyển vở và 2 cái bút. Tính số bút và vở cần phát cho học sinh được thưởng.

    Hướng dẫn:

    Do số học sinh có điểm thuộc nhóm [8,5; 10) bằng 50% số học sinh số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5)

    => Tần số của học sinh có điểm thuộc nhòm [8,5; 10) là 50% . 50% = 25%.

    Số học sinh có điểm thuộc nhóm [5,5; 7) chiếm số phần trăm là:

    100% - 50% - 25% - 12,5% = 12,5%

    Có 5 học sinh thuộc nhóm [5,5; 7) nên số học sinh cả lớp là:

    5:12,5\% = 40 (học sinh)

    Số học sinh có điểm từ 8,5 trở lên là: 25% . 40 = 10 (học sinh)

    Số bút và vở để phát thưởng là 5.10 + 2.10 = 70 (chiếc)

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho bảng tần số tương đối thống kê về phần trăm học sinh xếp kết quả rèn luyện loại Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt của một trường THCS như sau:

    Kết quả

    Tốt

    Khá

    Đạt

    Chưa đạt

    Tần số tương đối (%)

    80

    10

    8

    2

    Tần số tương đối của giá trị Khá là:

    Hướng dẫn:

    Tần số tương đối của kết quả Khá là: 10%.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định đáp án đúng

    Hai bạn nam M, D và hai bạn nữ T, A tham gia đội văn nghệ của lớp. Cô giáo chọn ra hai bạn để hát song ca. Xác suất của biến cố “Trong hai bạn được chọn ra, có một bạn nam và một bạn nữ” là

    Hướng dẫn:

    Có 6 kết quả đồng khả năng xảy ra là M và D, M và T, M và A, D và T, D và A, T và A

    Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong hai bạn được chọn ra, có một bạn nam và một bạn nữ” là M và T, M và A, D và T, D và A.

    Vậy xác suất của biến cố là: \frac{4}{6}
= \frac{2}{3}.

  • Câu 6: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Bảng dưới đây ghi lại cự li ném tạ (đơn vị: mét) của một vận động viên sau tập huấn:

    Cự li (m)

    [20; 20,2)

    [20,2; 20,4)

    [20,4; 20,6)

    [20,6; 20,8)

    [20,8; 21)

    [21; 21,2)

    Tần số trước tập huấn

    3

    5

    5

    2

    1

    0

    Tần số sau tập huấn

    1

    2

    4

    5

    3

    1

    Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20,4 m sau khi tập huấn giảm đi:

    Hướng dẫn:

    Tần số của số lần vận động viên ném dưới 20,4 m sau khi tập huấn là:

    1 + 2 = 3(lần)

    Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20,4 m sau khi tập huấn là: \frac{3.100\%}{16} =
18,75\%.

    Tần số của số lần vận động viên ném dưới 20,4 m trước khi tập huấn là:

    3 + 5 = 8 (lần)

    Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20,4 m trước khi tập huấn là: \frac{8.100\%}{16} =
50\%.

    Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20,4 m sau khi tập huấn giảm đi:

    50\% - 18,75\% = 31,25\%

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một địa phương cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản. Bảng sau thống kê số mũi vắc xin phòng viêm não Nhật Bản mà 50 trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi tại địa phương này đã tiêm:

    Số mũi tiêm

    0

    1

    2

    3

    Số trẻ

    4

    ?

    26

    8

    Số cần điền vào dấu hỏi chấm trong bảng là:

    Hướng dẫn:

    Có tất cả 50 trẻ em

    Suy ra số cần điền vào dấu hỏi chấm trong bảng là:

    50 – 4 – 26 – 8 = 12.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Quay 70 lần một tấm bìa hình tròn được chia thành bốn hình quạt với các màu xanh, đỏ, vàng, tím. Quan sát và ghi lại mũi tên chỉ vào hình quạt có màu nào khi tấm bìa dừng lại. Kết quả thu được như sau:

    Tổng tần số tương đối của hai màu nào bằng 50%?

    Hướng dẫn:

    Ta có bảng tần số:

    Màu

    Xanh

    Đỏ

    Vàng

    Tím

    Tần số

    24

    18

    11

    17

    Cỡ mẫu N = 70

    Tần số tương đối của màu đỏ là: \frac{18.100\%}{70} \approx 25,71\%

    Tần số tương đối của màu tím là: \frac{17.100\%}{70} \approx 24,29\%

    Tần số tương đối của màu xanh là: \frac{24.100\%}{70} \approx 32,26\%

    Tần số tương đối của màu vàng là: \frac{11.100\%}{70} \approx 15,71\%

    Vậy tổng tần số hai màu xanh và màu vàng bằng 50%.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Rút ngẫu nhiên 1 lá bài tây từ bộ bài tây 52 lá. Xác suất của biến cố “Lá bài rút ra là lá bài ghi chữ số” là

    Hướng dẫn:

    Có 52 kết quả đồng khả năng xảy ra

    Có 36 kết quả thuận lợi cho biến cố “Lá bài rút ra là lá bài ghi chữ số” là 4 lá 2, 4 lá 3, ….; 4 lá 10.

    Vậy xác suất của biến cố là \frac{36}{52}
= \frac{9}{13}

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Trường THCS thực hiện một cuộc khảo sát các học sinh lớp 9 về thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình trong một ngày (đơn vị: giờ), kết quả thu được như biểu đồ dưới đây:

    Có bao nhiêu bạn tham gia cuộc khảo sát, biết rằng có 66 bạn sử dụng mạng xã hội từ 4,5 giờ trở lên?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Số học sinh sử mạng xã hội từ 4,5 giờ trở lên chiếm 3,3%.

    Theo bài ra có 66 bạn sử dụng nên ta có:

    3,3\% = \frac{66}{n}.100\% \Rightarrow n
= \frac{60}{3,3}.100 = 2000 (học sinh)

    Vậy số học sinh tham gia khảo sát là 2000 học sinh.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Sau khi điều tra 48 hộ gia đình ở vùng dân cư về số nhân khẩu của mỗi hộ gia đình, người ta được dãy số liệu sau:

    5

    4

    6

    7

    5

    5

    4

    3

    6

    5

    6

    7

    5

    8

    6

    5

    4

    5

    5

    6

    6

    4

    5

    7

    6

    4

    5

    6

    5

    7

    4

    5

    6

    5

    4

    4

    6

    7

    5

    6

    5

    4

    5

    7

    6

    4

    5

    6

    Chọn biểu đồ tần số tương đối ứng với dãy số liệu đã cho?

    Hướng dẫn:

    Bảng tần số

    Số nhân khẩu mỗi hộ gia đình

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tần số

    1

    10

    17

    13

    6

    1

    Bảng tần số tương đối

    Số nhân khẩu mỗi hộ gia đình

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tần số tương đối

    2,08

    20,83

    35,42

    27,08

    12,50

    2,08

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chọn biểu đồ thích hợp

    Một công ty điều tra ý kiến của nhân viên về chất lượng môi trường làm việc. Dưới đây là kết quả của 100 nhân viên được hỏi:

    Chất lượng

    Rất hài lòng

    Hài lòng

    Bình thường

    Không hài lòng

    Số lượng nhân viên

    25

    40

    20

    15

    Biểu đồ nào dưới đây biểu diễn chính xác tần số tương đối của các giá trị trong bảng số liệu?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Chất lượng

    Rất hài lòng

    Hài lòng

    Bình thường

    Không hài lòng

    Số lượng nhân viên

    25

    40

    20

    15

    Tần số tương đối

    25%

    40%

    20%

    15%

    Vậy biểu đồ cần tìm là:

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn kết quả đúng

    Cho tập hợp A = {1; 0; 5; 6}. Tuấn dùng 2 chữ số khác nhau từ A để tạo thành số có 2 chữ số. Số kết quả thuận lợi của biến cố: “Số tạo thành lớn hơn 10” là:

    Hướng dẫn:

    Các kết quả thuận lợi của biến cố: “Số tạo thành lớn hơn 10” là: {15; 16; 50; 51; 56; 60; 61; 65}.

    Vậy có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố.

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Trong bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân có hai câu thơ:

    “Quê hương nếu ai không nhớ

    Sẽ không lớn nổi thành người”.

    Mẫu dữ liệu thống kê các chữ cái H; N; G; L lần lượt xuất hiện trong hai câu thơ trên là: H; N; G; N; H; N; G; N; H; H; N; G; L; N; N; H; N; H; N; G.

    Có tất cả bao nhiêu dữ liệu trong mẫu dữ liệu thống kê trên?

    Hướng dẫn:

    Có tất cả 20 dữ liệu trong mẫu dữ liệu thống kê trên.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính số kết quả thuận lợi

    Một hộp có chứa 5 quả bóng có cùng khối lượng và kích thước, được đánh số lần lượt từ 1 đến 5. Lấy ra ngẫu nhiên cùng một lúc 2 quả bóng từ hộp. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố C: “Trong 2 quả bóng lấy ra có đúng 1 quả bóng ghi số lẻ”?

    Hướng dẫn:

    Các phần tử của không gian mẫu của phép thử là:

    \{(1;2); (1;3); (1;4); (1;5);(2;3);(2;4);(2;5);(3;4);(3;5);(4;5)\}.

    Ta có:

    Biến cố C: “Trong 2 quả bóng lấy ra có đúng 1 quả bóng ghi số lẻ”

    Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là: \{(1;2);(1;4);(2;3);(2;5);(3;4);(4;5)\}

    Vậy có 6 kết quả thuận lợi của biến cố C.

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Dự báo thời tiết tuần sau có 3 ngày mưa vào thứ ba, thứ tư và thứ năm, còn lại là các ngày nắng. anh T muốn chọn ngẫu nhiên một ngày nắng để đi cắm trại. Số cách anh T có thể chọn là:

    Hướng dẫn:

    Có 4 ngày nắng trong tuần nên số cách anh T có thể chọn là 4.

  • Câu 17: Vận dụng
    Tìm xác suất của biến cố

    Viết ngẫu nhiên 1 số tự nhiên lớn hơn 299 và nhỏ hơn 601. Xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 9” là:

    Hướng dẫn:

    Các số tự nhiên số tự nhiên lớn hơn 299 và nhỏ hơn 601 là 600 – 300 + 1 = 301 số.

    Do đó có 301 kết quả đồng khả năng xảy ra.

    Trong các số tự nhiên lớn hơn 299 và nhỏ hơn 601, các số chia hết cho 9 là: 306; 315; …; 594.

    Có tất cả (594 – 306):9 + 1 = 33 (số)

    Do đó có 33 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 9”.

    Vậy xác suất của biến cố là: \frac{33}{301}.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho bảng tần số ghép nhóm về khối lượng (đơn vị: gam) của cà rốt như sau:

    Khối lượng

    [70; 80)

    [80; 90)

    [90; 100)

    [100; 110)

    [110; 120)

    Tần số

    3

    6

    12

    5

    4

    Có bao nhiêu củ cà rốt có khối lượng dưới 100 gam?

    Hướng dẫn:

    Theo bảng tần số ghép nhóm ta có:

    Số lượng các củ cà rốt có khối lượng dưới 100g là: 3 + 6 + 12 = 21 (củ)

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Trên mặt phẳng cho năm điểm phân biệt A, B, C, D, E, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Hai điểm A, B được tô màu đỏ, ba điểm C, D, E được tô màu xanh. Một học sinh chọn ra ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong năm điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: P: “Trong hai điểm chọn ra, có điểm A”?

    Hướng dẫn:

    Các cách chọn có thể có là: A và C, A và D, A và E, B và C, B và D, B và E.

    Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố P là: A và C, A và D, A và E.

    Suy ra xác suất của mỗi biến cố sau: P: “Trong hai điểm chọn ra, có điểm A” là: \frac{3}{6} =
\frac{1}{2}.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Chọn kết quả đúng

    Một nhóm học sinh đã khảo sát ý kiến về ý thức giữ gin vệ sinh công cộng của các bạn trong trường với các mức đánh giá Tốt, Khá, Trung binh, Kém và thu được kết quả như sau:

    Tốt, Trung bình, Tốt, Trung bình, Khá, Tốt, Khá, Tốt, Tốt, Khá, Trung bình, Kém, Khá, Tốt, Khá, Tốt, Trung bình, Khá, Tốt, Tốt, Tốt, Khá, Kém, Tốt, Tốt, Khá, Tốt, Khá, Tốt, Khá, Khá.

    Hãy cho biết mức đánh giá nào chiếm ưu thế nhất?

    Hướng dẫn:

    Bảng tần số:

    Đánh giá

    Kém

    Trung bình

    Khá

    Tốt

    Tần số

    2

    4

    11

    14

    Từ bảng tần số ta có:

    Mức đánh giá Tốt chiếm ưu thế nhất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (55%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 32 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️