Đề thi giữa học kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề 1

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm khẳng định đúng

    Khẳng định nào sau đây là đúng? Orbital py có hình dạng số tám nổi

    Hướng dẫn:

    Orbital py có hình dạng số tám nổi được định hướng theo trục y.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A

    Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây bao gồm các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 2, 10 thuộc cùng một nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn.

  • Câu 3: Nhận biết
    Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

    Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

    Hướng dẫn:

    Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của liên kết của một nguyên tử trong phân tử.

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Tính số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử Y

    Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là +8,4906.10-18 C. Tỉ số neutron và số đơn vị điện tích hạt nhân của X bằng 1,3962. Số neutron của X bằng 3,7 lần số neutron của nguyên tử nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được 18,26 gam sản phẩm có công thức XY. Số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử Y là?

    Hướng dẫn:

    Vì điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là +8,4906.10-19 C nên số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử X là (+8,4906.10-18) : (+1,602.10-19) = 53

    Tỉ số neutron và số đơn vị điện tích hạt nhân X bằng 1,3962 nên số neutron trong X bằng 1,3962.53 = 74.

    Số khối của A bằng PX + NX = 53 + 74= 127. Vậy X là nguyên tố iodine (I).

    Vì số neutron của X bằng 3,7 lần số neutron của nguyên tử nguyên tố Y nên:

    NY = 74 : 3,7 = 20.

    X + Y → XY

       4,29 18,26

    \Rightarrow \frac{\mathrm Y}{4,29}=\frac{\mathrm X+\mathrm Y}{18,26}\Rightarrow\frac{\mathrm Y}{4,29}=\frac{127+\mathrm Y}{18,26}\Rightarrow\mathrm Y\;=\;39

    Ta có AY = NY + Py \Rightarrow PY = 39 – 20= 19

    Số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử Y là 19.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định loại nguyên tố

    Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt neutron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?

    Hướng dẫn:

    Gọi số hiệu nguyên tử, số neutron của nguyên tố trên lần lượt là Z, N.

    Ta có hệ phương trình: 

    \left\{\begin{array}{l}2\mathrm Z\;+\mathrm N\;=\;\;40\\\mathrm N-\mathrm Z=1\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm Z\;=\;13\\\mathrm N\;=\;14\end{array}ight.

    Cấu hình electron của nguyên tố là: 1s22s22p63s23p1

    Nhận thấy electron cuối cùng điền vào phân lớp p \Rightarrow nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố p.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần

    Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là:

    Hướng dẫn:

    Trong cùng 1 nhóm năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó năng lượng ion hóa: Si < C

    Trong cùng 1 chu kỳ năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó năng lượng ion hóa: Na < Mg < Si

    Do đó thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là: C, Si, Mg, Na

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định hai kim loại

    Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 7,437 lít khí hydrogen (đkc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết hai kim loại đó.

    Hướng dẫn:

    Đặt công thức chung của 2 kim loại nhóm IIIA là M, nguyên tử khối trung bình là \overline{\mathrm M}.

    Phương trình hóa học:

    2M + 6HCl → 2MCl3 + 3H2

    {\mathrm n}_{\mathrm M}=\frac23.{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Theo đầu bài:

    \overline{\mathrm M}.0,2 = 8,8 \Rightarrow \overline{\mathrm M} = 44

    Hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp của nhóm IIIA, một kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn 44 và một kim loại có nguyên tử khối lơn hơn 44.

    \Rightarrow Hai kim loại là: Al (M = 27 < 44) và Ga (M = 69,72 > 44).

  • Câu 8: Thông hiểu
    Cấu hình electron của nguyên tử fluorine

    Viết cấu hình electron của nguyên tử fluorine (Z = 9).

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử fluorine (F) có: số hiệu nguyên tử Z = 9 = Số proton = Số electron.

    Thứ tự các lớp và phân lớp electron: 1s22s22p5.

    \Rightarrow Cấu hình electron của nguyên tử F là 1s22s22p5 hoặc [He]2s22p5 hoặc (2, 7).

  • Câu 9: Nhận biết
    Định nghĩa đúng về đồng vị

    Định nghĩa về đồng vị nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số neutron.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử X

    Nguyên tử X không có neutron trong hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử X là

    Hướng dẫn:

     Nguyên tử X không có nơtron trong hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử X là {}_1^1\mathrm H.

  • Câu 11: Nhận biết
    Xác định quá trình biến đổi hóa học

    Quá trình nào là quá trình biến đổi hóa học?

    Hướng dẫn:

    Quá trình biến đổi hóa học là quá trình trong đó có sự biến đổi hóa học. Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác

    \Rightarrow Quá trình biến đổi hóa học là: Cho kim loại Fe vào bình đựng dung dịch HCl thấy có khí thoát ra.

  • Câu 12: Nhận biết
    Số orbital tối đa của lớp M

    Lớp M có số orbital tối đa bằng

    Hướng dẫn:

    Lớp M (n = 3) có số orbital tối đa là n2 = 32 = 9. 

  • Câu 13: Nhận biết
    Hạt mang điện trong nguyên tử

    Hạt mang điện trong nguyên tử là

    Hướng dẫn:

    Hạt mang điện trong nguyên tử là proton mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định điện tích hạt nhân của X

    Tổng số hạt mang điện của phân tử XCl3 là 116. Biết số hiệu nguyên tử của chlorine là 17. Điện tích hạt nhân X là

    Hướng dẫn:

    Ta có nguyên tử trung hòa về điện \Rightarrow số p bằng số e.

    Số hạt mang điện trong X là:

    PX + EX = 2PX

    Số hạt mang điện trong chlorine là:

    PCl + ECl = 2.PCl = 17.2 = 34

    Phân tử gồm 3 nguyên tử Cl và 1 nguyên tử X.

    \Rightarrow Tổng số hạt mang điện trong phân tử:

    XCl3 = PX + EX + 3.(PCl + ECl) = 2PX + 3.34 = 116

    \Rightarrow PX = 7

    \Rightarrow Điện tích hạt nhân của X là 7+

  • Câu 15: Thông hiểu
    Số thứ tự cobalt trong bảng tuần hoàn

    Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình thu gọn ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d74s2. Số thứ tự cobalt trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử cobalt có cấu hình thu gọn ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d74s2 hay 1s22s22p63s23p63d74s2

    \Rightarrow Nguyên tử cobalt có 27 electron hay có số hiệu nguyên tử là 27. 

    Vậy nguyên tử cobalt có số thứ tự là 27.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tìm khẳng định đúng

    Theo dự đoán của các nhà khoa học, việc khai thác được hàng triệu tấn {}_2^3\mathrm{He} trong đất của mặt trăng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân không tạo ra chất thải nguy hại. Thực tế, trên Trái Đất, helium tồn tại chủ yếu dạng {}_2^4\mathrm{He}. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    - Hạt nhân của {}_2^3\mathrm{He} chứa 2 proton.

    - {}_2^3\mathrm{He}{}_2^4\mathrm{He} là đồng vị của nhau.

    - Hạt nhân {}_2^3\mathrm{He} chứa 2 neutron.

    -  Helium là khí hiếm: Helium thuộc chu kì 1, ở trạng thái cơ bản, nguyên tử helium chỉ có một lớp electron, đó là lớp K (n = 1), lớp K cũng chính là lớp electron ngoài cùng. Vì lớp K chỉ có tối đa 2(2.12) electron nên với 2 electron lớp này đã bão hoà. Nguyên tử có lớp ngoài bão hoà là nguyên tử rất bền, khó tham gia các phản ứng hoá học. Vì vậy helium được xếp vào nhóm VIIIA cùng với các khí hiếm khác cũng có lớp electron ngoài cùng vững bền.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Vị trí của X trong bảng tuần hoàn
     Nguyên tử X có 14 electron ở lớp M. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
    Hướng dẫn:

    Nguyên tử X có 14 electron ở lớp M \Rightarrow Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d64s2

    \Rightarrow ZX = 26, X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIB.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Xác định đường kính của nguyên tử

    Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.

    Hướng dẫn:

    Nếu đường kính hạt nhân là 4 cm thì đường kính nguyên tử khoảng:

    4.104 cm = 40000 cm = 400 m

  • Câu 19: Thông hiểu
    Sự biến đổi tính acid của dãy H2SiO3, H2SO4, HClO4

    Tính acid của dãy hydroxide: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây?

    Gợi ý:

    Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

  • Câu 20: Vận dụng
    Giá trị phù hợp nhất với bán kính nguyên tử K+

    Cho bảng số liệu sau đây?

    Nguyên tử Bán kính (pm) Ion Bán kính (pm)
    Na 186 Na+ 98
    K 227 K+ ?

    Dựa trên xu hướng biến đổi tuần hoàn và dữ liệu trong bảng trên, giá trị nào sau đây là phù hợp nhất với bán kính nguyên tử ion K+.

    Hướng dẫn:

    Các cation luôn có bán kính nhỏ hơn đáng kể so với nguyên tử trung hòa tương ứng do có số lượng electron ít hơn, lực hút của hạt nhân lên các electron mạnh hơn, do vậy bán kính của K+ phải nhỏ hơn bán kính của K (227 pm).

    Bên cạnh đó, theo xu hướng biến đổi tuần hoàn thì bán kính của K+ phải lớn hơn bán kính của Na+ (98 pm), tương tự như bán kính của K lớn hơn của Na.

    Trong hai giá trị 133 và 195 pm, giá trị 133 pm phù hợp hơn vì thể hiện sự giảm đáng kể bán kính cation so với nguyên tử trung hòa, tương tự trường hợp Na và Na+ trong bảng số liệu.

  • Câu 21: Nhận biết
    Chọn phát biểu sai

    Chọn phát biểu sai?

    Hướng dẫn:

    Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động quanh hạt nhân.

  • Câu 22: Nhận biết
    Tìm kí hiệu phân lớp sai

    Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các phân lớp sau là sai?

    Hướng dẫn:

    Không có phân lớp 1p và 2d. 

  • Câu 23: Vận dụng
    Dãy được xếp đúng thứ tự bán kính hạt

    Cho điện tích hạt nhân O (Z = 8), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) và các hạt vi mô: O2−, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy :

    - Al3+, Mg2+, O2− đều có chung cấu hình là: 1s22s22p6 

    Các ion có cùng electron: so sánh điện tích trong nhân, điện tích hạt nhân càng lớn ⇒ lực hút electron càng lớn ⇒ bán kính càng nhỏ.

    ⇒ Theo chiều tăng dần bán kính: Al3+ < Mg2+ < O2− 

    - Na, Mg và Al thuộc cùng chu kỳ 3, ZNa < ZMg < ZAl nên bán kính: Al < Mg < Na.

    - Xét số lớp electron: Số lớp electron càng lớn, bán kính hạt càng lớn.

    \Rightarrow Thứ tự sắp xếp đúng: Al3+ < Mg2+ < O2− < Al < Mg < Na.

  • Câu 24: Vận dụng
    Các chất sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid của các hydroxide

    Ba nguyên tố với số hiệu nguyên tử Z = 11, Z = 12, Z = 13 có hydroxide tương ứng là X, Y, T. Chiều giảm dần tính acid của các hydroxide này là

    Hướng dẫn:

    Z = 11: 1s22s22p63s1 \Rightarrow Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA

    Z = 12: 1s22s22p63s2 \Rightarrow Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA

    Z = 13: 1s22s22p63s23p1 \Rightarrow Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA

    Nhận thấy cả 3 nguyên tố trên đều cùng thuộc chu kì 3

    \Rightarrow Vị trí các hydroxide X, Y, T tương ứng trong BTH là

    Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide tăng dần

    \Rightarrow Thứ tự giảm dần tính acid của các hydroxide là T, Y, X

  • Câu 25: Nhận biết
    Cấu tạo đúng cho nguyên tử nguyên tố R

    Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Cấu tạo nào đúng cho nguyên tử nguyên tố R?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA \Rightarrow R có 4 electron lớp ngoài cùng, 3 lớp electron.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Nguyên tử của nguyên tố có electron độc thân

    Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của những nguyên tố nào dưới đây có electron độc thân?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử boron: 1s22s22p1

    Orbital lớp ngoài cùng

    \Rightarrow Boron có 1 electron độc thân.

  • Câu 27: Vận dụng
    Xác định tên nguyên tố X, Y

    Trong sản xuất thịt chế biến sẵn, người ta thường bổ sung một hợp chất có chứa hợp chất X2Y để ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do thịt bị ôi thiu. Phân tử X2Y có tổng số proton là 23. Biết X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì. Tên nguyên tố X, Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số proton của X và Y là ZX và ZY.

    Trường hợp 1: X đứng trước Y, ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm Y}\;=\;{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;+\;1\\2{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;+\;{\mathrm Z}_{\mathrm Y}\;=\;23\end{array}ight.\Leftrightarrow\;{\mathrm Z}_{\mathrm X}=7,3

    \Rightarrow Trường hợp 1 không thỏa mãn. 

    Trường hợp 2: Y đứng trước X, ta có hệ phương trình: 

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;=\;{\mathrm Z}_{\mathrm Y}\;+\;1\\2{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;+\;{\mathrm Z}_{\mathrm Y}\;=\;23\end{array}ight.\Leftrightarrow\;\left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;=8\\{\mathrm Z}_{\mathrm Y}=7\end{array}ight.

    Vậy X là oxygen (O); Y là nitrogen (N).

  • Câu 28: Vận dụng
    Tính số khối của mỗi đồng vị X1, X2

    Nguyên tố X có 2 đồng vị là X1, X2 ({\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X} = 24,8). Đồng vị X2 nhiều hơn đồng vị X1 là 2 neutron. Biết tỉ lệ số nguyên tử của 2 đồng vị là \frac{{\mathrm X}_1}{{\mathrm X}_2}=\frac32. Số khối của mỗi đồng vị X1, X2 lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có:

    Gọi số khối của X1 là A thì số khối của X2 là A + 2

    Nguyên tử khối trung bình của X là:

    {\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}=\frac{3\mathrm A+2.(\mathrm A+2)}5=24,8\Rightarrow\mathrm A\;=\;24

    Vậy số khối của X1 và X2 lần lượt là 24 và 26. 

  • Câu 29: Nhận biết
    Đối tượng nghiên cứu của hóa học

    Đối tượng nghiên cứu của hóa học là

    Hướng dẫn:

     Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.

  • Câu 30: Vận dụng
    Xác định số electron độc thân của R

    Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số electron độc thân của R là

    Hướng dẫn:

    Theo bài có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}2\mathrm p+\mathrm n=46\\2\mathrm p-\mathrm n=14\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm p\;=15\\\mathrm n\;=\;16\end{array}ight.

    \Rightarrow Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3

    \Rightarrow R có 3 electron độc thân.

  • Câu 31: Nhận biết
    Dự đoán tính chất của nguyên tố Q

    Nguyên tử của nguyên tố Q có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d104s1. Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, dự đoán tính chất của nguyên tố Q:

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tử nguyên tố kim loại.

    \Rightarrow Q có tính kim loại.

  • Câu 32: Nhận biết
    Nguyên tố bao gồm tất cả nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân là 8

    Tất cả các nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân là 8 đều thuộc nguyên tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tất cả nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân là 8 thuộc nguyên tố oxygen dù chúng có thể có số neutron khác nhau. 

  • Câu 33: Thông hiểu
    Tìm kết luận sai theo mô hình nguyên tử hiện đại

     Theo mô hình nguyên tử hiện đại. Kết luận nào sai?

    Hướng dẫn:

    Kết luận “Electron quay xung quanh hạt nhân theo các quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời” là kết quả của mô hình hành tinh nguyên tử (mô hình cũ). Theo mô hình mới thì electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định. 

  • Câu 34: Nhận biết
    Yếu tố phân biệt các đồng vị của cùng 1 nguyên tố

    Các đồng vị của cùng một nguyên tố được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi số neutron. 

  • Câu 35: Thông hiểu
    Tìm câu sai

    Tìm câu sai trong những câu sau đây?

    Hướng dẫn:

    Các chu kì 2, 3, 4, 5, 6, 7 bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm. Tuy nhiên chu kì 1, bắt đầu là H không phải là kim loại kiềm.

  • Câu 36: Thông hiểu
    So sánh tính phi kim của Si, Al, P

    So sánh tính phi kim của 14Si, 13Al, 15P.

    Hướng dẫn:

     Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần 

    \Rightarrow Tính phi kim: Al < Si < P.

  • Câu 37: Vận dụng
    Tìm khẳng định đúng

    Nguyên tố Y là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của xương và răng, trong cơ thể Y tham gia vào quá trình co cơ, đông máu, điều hòa chức năng thận, thần kinh, tái tạo mô, tế bào và đảm bảo quá trình hoạt động của tim. Trong nguyên tử của nguyên tố A có tổng số các hạt là 46. Biết số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1. Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm p+\mathrm n+\mathrm e\;=46\\\mathrm n-\mathrm p=1\end{array}\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}2\mathrm p+\mathrm n=46\\-\mathrm p+\mathrm n=1\end{array}\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm p=15\\\mathrm n=16\end{array}ight.ight.ight.

    Suy ra nguyên tử Y là phosphorus (P).

    Ta có: Cấu hình của P là 1s22s22p63s23p3

    Nguyên tử Y có điện tích hạt nhân của Y là: 15.(1,602.10-19) = +2,403.10-18 C

    - Y là phi kim, có số hiệu nguyên tử là 15, có 9 electron ở phân lớp p.

    - Nguyên tử Y có 30 hạt mang điện, có 5 electron lớp ngoài cùng.

    - Nguyên tử Y có 3 electron độc thân.

  • Câu 38: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng về nhóm VIIA

    Phát biểu nào sau đây về các nguyên tố nhóm VIIA là đúng?

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng là: Các nguyên tố trong nhóm VIIA có khuynh hướng thu thêm electron để đạt được cấu hình bền của khí hiếm kế cận chúng.

  • Câu 39: Thông hiểu
    Khối lượng của một nguyên tử sulfur

    Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử sulfur (gồm 16 proton, 16 notron, 16 electron) là

    Hướng dẫn:

    mnguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me

                      = 16.1,6726.10-27 + 16.1,6748.10-27 + 16.9,1094.10-31

                      = 5,3573.10-26 kg

  • Câu 40: Nhận biết
    Xác định công thức oxide cao nhất của sulfur

    Sulfur được sử dụng trong quá trình lưu hóa cao su, làm chất diệt nấm và có trong thuốc nổ đen. Sulfur là nguyên tố nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của sulfur là

    Hướng dẫn:

    Sulfur là nguyên tố nhóm VIA nên có hóa trị cao nhất trong hợp chất là VI.

    Công thức oxide cao nhất của sulfur là SO3.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (38%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo