Luyện tập Phản ứng oxi hóa - khử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định số oxi hóa của Cl

    Số oxi hóa của Cl trong các chất HClO, HClO2, HClO3, HClO4 lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng quy tắc (1) và (2) về xác định số oxi hóa ta có:

    \mathrm H\overset{+1}{\mathrm{Cl}}\mathrm O,\;\mathrm H\overset{+3}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_2,\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_3,\;\mathrm H\overset{+7}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_4

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính thể tích khí N2

    Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là :

    Hướng dẫn:

    nMg = 0,1 mol

    Xét quá trình nhường và nhận electron của phản ứng

    \overset0{\mathrm{Mg}}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mg}}\;+\;2\mathrm e

    0,1    →          0,2

    2\overset{+5}{\mathrm N}\;+\;10\mathrm e\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm N}}_2

               0,2 → 0,02

    \Rightarrow VN2 = 0,02.22,4 = 4,48 lít

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Xác định tên kim loại

    Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam kim loại R hóa trị I vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch muối nitrat của R. R là kim loại nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    nNO = 0,05 mol

    Gọi x là số mol của kim loại R hóa trị I.

    Quá trình nhường e

    R0 → R+1 + 1e

    x → x

    Quá trình nhận e

    N+5 + 3e → N+2

    0,15 ← 0,05

    Áp dụng định luật bảo toàn e ta có

    x = 0,15 mol

    => MR = 16,2/0,05 = 108 (Ag)

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính tổng hệ số của các chất sản phẩm trong phản ứng

    Cho phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O­↑ + H2O. Tổng hệ số của các chất sản phẩm trong phản ứng trên là

    Hướng dẫn:

    Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O­↑ + H2O

    Quá trình nhường - nhận e:

    8 × |\;\mathrm{Al}\;ightarrow\;\overset{+3}{\mathrm{Al}}\;+\;3\mathrm e

    3 × | 2\overset{+5}{\mathrm N}\;+\;8\mathrm e\;ightarrow\;2\overset{+1}{\mathrm N} (N2O)

    \Rightarrow Phương trình hóa học: 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

    Tổng hệ số của các sản phẩm gia trong phản ứng trên là: 8 + 3 + 15 = 26

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính số phản ứng là phản ứng oxi hóa

    Có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử trong các phản ứng sau?

    a) SO3 + H2O → H2SO4    

    b) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

    c) C + H2O → CO + H2    

    d) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

    e) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2    

    f) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

    Hướng dẫn:

    c) \overset0{\mathrm C}\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\mathrm O\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm C}\mathrm O\;+\;{\overset0{\mathrm H}}_2

    e) \overset0{\mathrm{Ca}}\;+\;2{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\mathrm O\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Ca}}{(\mathrm{OH})}_2\;+\;{\overset0{\mathrm H}}_2

    f) 2\mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;ightarrow\;{\mathrm K}_2\overset{+6}{\mathrm{Mn}}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;+\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4+\;{\overset0{\mathrm O}}_2

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phản ứng HCl thể hiện tính oxi hóa

    Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?

    Hướng dẫn:

    HCl thể hiện tính oxi hóa khi HCl là chất oxi hóa hay là chất nhận electron:

    2HCl + Mg → MgCl2 + H2

    2\overset{+1}{\mathrm H}\;+2\mathrm e\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm H}}_2\;

    ⇒ HCl thể hiện tính oxi hóa

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định phản ứng oxi hóa khử

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

    \overset{+2}{\mathrm{Ca}}\overset{+4}{\mathrm C}\overset{-2}{\mathrm O}3\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\;\overset{+2}{\mathrm{Ca}}\overset{-2}{\mathrm O}\;+\;\overset{+4}{\mathrm C}{\overset{-2}{\mathrm O}}_2

    Không có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow Không phải phản ứng oxi hóa khử.

    \overset{+2}{\mathrm{Ba}}{\overset{-1}{\mathrm{Cl}}}_2+\;{\overset{+1}{\mathrm{Na}}}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Ba}}\overset{+6}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4+\;2\overset{+1}{\mathrm{Na}}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}

    Không có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow Không phải phản ứng oxi hóa khử.

    \overset{+1}{\mathrm{Na}}\overset{-2}{\mathrm O}\overset{+1}{\mathrm H}\;+\;\overset{+1}{\mathrm H}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;ightarrow\;\overset{+1}{\mathrm{Na}}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm O}

    Không có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow Không phải phản ứng oxi hóa khử.

    4\overset0{\mathrm{Al}}\;+\;3{\overset0{\mathrm O}}_2\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\;2{\overset{+3}{\mathrm{Al}}}_2\overset{-2}{{\mathrm O}_3}

    Có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow Đây là phản ứng oxi hóa khử.

  • Câu 8: Nhận biết
    Xác định số oxi hóa

    Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4

    Hướng dẫn:

    Gọi số oxi hóa của Cr trong Na2CrO4 là x, theo các quy tắc (1) và (2) về xác định số oxi hóa ta có:

    1.2 + x + (-2).4 = 0 \Rightarrow x = +6

    Vậy Cr có số oxi hóa +6 trong Na2CrO4.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa khử

    Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

    Hướng dẫn:

    Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử khi Fe chưa đạt số oxi hóa cao nhất (+3):

    Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3

    Vậy có 7 chất khi tham gia phản ứng xảy ra phản ứng oxi hóa khử.

  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định loại quá trình

    Cho quá trình \overset{+2}{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\;\;\overset{+3}{\mathrm{Fe}}+\;1\mathrm e, đây là quá trình

    Hướng dẫn:

    \overset{+2}{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\;\;\overset{+3}{\mathrm{Fe}}+\;1\mathrm e \Rightarrow Đây là quá trình nhường electron \Rightarrow Quá trình oxi hóa.

  • Câu 11: Nhận biết
    Số oxi hóa của N

    Nguyên tử N có số oxi hóa bằng 0 trong phân tử nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0. Do đó số oxi hóa của N trong đơn chất N2 bằng 0.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng thanh sắt sau phản ứng

    Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam. Tính khối lượng thanh sắt thu được sau phản ứng.

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol Fe phản ứng là x \Rightarrow số mol Cu sinh ra cũng là x.

    Xét quá trình phản ứng có Fe nhường electron và Cu2+ nhận electron:

    \mathrm{Fe}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Fe}}\;+2\mathrm e

    x       →        2x

    \overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\;\mathrm{Cu}

                2x  →  x

     mthanh Fe tăng  = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 0,8 gam

    \Rightarrow mthanh Fe tăng  = 64x – 56x = 8x = 0,8 gam

    \Rightarrow x = 0,1 mol

    \Rightarrow mFe sau p/ư = 0,1.56 = 5,6 gam

  • Câu 13: Nhận biết
    Khái niệm số oxi hóa

    Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là

    Hướng dẫn:

    Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính khối lượng Fe

    Để m gam bột Fe ngoài không khí một thời gian thu được 23,6 gam hỗn hợp các chất rắn FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được muối sắt (III) và 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    nNO = 0,2 mol

    Áp dụng BTKL: mO2 = mhh - mFe = 23,6 - m ⇒ {n_{{O_2}}} = \frac{{23,6 - m}}{{32}}

    Quá trình nhường e

    Fe0 → Fe+3 + 3e

     

    Quá trình nhận e

    O2 + 4e → 2O-2

    N+5 + 3e → N+2

    Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có:

    3nFe = 4nO2 + 3.nNO

    \frac{{3m}}{{56}} = 4.\frac{{23,6 - m}}{{32}} + 3. 0,2

    ⇒ m = 19,88 gam.

  • Câu 15: Nhận biết
    Quá trình oxi hóa

    Quá trình oxi hóa là

    Hướng dẫn:

    Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.

  • Câu 16: Nhận biết
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0, của một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó.

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính tổng hệ số trong phản ứng

    Cho phản ứng: Fe2+ + MnO4- + H+ → Fe3+ + Mn2+ + H2O. Sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là :

    Hướng dẫn:

    5\times\parallel\;\overset{+2}{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;1\mathrm e

    1\times\parallel\overset{+7}{\mathrm{Mn}}\;+\;5\mathrm e\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Mn}}

    \Rightarrow Phương trình phản ứng:

    5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

    Tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là:

    5 + 1 + 8 + 5 + 1 + 4 = 24

  • Câu 18: Thông hiểu
    Vai trò của Cl2 trong phản ứng

    Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2 đóng vai trò

    Hướng dẫn:

     Phương trình hóa học:

    {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;2\mathrm{NaOH}\;ightarrow\;\mathrm{Na}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;+\;\mathrm{NaO}\overset{+1}{\mathrm{Cl}}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Trong phản ứng trên, số oxi hóa của nguyên tố Cl vừa tăng lên +1, vừa giảm xuống -1.

    Vậy Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chát khử.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tìm kết luận đúng

    Cho phương trình hóa học 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3. Kết luận nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    4\overset{+2}{\mathrm{Fe}}{(\overset{-2}{\mathrm O}\overset{+1}{\mathrm H})}_2\;+\;{\overset0{\mathrm O}}_2\;+\;2{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm O}ightarrow\;4\overset{+3}{\mathrm{Fe}}{(\overset{-2}{\mathrm O}\overset{+1}{\mathrm H})}_3

    Quá trình cho – nhận e:

    \overset{+2}{\mathrm{Fe}\;}\;ightarrow\overset{+3}{\;\mathrm{Fe}}\;+1\mathrm e

     ⇒ Fe(OH)2 là chất khử

    {\overset0{\mathrm O}}_2\;+\;4\mathrm e\;\;ightarrow\;2\overset{-2}{\mathrm O}

    ⇒ O2 là chất oxi hóa

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính số mol Fe và Cu ban đầu

    Cho 1,84 gam Cu và Fe trong HNO3 dư được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu ban đầu lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol Fe và Cu lần lượt là x, y (mol)

    Xét quá trình nhường và nhận electron ta có:

    Quá trình nhường electronQuá trình nhận electron

    Quá trình nhường electron Quá trình nhận electron

    \mathrm{Fe}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Fe}}\;+2\mathrm e

      x        →      2x

     \mathrm{Cu}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e

      y      →         2y

      \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O

              0,03 ← 0,01

      \overset{+5}{\mathrm N}+\;1\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm N}{\mathrm O}_2

             0,04 ←0,04

     

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

    3x + 2y = 0,07                                   (1)

    Khối lượng hai kim loại:

    mFe + mCu = 56x + 64y = 1,84         (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,01, y = 0,02 (mol)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (35%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo