Luyện tập Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất (Dễ)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính xác suất để 2 bạn học sinh tên Anh cùng lên bảng.

    Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 4 học sinh tên Anh. Trong một lần kiểm tra bài cũ, thầy giáo gọi ngẫu nhiên hai học sinh trong lớp lên bảng. Tính xác suất để 2 bạn học sinh tên Anh cùng lên bảng.

    Hướng dẫn:

    Số phần tử của không gian mẫu n(\Omega) =
C_{40}^{2} = 780.

    Gọi A là biến cố gọi hai học sinh tên Anh lên bảng, ta có n(A) =
C_{4}^{2} = 6.

    Vậy xác suất cần tìm là P(A) =
\frac{6}{780} = \frac{1}{130}.

  • Câu 2: Nhận biết
    Xác suất để 3 viên bi lấy được đều có màu đỏ là:

    Trong một hộp đựng 7 bi màu đỏ, 5 bi màu xanh và 3 bi vàng, lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi lấy được đều có màu đỏ là:

    Hướng dẫn:

    Tổng số có 7 + 5 + 3 = 15 viên bi.

    Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ 15 viên có C_{15}^{3} = 455 (cách lấy).

    Số phần tử của không gian mẫu là n(\Omega) = 455.

    Gọi A: 3 viên bi lấy được đều có màu đỏ<img class="data-latex" data-type="2" src="https://tex.vdoc.vn?tex=%22" data-latex="" "="" alt=""">.

    Lấy 3 viên bi màu đỏ từ 7 viên bi màu đỏ có C_{7}^{3} = 35 \Rightarrow n(A) = 35.

    Vậy xác suất để 3 viên bi lấy được đều có màu đỏ là P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{45}{455} = \frac{1}{13}.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính xác suất của biến cố thỏa mãn

    20 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 20. Chọn ngẫu nhiên ra 8 tấm thẻ. Hãy tính xác suất để có 3 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có đúng 1 tấm thẻ mang số chia hết cho 10.

    Hướng dẫn:

    Không gian mẫu là cách chọn 8 tấm thể trong 20 tấm thẻ.

    Suy ra số phần tử của không mẫu là |\Omega| = C_{20}^{8}.

    Gọi A là biến cố ''3 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có đúng 1 tấm thẻ mang số chia hết cho 10''. Để tìm số phần tử của A ta làm như sau

    ● Đầu tiên chọn 3 tấm thẻ trong 10 tấm thẻ mang số lẻ, có C_{10}^{3} cách.

    ● Tiếp theo chọn 4 tấm thẻ trong 8 tấm thẻ mang số chẵn (không chia hết cho 10), có C_{8}^{4} cách.

    ● Sau cùng ta chọn 1 trong 2 tấm thẻ mang số chia hết cho 10, có C_{2}^{1} cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| =
C_{10}^{3}.C_{8}^{4}.C_{2}^{1}.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} =
\frac{C_{10}^{3}.C_{8}^{4}.C_{2}^{1}}{C_{20}^{8}} =
\frac{560}{4199}.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác suất để 3 quyển được lấy ra đều là môn toán là bao nhiêu?

    Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Xác suất để 3 quyển được lấy ra đều là môn toán là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Số cách lấy 3 quyển sách bất kì là C_{9}^{3} = 84.

    Số cách lấy được 3 quyển thuộc môn toán là C_{4}^{3}.C_{3}^{0}.C_{2}^{0} = 4.

    Suy ra xác suất cần tìm là \frac{1}{21}.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính xác suất của biến cố thỏa mãn

    Gọi S là tập hợp các số tự nhiên gồm 9 chữ số khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ S. Hãy tính xác suất để chọn được một số gồm 4 chữ số lẻ và chữ số 0 luôn đứng giữa hai chữ số lẻ (hai số hai bên chữ số 0 là số lẻ).

    Hướng dẫn:

    Số phần tử của tập S9.A_{9}^{8}.

    Không gian mẫu là chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S.

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = 9.A_{9}^{8}.

    Gọi X là biến cố ''Số được chọn gồm 4 chữ số lẻ và chữ số 0 luôn đứng giữa hai chữ số lẻ''. Do số 0 luôn đứng giữa 2 số lẻ nên số 0 không đứng ở vị trí đầu tiên và vị trí cuối cùng. Ta có các khả năng

    + Chọn 1 trong 7 vị trí để xếp số 0, có C_{7}^{1} cách.

    + Chọn 2 trong 5 số lẻ và xếp vào 2 vị trí cạnh số 0 vừa xếp, có A_{5}^{2} cách.

    + Chọn 2 số lẻ trong 3 số lẻ còn lại và chọn 4 số chẵn từ \left\{ 2;\ 4;\ 6;\ 8 ight\} sau đó xếp 6 số này vào 6 vị trí trống còn lại có C_{3}^{2}.C_{4}^{4}.6! cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố X\left| \Omega_{X} ight| =
C_{7}^{1}.A_{5}^{2}.C_{3}^{2}.C_{4}^{4}.6!.

    Vậy xác suất cần tính P(X) = \frac{\left|
\Omega_{X} ight|}{|\Omega|} =
\frac{C_{7}^{1}.A_{5}^{2}.C_{3}^{2}.C_{4}^{4}.6!}{9.A_{9}^{8}} =
\frac{5}{54}.

  • Câu 6: Vận dụng
    Xác suất để trong 4 chiếc giày lấy ra có ít nhất một đôi là bao nhiêu?

    Một người có 10 đôi giày khác nhau và trong lúc đi du lịch vội vã lấy ngẫu nhiên 4 chiếc.

    Xác suất để trong 4 chiếc giày lấy ra có ít nhất một đôi là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Không gian mẫu là số cách chọn ngẫu nhiên 4 chiếc giày từ 20 chiếc giày.

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{20}^{4} = 4845.

    Gọi A là biến cố ''4 chiếc giày lấy ra có ít nhất một đôi''. Để tìm số phần tử của biến cố A, ta đi tìm số phần tử của biến cố \overline{A}, với biến cố \overline{A}4 chiếc giày được chọn không có đôi nào.

    ● Số cách chọn 4 đôi giày từ 10 đôi giày là C_{10}^{4}.

    ● Mỗi đôi chọn ra 1 chiếc, thế thì mỗi chiếc có C_{2}^{1} cách chọn. Suy ra 4 chiếc có \left( C_{2}^{1} ight)^{4} cách chọn.

    Suy ra số phần tử của biến cố \overline{A}\left| \Omega_{\overline{A}} ight| =
C_{10}^{4}.\left( C_{2}^{1} ight)^{4} = 3360.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = 4845 - 3360 =
1485.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{1485}{4845} =
\frac{99}{323}.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính xác suất lấy được 1 viên bi trắng, 1 viên bi đen, 1 viên bi đỏ.

    Một bình chứa 16 viên vi, với 7 viên bi trắng, 6 viên bi đen, 3 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong bình đó. Tính xác suất lấy được 1 viên bi trắng, 1 viên bi đen, 1 viên bi đỏ.

    Hướng dẫn:

    Số cách lấy 3 viên bi bất kì là C_{16}^{3} = 560.

    Số cách lấy được 1 viên bi trắng, 1 viên bi đen, 1 viên bi đỏ là C_{7}^{1}.C_{6}^{1}.C_{3}^{1} =
126.

    Suy ra xác suất cần tìm là\frac{9}{40}.

  • Câu 8: Nhận biết
    Hãy liệt kê các kết quả của biến cố

    Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất liên tiếp ba lần. Gọi A là biến cố “Có ít nhất hai mặt sấp xuất hiện liên tiếp” và B là biến cố “Kết quả ba lần gieo là như nhau”. Hãy liệt kê các kết quả của biến cố A
\cup B.

    Hướng dẫn:

    A = \left\{ SSS,\ SSN,\ NSS
ight\}, B = \left\{ SSS,\ NNN
ight\}. Suy ra A \cup B = \left\{
SSS,\ SSN,\ NSS,\ NNN ight\}.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính xác suất lấy được cả 3 viên bi đều không có màu đỏ.

    Một bình chứa 16 viên vi, với 7 viên bi trắng, 6 viên bi đen, 3 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ bình đó. Tính xác suất lấy được cả 3 viên bi đều không có màu đỏ.

    Hướng dẫn:

    Số cách lấy 3 viên bi bất kì là C_{16}^{3} = 560.

    Số cách lấy được 3 viên bi trắng là C_{7}^{3}.C_{6}^{0}.C_{3}^{0} = 35.

    Số cách lấy được 2 viên bi trắng, 1 viên bi đen là C_{7}^{2}.C_{6}^{1}.C_{3}^{0} = 126.

    Số cách lấy được 1 viên bi trắng, 2 viên bi đen là C_{7}^{1}.C_{6}^{2}.C_{3}^{0} = 105.

    Số cách lấy được 3 viên bi đen là C_{7}^{0}.C_{6}^{3}.C_{3}^{0} = 20.

    Số cách lấy được cả 2 viên bi không đỏ là 35 + 126 + 105 + 20 = 286.

    Suy ra xác suất cần tìm là \frac{143}{280}.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác suất để 2 viên bi được lấy vừa khác màu vừa khác số là bao nhiêu?

    Một hộp chứa 12 viên bi kích thước như nhau, trong đó có 5 viên bi màu xanh được đánh số từ 1 đến 5; có 4 viên bi màu đỏ được đánh số từ 1 đến 4 và 3 viên bi màu vàng được đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi từ hộp. Xác suất để 2 viên bi được lấy vừa khác màu vừa khác số là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Không gian mẫu là số sách lấy tùy ý 2 viên từ hộp chứa 12 viên bi.

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{12}^{2} = 66.

    Gọi A là biến cố ''2 viên bi được lấy vừa khác màu vừa khác số''.

    ● Số cách lấy 2 viên bi gồm 1 bi xanh và 1 bi đỏ là 4.4 = 16 cách (do số bi đỏ ít hơn nên ta lấy trước, có 4 cách lấy bi đỏ. Tiếp tục lấy bi xanh nhưng không lấy viên trùng với số của bi đỏ nên có 4 cách lấy bi xanh).

    ● Số cách lấy 2 viên bi gồm 1 bi xanh và 1 bi vàng là 3.4 = 12 cách.

    ● Số cách lấy 2 viên bi gồm 1 bi đỏ và 1 bi vàng là 3.3 = 9 cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = 16 + 12 + 9 =
37.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{37}{66}.

  • Câu 11: Nhận biết
    Biến cố A gồm bao nhiêu kết quả?

    Xét phép thử gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất 6 mặt hai lần. Xét biến cố A: “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần gieo giống nhau”. Biến cố A gồm bao nhiêu kết quả?

    Hướng dẫn:

    Gọi cặp số (x;y) là số chấm xuất hiện ở hai lần gieo.

    Xét biến cố A: “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần gieo giống nhau”.

    Các kết quả của biến cố A là: \left\{
(1;1);(2;2);(3;3);(4;4);(5;5);(6;6) ight\}.

    Suy ra n(A) = 6.

  • Câu 12: Nhận biết
    Xác suất để 3 bạn được chọn đều là nam là:

    Trong một tổ có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 bạn trong tổ tham gia đội tình nguyện của trường. Xác suất để 3 bạn được chọn đều là nam là:

    Hướng dẫn:

    Xét phép thử: Chọn ngẫu nhiên 3 trong 10 bạn trong tổ, ta có n(\Omega) = C_{10}^{3}.

    Gọi A là biến cố: “ 3 bạn được chọn toàn nam”, ta có n(A) = C_{6}^{3}.

    Xác suất của biến cố A\ :\ P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{C_{6}^{3}}{C_{10}^{3}} =
\frac{1}{6}.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính xác suất để 3 quyển được lấy ra có cả 3 môn.

    Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để 3 quyển được lấy ra có cả 3 môn.

    Hướng dẫn:

    Số cách lấy 3 quyển sách bất kì là C_{9}^{3} = 84.

    Số cách lấy được 3 quyển thuộc 3 môn khác nhau là C_{4}^{1}.C_{3}^{1}.C_{2}^{1} = 24.

    Suy ra xác suất cần tìm là \frac{2}{7}.

  • Câu 14: Nhận biết
    Số phần tử không gian mẫu là bao nhiêu?

    Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất 5 lần. Số phần tử không gian mẫu là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Mỗi lần gieo có hai khả năng nên gieo 5 lần theo quy tắc nhân ta có 2^{5} = 32.

    Số phần tử không gian mẫu là n(\Omega) =
32.

  • Câu 15: Nhận biết
    Tính xác suất để 3 quả cầu lấy được đều màu xanh.

    Từ một hộp chứa 11 quả cầu màu đỏ và 4 quả cầu màu xanh, lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 quả cầu. Tính xác suất để 3 quả cầu lấy được đều màu xanh.

    Hướng dẫn:

    Số phần tử của không gian mẫu n(\Omega) =
C_{15}^{3} = 455.

    Gọi A là biến cố "3 quả cầu lấy được đều là màu xanh". Suy ra n(A) = C_{4}^{3} = 4.

    Vậy xác suất cần tìm là P(A) =
\frac{4}{455}.

  • Câu 16: Vận dụng
    Xác suất để 6 viên bi được lấy ra có đủ cả ba màu là bao nhiêu?

    Một hộp chứa 3 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ và 6 viên bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 6 viên bi từ hộp. Xác suất để 6 viên bi được lấy ra có đủ cả ba màu là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Không gian mẫu là số cách chọn ngẫu nhiên 6 viên bi từ hộp chứa 14 viên bi. Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{14}^{6} = 3003.

    Gọi A là biến cố ''6 viên bi được lấy ra có đủ cả ba màu''. Để tìm số phần tử của biến cố A ta đi tìm số phần tử của biến cố \overline{A} tức là 6 viên bi lấy ra không có đủ ba màu như sau

    TH1: Chọn 6 viên bi chỉ có một màu (chỉ chọn được màu vàng).

    Do đó trường hợp này có C_{6}^{6} =
1 cách.

    TH2: Chọn 6 viên bi có đúng hai màu xanh và đỏ, có C_{8}^{6} cách.

    Chọn 6 viên bi có đúng hai màu đỏ và vàng, có C_{11}^{6} - C_{6}^{6} cách.

    Chọn 6 viên bi có đúng hai màu xanh và vàng, có C_{9}^{6} - C_{6}^{6} cách.

    Do đó trường hợp này có C_{8}^{6} +
\left( C_{11}^{6} - C_{6}^{6} ight) + \left( C_{9}^{6} - C_{6}^{6}
ight) = 572 cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố \overline{A}\left| \Omega_{\overline{A}} ight| = 1 + 572 =
573.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = |\Omega| -
\left| \Omega_{\overline{A}} ight| = 3003 - 573 = 2430.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{2430}{3003} =
\frac{810}{1001}..

  • Câu 17: Vận dụng
    Xác suất để chọn ra học sinh làm cán sự lớp mà không có cặp anh em sinh đôi nào là bao nhiêu?

    Một lớp học có 40 học sinh trong đó có 4 cặp anh em sinh đôi. Trong buổi họp đầu năm thầy giáo chủ nhiệm lớp muốn chọn ra 3 học sinh để làm cán sự lớp gồm lớp trưởng, lớp phó và bí thư. Xác suất để chọn ra 3 học sinh làm cán sự lớp mà không có cặp anh em sinh đôi nào là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Không gian mẫu là số cách chọn ngẫu nhiên 3 học sinh trong 40 học sinh.

    Suy ra số phần tử không gian mẫu là |\Omega| = C_{40}^{3} = 9880.

    Gọi A là biến cố ''3 học sinh được chọn không có cặp anh em sinh đôi nào''. Để tìm số phần tử của A, ta đi tìm số phần tử của biến cố \overline{A}, với biến cố \overline{A}3 học sinh được chọn luôn có 1 cặp anh em sinh đôi.

    + Chọn 1 cặp em sinh đôi trong 4 cặp em sinh đôi, có C_{4}^{1} cách.

    + Chọn thêm 1 học sinh trong 38 học sinh, có C_{38}^{1} cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố \overline{A}\left| \Omega_{\overline{A}} ight| =
C_{4}^{1}.C_{38}^{1} = 152.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = 9880 - 152 =
9728.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{9728}{9880} =
\frac{64}{65}.

  • Câu 18: Nhận biết
    Tính xác suất để 3 quả cầu lấy được đều màu xanh.

    Từ một hộp chứa 7 quả cầu màu đỏ và 5 quả cầu màu xanh, lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 quả cầu. Tính xác suất để 3 quả cầu lấy được đều màu xanh.

    Hướng dẫn:

    Gọi A là biến cố: “lấy được 3 quả cầu màu xanh”.

    Ta có P(A) = \frac{C_{5}^{3}}{C_{12}^{3}}
= \frac{1}{22}.

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác suất để 3 người được chọn không có cặp vợ chồng nào là bao nhiêu?

    Trong một buổi liên hoan có 10 cặp nam nữ, trong đó có 4 cặp vợ chồng. Chọn ngẫu nhiên 3 người để biểu diễn một tiết mục văn nghệ. Xác suất để 3 người được chọn không có cặp vợ chồng nào là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Không gian mẫu là số cách chọn ngẫu nhiên 3 người trong 20 người.

    Suy ra số phần tử không gian mẫu là |\Omega| = C_{20}^{3} = 1140.

    Gọi A là biến cố ''3 người được chọn không có cặp vợ chồng nào''. Để tìm số phần tử của A, ta đi tìm số phần tử của biến cố \overline{A}, với biến cố \overline{A}3 người được chọn luôn có 1 cặp vợ chồng.

    + Chọn 1 cặp vợ chồng trong 4 cặp vợ chồng, có C_{4}^{1} cách.

    + Chọn thêm 1 người trong 18 người, có C_{18}^{1} cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố \overline{A}\left| \Omega_{\overline{A}} ight| =
C_{4}^{1}.C_{18}^{1} = 72.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = 1140 - 72 =
1068.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{1068}{1140} =
\frac{89}{95}.

  • Câu 20: Vận dụng
    Xác suất để hai số được ó chữ số hàng đơn vị giống nhau là bao nhiêu?

    Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Chọn ngẫu nhiên đồng thời hai số từ tập hợp S. Xác suất để hai số được ó chữ số hàng đơn vị giống nhau là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Số phần tử của tập S9.10 = 90.

    Không gian mẫu là chọn ngẫu nhiên 2 số từ tập S.

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{90}^{2} = 4005.

    Gọi X là biến cố ''Số được ó chữ số hàng đơn vị giống nhau''. Ta mô tả không gian của biến cố X nhưu sau

    ● Có 10 cách hữ số hàng đơn vị (chọn từ các chữ số \left\{ 0;\ 1;\ 2;\
3;...;\ 9 ight\}).

    ● Có C_{9}^{2} cách chọn hai chữ số hàng chục (chọn từ các chữ số \left\{ 1;\
2;\ 3;...;\ 9 ight\}).

    Suy ra số phần tử của biến cố X\left| \Omega_{X} ight| = 10.C_{9}^{2}
= 360.

    Vậy xác suất cần tính P(X) = \frac{\left|
\Omega_{X} ight|}{|\Omega|} = \frac{360}{4005} =
\frac{8}{89}..

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo