Luyện tập Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn phát biểu không đúng

    Cấu hình electron của fluorine là 1s22s22p5, của chlorine là 1s22s22p63s23p5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    F (Z = 9): 1s22s22p5,

    Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

    F và Cl cùng có 7 electron ở lớp ngoài cùng, cùng thuộc nhóm VIIA, tuy nhiên Cl ở chu kì 3 còn F ở chu kì 2. 

    Vậy phát biểu "Cl là nguyên tố nhóm B, F là nguyên tố nhóm A" là sai

  • Câu 2: Nhận biết
    Bảng tuần hoàn gồm

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay gồm

    Hướng dẫn:

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay gồm: 118 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 18 cột (được chia thành 8 nhóm A; 8 nhóm B, mỗi nhóm tương ứng với một cột, riêng nhóm VIIIB có ba cột).

  • Câu 3: Nhận biết
    Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn

    Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là:

    Hướng dẫn:

    Oxygen có 8 electron nên Z = 8, oxygen ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn.

    Oxygen ở chu kì 2 (do có 2 lớp electron); nhóm VIA (do 6 electron hóa trị, nguyên tố p).

  • Câu 4: Thông hiểu
    Ô nguyên tố của sulfur

    Quan sát hình ảnh ô nguyên tố của sulfur, số electron lớp ngoài cùng của Sulfur là

    Ô nguyên tố S

    Hướng dẫn:

    Dựa vào ô nguyên tố trên:

    Cấu hình electron nguyên tử sulfur là 1s22s22p63s23p4

    Số electron lớp ngoài cùng là 6.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định tên hai kim loại đó

    Cho 2,64 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIA, tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 2,016 lít khí hydrogen (đktc). Xác định tên hai kim loại đó lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    nH2 = 2,016 : 22,4 = 0,09 (mol)

    Gọi công thức chung của 2 kim loại là M ta có phương trình tổng quát:

    M + H2SO4 → MSO4 + H2

    0,09    ← 0,09 (mol)

    M = 2,64 : 0,09 = 29,33

    ⇒ MX < 29, 33 < MY

    X, Y là Mg, Ca.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định X (Z = 17) thuộc khối nguyên tố

    Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17. X thuộc khối nguyên tố

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử của X là: 1s22s22p63s23p5

    ⇒ cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5.

    Nên X thuộc khối nguyên tố p.

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định M và N lần lượt

    Hai nguyên tử của nguyên tố M và N có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 4px và 4sy. Tổng số e ở 2 phân lớp ngoài cùng của M và N là 7. Biết X không phải là khí hiếm. Vậy M và N lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    M và N có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4px và 4sy

    Theo bài ra: x + y = 7.

    Mà M không phải là khí hiếm ⇒ x = 5, y = 2.

    Cấu hình electron của M là 1s22s22p63s23p63d104s24p5

    ⇒ M có số hiệu nguyên tử = số electron = 35 ⇒ M là Br.

    Cấu hình electron của N là 1s22s22p63s23p64s2

    ⇒ N có số hiệu nguyên tử = số electron = 20

    ⇒ N là Ca.

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định tên của kim loại A

    Cho 20 gam kim loại A (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 11,2 lít H2. Hãy xác định tên của kim loại A đã dùng.

    Hướng dẫn:

    Phương trình tổng quát

    A + 2H2O → A(OH)2 + H2

    Số mol khí H2 = 11,2 : 22,4 = 0,5 (mol)

    Theo phương trình hóa học ta có:

    nA = nH2 = 0,5 (mol)

    Ta có: MA = 20 : 0,5 = 40

    Vậy kim loại cần tìm là Ca.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định nhận định sai

    Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X:

    Hướng dẫn:

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p4

    Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p4

    X có electron = proton = 16

    Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn:

    Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.

    Nhận định sai là: “Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron” vì trong hạt nhân có hạt proton và neutron không có electron.

  • Câu 10: Nhận biết
    Nguyên tố được xếp riêng bên dưới

    Những nguyên tố được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn thuộc khối nguyên tố nào?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố f được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn. 

  • Câu 11: Nhận biết
    Cấu hình electron lớp ngoài cùng nhóm VIA

    Các nguyên tố thuộc nhóm VIA, cấu hình electron lớp ngoài cùng đều có dạng

    Hướng dẫn:

    Nhóm VIA nên cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng n1÷2 hoặc ns2np1÷6 và có 6 electron lớp ngoài cùng

    ⇒ cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng ns2np4

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn

    Một nguyên tố A ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố A là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

    Hướng dẫn:

    A có 3 lớp e ⇒ A thuộc chu kì 3.

    A có tổng e lớp ngoài cùng là 3 và e cuối điền vào phân lớp p

    ⇒ A ở nhóm IIIA

  • Câu 13: Thông hiểu
    Xác định số hiệu của nguyên tố

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:

    Hướng dẫn:

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1

    Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s1

    X có 11 electron nên có số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 11.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai về bảng tuần hoàn

    Nhận định nào sai về bảng tuần hoàn

    Hướng dẫn:

    Phát biểu "Số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó" sai vì chỉ các nguyên tố nhóm A thì số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định Y (Z = 26) thuộc khối nguyên tố

    Nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 26. Y thuộc khối nguyên tố

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử của Y là: 1s22s22p63s23p63d64s2

    ⇒ cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là 3d64s2.

    Nên Y thuộc khối nguyên tố d.

  • Câu 16: Nhận biết
    Số hiệu nguyên tử

    Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng

    Hướng dẫn:

    Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng số thứ tự của ô nguyên tố.

  • Câu 17: Nhận biết
    Số e hóa trị của Sulfur

    Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16, nguyên tử Sulfur có bao nhiêu electron hóa trị?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có số electron = số hiệu nguyên tử = 16.

    Cấu hình electron nguyên tử sulfur là 1s22s22p63s23p4

    Sulfur có 6 electron hóa trị

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Xác định công thức phân tử AB2

    Cho phân tử R có công thức AB2 cấu tạo từ nguyên tử của hai nguyên tố A, B. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong phân tử R bằng 96 hạt. Hạt nhân nguyên tử A, B đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn hóa học, hai nguyên tố A, B thuộc cùng một nhóm (cột) và ở hai chu kì nhỏ (hàng) liên tiếp. Công thức phân tử của R là

    Hướng dẫn:

    Phân tử R có 2 nguyên tử B và 1 nguyên tử A nên tổng số hạt là

    2.(2ZB + NB) + (2ZA + NA) = 96 (1)

    Hạt nhân B cũng như A đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện nên:

    ZA = NA

    ZB = NB

    Thế vào (1) ta được: 6ZB + 3ZA = 96 (2)

    Do B, A thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp nên:

    Xét 2 trường hợp xảy ra

    ZB = ZA + 8 (3)

    ZA = ZB + 8 (4)

    Từ (2) và (3)

    ⇒ ZB = 40/3; ZA = 16/3 (Loại) 

    Từ (2) và (4)

    ⇒ ZB = 8 (O) và ZA = 16 (S)

    Vậy hợp chất là SO2

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định cấu hình e của nguyên tử M

    Nguyên tố M ở chu kì 3 nhóm VA. Cấu hình electron nguyên tử của M là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố M ở chu kì 3

    ⇒ M có 3 lớp electron

    Nhóm VA nên cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng n1÷2 hoặc ns2np1÷6 và có 5 electron lớp ngoài cùng

    ⇒ cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng ns2np3

    Cấu hình electron nguyên tử của M là: 1s22s22p63s23p3

  • Câu 20: Nhận biết
    Dựa vào ô nguyên tố xác định

    Hình bên mô tả ô nguyên tố của Zinc trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Những thông tin thu được từ ô nguyên tố này là:

    Hướng dẫn:

    Dựa vào các thông tin ở ô nguyên tố xác định được: Zinc có kí hiệu là Zn, nguyên tử có 30 proton, nguyên tử khối trung bình là 65,38.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo