Luyện tập Hệ thức lượng trong tam giác (Trung bình)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính độ dài cạnh b

    Cho \Delta
ABCB = 60^{0},a = 8,c =
5. Độ dài cạnh b bằng:

    Hướng dẫn:

    Ta có: b^{2} = a^{2} + c^{2} - 2ac\cos
B = 8^{2} + 5^{2} - 2.8.5.cos60^{0}
= 49 \Rightarrow b =
7.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính số đo góc A

    Cho \Delta
ABC\widehat{C} =
45^{0},\widehat{B} = 75^{0}. Số đo của góc A là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: \widehat{A} + \widehat{B} +
\widehat{C} = 180^{0} \Rightarrow
\widehat{A} = 180^{0} - \widehat{B} - \widehat{C} = 180^{0} - 75^{0} - 45^{0} = 60^{0}.

  • Câu 3: Nhận biết
    Tính độ dài bán kính đường tròn nội tiếp

    Cho \Delta
ABCS = 10\sqrt{3}, nửa chu vi p = 10. Độ dài bán kính đường tròn nội tiếp r của tam giác trên là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: S = pr \Rightarrow r = \frac{S}{p} =
\frac{10\sqrt{3}}{10} = \sqrt{3}.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tính diện tích tam giác

    Cho \Delta
ABCa = 4,c = 5,B =
150^{0}. Diện tích của tam giác là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: S_{\Delta ABC} =
\frac{1}{2}a.c.sinB =
\frac{1}{2}.4.5.sin150^{0} = 5.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính số đo góc A

    Cho tam giác ABC thỏa mãn: 2cosA = 1. Khi đó:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 2cosA = 1 \Leftrightarrow \cos A = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat{A}
= 60^{0}.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính độ dài đường cao

    Cho tam giác ABC có b = 7; c = 5, \cos A = \frac{3}{5}. Đường cao h_{a} của tam giác ABC là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bc\cos A
= 7^{2} + 5^{2} - 2.7.5.\frac{3}{5}
= 32 \Rightarrow a = 4\sqrt{2}.

    Mặt khác: sin^{2}A + cos^{2}A = 1
\Rightarrow sin^{2}A = 1 - cos^{2}A = 1 - \frac{9}{25} = \frac{16}{25} \Rightarrow
\sin A = \frac{4}{5} (Vì \sin A
> 0).

    Mà: S_{\Delta ABC} = \frac{1}{2}b.c.sinA
= \frac{1}{2}a.h_{a} \Rightarrow
h_{a} = \frac{bc\sin A}{a} = \frac{7.5.\frac{4}{5}}{4\sqrt{2}} =
\frac{7\sqrt{2}}{2}.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn công thức đúng

    Cho tam giác ABC, chọn công thức đúng trong các đáp án sau:

    Hướng dẫn:

    Ta có: m_{a}^{2} = \frac{b^{2} +
c^{2}}{2} - \frac{a^{2}}{4} =
\frac{2b^{2} + 2c^{2} - a^{2}}{4}.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tìm công thức sai

    Cho tam giác ABC. Tìm công thức sai:

    Hướng dẫn:

    Ta có: \frac{a}{\sin A} = \frac{b}{\sin
B} = \frac{c}{\sin C} = 2R.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn công thức đúng

    Chọn công thức đúng trong các đáp án sau:

    Hướng dẫn:

    Ta có: S = \frac{1}{2}bc\sin A = \frac{1}{2}ac\sin B = \frac{1}{2}ab\sin
C.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính độ dài cạnh c

    Cho tam giác ABC có a = 8,b = 10, góc C bằng 60^{0} . Độ dài cạnh c là ?

    Hướng dẫn:

    Ta có: c^{2} = a^{2} + b^{2} -
2a.b.cosC = 8^{2} + 10^{2} -
2.8.10.cos60^{0} = 84 \Rightarrow c
= 2\sqrt{21}.

  • Câu 11: Vận dụng
    Sau 2 giờ, hai tàu cách nhau bao nhiêu km

    Hai chiếc tàu thuỷ cùng xuất phát từ vị trí A, đi thẳng theo hai hướng tạo với nhau một góc 60^{0}. Tàu thứ nhất chạy với tốc độ 30\ km/h, tàu thứ hai chạy với tốc độ 40\ km/h. Hỏi sau 2 giờ hai tàu cách nhau bao nhiêu km?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Sau 2h quãng đường tàu thứ nhất chạy được là: S_{1} = 30.2 = 60\
km.

    Sau 2h quãng đường tàu thứ hai chạy được là: S_{2} = 40.2 = 80\
km.

    Vậy: sau 2h hai tàu cách nhau là: S = \sqrt{{S_{1}}^{2} + {S_{2}}^{2} -
2S_{1}.S_{2}.cos60^{0}} =
20\sqrt{13}.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khoảng cách AB

    Từ một đỉnh tháp chiều cao CD = 80\ m, người ta nhìn hai điểm AB trên mặt đất dưới các góc nhìn là 72^{0}12'34^{0}26' so với phương nằm ngang. Ba điểm A,B,D thẳng hàng. Tính khoảng cách AB (chính xác đến hàng đơn vị)?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Trong tam giác vuông CDA: tan72^{0}12' = \frac{CD}{AD} \Rightarrow AD = \frac{CD}{tan72^{0}12'}
= \frac{80}{tan72^{0}12'} \simeq 25,7.

    Trong tam giác vuông CDB: tan34^{0}26' = \frac{CD}{BD} \Rightarrow BD =
\frac{CD}{tan34^{0}26'} =
\frac{80}{tan34^{0}26'} \simeq 116,7.

    Suy ra: khoảng cách AB = 116,7 - 25,7 =
91\ m.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính khoảng cách AB

    Khoảng cách từ A đến B không thể đo trực tiếp được vì phải qua một đầm lầy. Người ta xác định được một điểm Cmà từ đó có thể nhìn được ABdưới một góc 56^{0}16'. Biết CA = 200\ m, CB = 180\ m. Khoảng cách AB gần nhất với kết quả nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có: AB^{2} = CA^{2} + CB^{2} -
2CB.CA.cosC = 200^{2} + 180^{2} -
2.200.180.cos56^{0}16' \simeq
32416 \Rightarrow AB \simeq 180.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp

    Một tam giác có ba cạnh là 52,56,60. Bán kính đường tròn ngoại tiếp là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: p = \frac{a + b + c}{2} = \frac{52 + 56 + 60}{2} = 84.

    Suy ra: S = \sqrt{p(p - a)(p - b)(p -
c)} = \sqrt{84(84 - 52)(84 - 56)(84
- 60)} = 1344.

    S = \frac{abc}{4R} \Rightarrow R =
\frac{abc}{4S} =
\frac{52.56.60}{4.1344} = \frac{65}{2}.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tìm hệ thức đúng

    Tam giác MPQ vuông tại P. Trên cạnh MQ lấy hai điểm E,\ \ F sao cho các góc \widehat{MPE},\ \ \widehat{EPF},\ \
\widehat{FPQ} bằng nhau. Đặt MP =
q,\ \ PQ = m,\ \ PE = x,\ \ PF = y. Trong các hệ thức sau, hệ thức nào đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có \widehat{MPE} = \widehat{EPF} =
\widehat{FPQ} = \frac{\widehat{MPQ}}{3} = 30{^\circ} \Rightarrow \widehat{MPF} = \widehat{EPQ} =
60{^\circ}.

    Theo định lí hàm cosin, ta có

    ME^{2} = AM^{2} + AE^{2} -
2.AM.AE.cos\widehat{MAE}

    = q^{2} + x^{2} -
2qx.cos30{^\circ} = q^{2} + x^{2} -
qx\sqrt{3}

    MF^{2} = AM^{2} + AF^{2} -
2AM.AF.cos\widehat{MAF}

    = q^{2} + y^{2} -
2qy.cos60{^\circ} = q^{2} + y^{2} -
qy

    MQ^{2} = MP^{2} + PQ^{2} = q^{2} +
m^{2}.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính độ dài đoạn phân giác

    Tam giác ABC vuông tại A, có AB =
c,\ \ AC = b. Gọi \mathcal{l}_{a} là độ dài đoạn phân giác trong góc \widehat{BAC}. Tính \mathcal{l}_{a} theo bc.

    Hướng dẫn:

    Ta có BC = \sqrt{AB^{2} + AC^{2}} =
\sqrt{b^{2} + c^{2}}

    Do AD là phân giác trong của \widehat{BAC}

    \Rightarrow BD = \frac{AB}{AC}.DC =
\frac{c}{b}.DC = \frac{c}{b + c}.BC
= \frac{c\sqrt{b^{2} + c^{2}}}{b + c}.

    Theo định lí hàm cosin, ta có

    BD^{2} = AB^{2} + AD^{2} -
2.AB.AD.cos\widehat{ABD} \Leftrightarrow \frac{c^{2}\left( b^{2} + c^{2}
ight)}{(b + c)^{2}} = c^{2} + AD^{2} -
2c.AD.cos45{^\circ}

    \Rightarrow AD^{2} - c\sqrt{2}.AD +
\left( c^{2} - \frac{c^{2}\left( b^{2} + c^{2} ight)}{(b + c)^{2}}
ight) = 0 \Leftrightarrow AD^{2}
- c\sqrt{2}.AD + \frac{2bc^{3}}{(b + c)^{2}} = 0.

    \Rightarrow AD = \frac{\sqrt{2}bc}{b +
c} hay \mathcal{l}_{a} =
\frac{\sqrt{2}bc}{b + c}.

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính chiều cao của tháp

    Giả sử CD =
h là chiều cao của tháp trong đó C là chân tháp. Chọn hai điểm A,B trên mặt đất sao cho ba điểm A,BC thẳng hàng. Ta đo được AB = 24m, \widehat{CAD} = 63^{0},\widehat{CBD} =
48^{0}.

    Chiều cao h của tháp gần với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định lí sin vào tam giác ABD, ta có \frac{AD}{\sin\beta} = \frac{AB}{\sin
D}.

    Ta có \alpha = \widehat{D} +
\beta nên \widehat{D} = \alpha -
\beta = 63^{0} - 48^{0} = 15^{0}.

    Do đó AD = \frac{AB.sin\beta}{\sin(\alpha
- \beta)} = \frac{24.sin48^{0}}{sin15^{0}} \approx 68,91m.

    Trong tam giác vuông ACD,h = CD = AD.sin\alpha \approx
61,4m.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính chiều cao của tòa nhà

    Trên nóc một tòa nhà có một cột ăng-ten cao 5m. Từ vị trí quan sát A cao 7m so với mặt đất, có thể nhìn thấy đỉnh B và chân C của cột ăng-ten dưới góc 50^{0}40^{0} so với phương nằm ngang.

    Chiều cao của tòa nhà gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Từ hình vẽ, suy ra \widehat{BAC} =
10^{0}\widehat{ABD} = 180^{0} -
\left( \widehat{BAD} + \widehat{ADB} ight) = 180^{0} - \left( 50^{0} + 90^{0} ight) =
40^{0}.

    Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC, ta có \frac{BC}{\sin\widehat{BAC}} =
\frac{AC}{\sin\widehat{ABC}} \overset{}{ightarrow}AC =
\frac{BC.sin\widehat{ABC}}{\sin\widehat{BAC}} =
\frac{5.sin40^{0}}{sin10^{0}} \approx 18,5m.Trong tam giác vuông ADC, ta có \sin\widehat{CAD} =
\frac{CD}{AC}\overset{}{ightarrow}CD = AC.sin\widehat{CAD} =
11,9m. Vậy CH = CD + DH = 11,9 + 7 = 18,9m.

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính chiều cao của ngọn tháp

    Xác định chiều cao của một tháp mà không cần lên đỉnh của tháp. Đặt kế giác thẳng đứng cách chân tháp một khoảng CD = 60m, giả sử chiều cao của giác kế là OC = 1m.Quay thanh giác kế sao cho khi ngắm theo thanh ta nhình thấy đỉnh A của tháp. Đọc trên giác kế số đo của góc \widehat{AOB} = 60^{0}. Chiều cao của ngọn tháp gần với giá trị nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Tam giác OAB vuông tại B,\tan\widehat{AOB} = \frac{AB}{OB} \Rightarrow AB = tan60^{0}.OB =
60\sqrt{3}m.

    Vậy chiếu cao của ngọn tháp là h = AB +
OC = \left( 60\sqrt{3} + 1 ight)\ m.

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính độ cao của ngọn núi so với mặt đất

    Từ hai vị trí AB của một tòa nhà, người ta quan sát đỉnh C của ngọn núi. Biết rằng độ cao AB = 70m, phương nhìn AC tạo với phương nằm ngang góc 30^{0}, phương nhìn BC tạo với phương nằm ngang góc 15^{0}30'. Ngọn núi đó có độ cao so với mặt đất gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Từ giả thiết, ta suy ra tam giác ABC\widehat{CAB} = 60^{0},\ \ \widehat{ABC} =
105^{0}30'c = 70. Khi đó \widehat{A} + \widehat{B} +
\widehat{C} = 180^{0} \Leftrightarrow \widehat{C} = 180^{0} - \left(
\widehat{A} + \widehat{B} ight) =
180^{0} - 165^{0}30' = 14^{0}30'.

    Theo định lí sin, ta có \frac{b}{\sin B}
= \frac{c}{\sin C} hay \frac{b}{sin105^{0}30'} =
\frac{70}{sin14^{0}30'}

    Do đó AC = b =
\frac{70.sin105^{0}30'}{sin14^{0}30'} \approx 269,4m.

    Gọi CH là khoảng cách từ C đến mặt đất. Tam giác vuông ACH có cạnh CH đối diện với góc 30^{0} nên

    CH = \frac{AC}{2} = \frac{269,4}{2} =
134,7\ m. Vậy ngọn núi cao khoảng 135m.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (10%):
    2/3
  • Vận dụng (50%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo