Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
Nguyên tố X ở chu kì 3 ⇒ Có 3 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA ⇒ Lớp ngoài cùng có 2 electron.
⇒ 1s22s22p63s2
Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
Nguyên tố X ở chu kì 3 ⇒ Có 3 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA ⇒ Lớp ngoài cùng có 2 electron.
⇒ 1s22s22p63s2
Nguyên tố Sulfur có Z = 16. Sulfur là
Cấu hình electron của nguyên tử phosphorus (Z = 16): 1s22s22p63s23p4.
Số electron ở lớp ngoài cùng bằng 6.
⇒ Sulfur là nguyên tố phi kim.
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi như thế nào?
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA nên có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron.
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1.
Cho cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2. Công thức hydroxide của magnesium là
Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2.
Vậy magnesium thuộc nhóm IIA.
Hóa trị cao nhất của magnesium là II.
Công thức hydroxide của magnesium là Mg(OH)2.
Cho 11,2 gam oxide của kim loại R (thuộc nhóm IIA) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
X thuộc nhóm IIA ⇒ hóa trị II ⇒ Công thức oxide có dạng: RO
nHCl= 0,4.1 = 0,4 (mol)
Phương trình phản ứng tổng quát
RO + 2HCl → RCl2 + H2O
0,2 ← 0,4 (mol)
MRO = 11,2 : 0,2 = 56 (g/mol)
Mà MRO = MR + 16 ⇒ MR+ 16 = 56
⇒ MR= 40 (g/mol)
Vậy R là Ca.
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y lần lượt là:
Đặt công thức chung của hai kim loại kiềm có khối lượng mol trung bình là M
Giả sử nM = 1 mol
nMCl = nM = 1 mol ⇒ mMCl = M +35,5 = a (1)
nM2SO4 = 0,5.nM = 0,5 mol
⇒ 0,5.(2.M + 96) = 1,1807a (2)
Từ (1) và (2) ⇒ M = 33,67
23 (Na) < 33,67 < 39 (K)
Vậy X và Y là Na và K.
Oxide cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxygen về khối lượng, là một sản phẩm trung gian để sản xuất acid H2SO4 có tầm quan trọng bậc nhất trong công nghiệp. Công thức oxide cao nhất.
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA nên oxide cao nhất có dạng RO3.
Ta có:
Vậy R là sulfur (S), công thức oxide cao nhất là SO3.
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là [Ne]3s23p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
X có cấu hình electron: [Ne] 3s23p3
⇒ X có số hiệu nguyên tử = 15 = số thứ tự ô
X có 3 lớp electron ⇒ X ở chu kì 3;
X là nguyên tố p, có 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ X ở nhóm VA.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.
Dự đoán vị trí nhóm nguyên tố R trong bảng tuần hoàn. Biết hydroxide của nguyên tố R (thuộc nhóm A) có tính base mạnh. Cứ 1 mol hydroxide này tác dụng vừa đủ với 3 mol HCl.
Ta có theo đầu bài 1 mol hydroxide này tác dụng vừa đủ với 3 mol HCl.
Phương trình phản ứng minh họa
R(OH)3 + 3HCl → RCl3 + 3H2O
⇒ R có hóa trị III.
Vậy R thuộc nhóm IIIA.
Nếu potassium chlorate có công thức phân tử là KClO3, công thức của sodium bromate sẽ là
Nếu potassium chlorate có công thức phân tử là KClO3 thì công thức của sodium bromate sẽ là: NaBrO3.
R thuộc chu kì 5, nhóm IIA. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của R lần lượt là
Ta có hóa trị cao nhất của các nguyên tố thuộc nhóm IA đến VIIA (trừ F) = số thứ tự của nhóm.
R thuộc chu kì 5, nhóm IIA ⇒ R là kim loại và hóa trị cao nhất của R là II
Công thức oxide cao nhất là: RO
Công thức hydroxide cao nhất là R(OH)2
Cho các chất sau: H2SiO3, H3PO4, HClO4 chiều tính acid giảm dần là
Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của hydroxide tăng trong cùng một chu kì.
Si (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 ⇒ chu kì 3, nhóm IVA
P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 ⇒ chu kì 3, nhóm VA
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 ⇒ chu kì 3, nhóm VIIA
Si, P, Cl cùng thuộc chu kì 3 theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của H2SiO3 < H3PO4 < HClO4.
Chiều giảm dần tính acide là: HClO4, H3PO4, H2SiO3
Phát biểu đúng về định luật tuần hoàn là
Định luật tuần hoàn là:
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Mỗi nguyên tử A có tổng số hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 hạt. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
Ta có tổng số hạt mang điện: 2p + n = 108 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24:
2p – n = 24 (2)
Giải phương trình (1) và (2) ta được
⇒ p = 33, n = 42,
Ta có p = e = 33 ⇒ A là 33As (arsenic).
Cấu hình electron: [Ar]3d104s24p3
Vị trí của A trong bảng tuần hoàn: số thứ tự 33, nhóm VA, chu kì 4.
Oxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố A có dạng RO2. Hợp chất khí với hydrogen của A chứa 25% hydrogen về khối lượng. Xác định công thức hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố A.
Oxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố A có dạng RO2 ⇒ R có hóa trị IV trong hợp chất với oxygen
Hóa trị cao nhất của R trong hợp chất với H là 4 ⇒ Công thức hợp chất của R và H là RH4
Ta có: ⇒ A = 12 ⇒ A là 6C (carbon)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của A là CH4.
Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Biết nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Kim loại M là
Ta có theo đề bài Y có công thức oxide cao nhất là YO3
⇒ Y có hóa trị cao nhất là VI ⇒ thuộc nhóm VIA
Ta lại có Y thuộc chu kì 3 ⇒ nguyên tố Y là S
Trong phân tử MS có M chiếm 63,64% về khối lượng
Vậy kim loại M cần tìm là Fe
Hòa tan 10,1 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Cho X tác dụng với nước thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch. Xác định tên hai kim loại.
Gọi công thức chung của 2 kim loại là
Theo đề bài 2 kim loại nằm ở nhóm IA vậy có hóa trị I.
nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
Phương trình phản ứng:
2 + 2H2O → 2
OH + H2↑
0,3 ← 0,15
M = 10,1:0,3 = 33,67
Từ khối lượng trung bình → 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA
→ Sodium (Na) và Potassium (K)
Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p3. Thông tin nào sau đây sai khi nói về nguyên tử X.
Cấu hình e của nguyên tử là: 1s22s22p3
Nguyên tử thuộc nguyên tố p
vì là những nguyên tố mà nguyên tử có số electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Cấu hình electron nguyên tử Iron: [Ar]3d64s2. Nhận định nào đúng về vị trí của Iron.
Iron ở ô 26 do (Z = 26); chu kì 4 (do có 4 lớp electron); nhóm VIIIB (do nguyên tố d, 8 electron hóa trị).